Nhiều tập đoàn công nghệ lớn đang đầu tư vào ngành bán dẫn tại Việt Nam
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết tại họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 4/5.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, các tập đoàn công nghệ lớn của Hoa Kỳ tiêu biểu đang đầu tư vào Việt Nam như: Intel, Amkor trong mảng đóng gói, kiểm thử; Marvell, Qorvo, Qualcomm trong mảng thiết kế; Synopsys, Cadence trong việc cung cấp công cụ thiết kế chip…Gần đây, lãnh đạo NVIDIA (tập đoàn đa quốc gia chuyên phát triển bộ xử lý đồ họa và công nghệ chipset cho các máy trạm, máy tính cá nhân và các thiết bị di động) đã liên tục thăm Việt Nam và cam kết hợp tác về trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn. Theo đó, việc hợp tác của tập đoàn này bao gồm xây dựng các trung tâm siêu tính toán tại Việt Nam, đào tạo nhân lực AI và công nghiệp bán dẫn, phát triển hệ sinh thái cho nghiên cứu phát triển và khởi nghiệp về AI.
Trả lời báo chí về việc một số lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam nhưng sau đó lại có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung khẳng định thu hút đầu tư, khả năng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn là một trong 3 đột phá mà nghị quyết của Đảng đã xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII. Việt Nam đã rất cố gắng để vận động, thu hút đầu tư của nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, điện tử bán dẫn…Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ đầu tư ở Việt Nam mà còn đầu tư ở rất nhiều quốc gia khác nhau, nên việc đầu tư vào Việt Nam hay đầu tư ở quốc gia khác là bình thường. Việc đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính gồm:
Yếu tố khách quan (tình hình địa chính trị - kinh tế thế giới, khu vực và Việt Nam, xu hướng đầu tư và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, các vấn đề về an ninh); yếu tố chủ quan (từ phía doanh nghiệp, nhà đầu tư như chiến lược đầu tư, mục tiêu đầu tư, phát triển, đánh giá mức độ phù hợp của từng địa bàn, từng khu vực, các nguồn lực triển khai);
yếu tố liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, bao gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. Theo Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, hiện Việt Nam đang tập trung vào yếu tố liên quan đến sự sẵn sàng trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Cụ thể, về thể chế, Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho các công ty, tập đoàn công nghệ, trong đó có ngành bán dẫn điện tử, chíp...Các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng các ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
Về cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không, hạ tầng liên quan đến phục vụ sản xuất trong các ngành. Gần đây, Quy hoạch điện VIII cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm ưu tiên cung cấp điện ổn định cho các dự án đầu tư và hướng tới phát triển năng lượng bền vững.Cùng đó, Việt Nam đang tập trung phát triển các khu công nghệ cao, đặc biệt là Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, để tạo môi trường, thể chế vượt trội, tạo điều kiện tốt nhất cho các tập đoàn nước ngoài đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
Về nguồn nhân lực, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn. Bên cạnh đó, Việt Nam có các cơ quan có năng lực đào tạo, nghiên cứu, các trường đại học uy tín… như Viettel, VNPT, FPT, CMC… Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, bảo đảm cung cấp 50.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành bán dẫn đến năm 2030. "Với vị trí địa lý thuận lợi cho các nhà đầu nước ngoài, Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp. Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ, đầu tư kinh doanh trong chuỗi cung ứng ngành bán dẫn tại Việt Nam", Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết. Theo dự báo, thị trường chip bán dẫn sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào năm 2030. Hiện ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn đang đóng vai trò quan trọng, định hình sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế toàn cầu; thúc đẩy xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển dựa vào tri thức của toàn cầu. Ở chiều ngược lại, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và sự phát triển của công nghiệp điện tử là chỗ dựa mạnh mẽ công nghiệp vi mạch bán dẫn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Để các tập đoàn, công ty công nghệ, ngành bán dẫn, chip đầu tư vào Việt Nam
18:08' - 04/05/2024
Việt Nam đang nghiên cứu cơ chế đặc thù ưu đãi hấp dẫn các tập đoàn, công ty, đặc biệt là công ty công nghệ, các ngành bán dẫn, điện tử, chip… Các ngành này hiện đang được áp dụng ưu đãi tốt nhất.
-
DN cần biết
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
14:51' - 04/05/2024
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.
-
DN cần biết
Cuộc đua dẫn đầu thế giới về sản xuất chất bán dẫn có thêm đối thủ "đáng gờm"
10:00' - 27/04/2024
Ngày 26/4, Chính phủ Canada đã công bố đầu tư trị giá gần 60 triệu CAD (43,8 triệu USD) để sản xuất chất bán dẫn, một công nghệ trong thiết bị điện tử và được sử dụng để phát triển trí tuệ nhân tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ nhận trách nhiệm chậm hoàn thành thủ tục đất đai tại Khu công nghiệp VSIP
21:18'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết, việc chậm trễ trong quá trình hỗ trợ làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận cho nhà đầu tư VSIP là trách nhiệm của thành phố Cần Thơ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đã sẵn sàng triển khai chính quyền địa phương hai cấp
19:37'
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà mong muốn sẽ tận dụng và thúc đẩy quản trị số và hiện đại hóa hoạt động điều hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đấu tranh chống hàng giả đã có kết quả nhưng còn diễn biến phức tạp
18:15'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV: Mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên cần có chiến lược dài hạn
17:52'
Bên lề kỳ họp, nhiều đại biểu cho rằng, kinh tế Việt Nam có thể vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tài sản công dôi dư và quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực
17:19'
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Xử lý tài sản công dôi dư và quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương hút “đại bàng” công nghệ
16:47'
Từng được biết đến như thủ phủ công nghiệp của cả nước, Bình Dương nay đang bước vào một giai đoạn phát triển mới: chuyển mình từ sản xuất truyền thống sang công nghệ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bứt phá hạ tầng và giáo dục từ hai dự án lớn
14:57'
Ngày 17/6, UBND tỉnh Bình Dương cho biết địa phương chuẩn bị khởi công hai dự án trọng điểm gồm tuyến đường Vành đai 4 đoạn cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn và Tổ hợp giáo dục FPT tại thành phố Tân Uyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp có cơ hội khôi phục và phát triển
14:42'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 17/6, Quốc hội làm việc với nhiều nội dung trọng tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách 126 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
14:30'
Ngày 16/6/2025, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025.