AMRO nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025
Bernama - Hãng Thông tấn quốc gia của Malaysia và tờ The Business Times ngày 23/7 dẫn báo cáo của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) cho biết, các nền kinh tế trong khối ASEAN được dự báo sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định lần lượt là 4,4% trong năm 2025 và 4,2% vào năm 2026, bất chấp môi trường toàn cầu đầy thách thức.
Mức dự báo tăng trưởng năm 2025 của khu vực đã được điều chỉnh giảm nhẹ so với con số 4,7% được AMRO đưa ra hồi tháng 4/2025. Lý giải về điều này, nhà kinh tế trưởng của AMRO, ông Dong He, cho biết nguyên nhân chính đến từ tác động của chính sách thuế quan của Mỹ.
Trái ngược với xu hướng điều chỉnh giảm của khu vực, AMRO đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2025 của kinh tế Việt Nam lên 7%, cao hơn mức 6,5% đưa ra hồi tháng 4/2025.
Sự điều chỉnh tích cực này dựa trên kết quả kinh tế hết sức khả quan của Việt Nam trong nửa đầu năm. Cụ thể, GDP trong 6 tháng đầu năm 2025 của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 7,52%, mức cao nhất trong nhiều năm, nhờ tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và sự phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.
Ông Dong He cho rằng Việt Nam có đủ dư địa chính sách để hỗ trợ nền kinh tế khi cần. Các cải cách nhằm cải thiện môi trường đầu tư và hạ tầng cũng đang giúp Việt Nam củng cố vị thế vững chắc hơn.
Chuyên gia này khuyến nghị, ngoài các mục tiêu ngắn hạn, Việt Nam cần tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn với các nền kinh tế trong khu vực để thu hút hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Về sức tăng trưởng kinh tế của ASEAN, ông Dong He nhấn mạnh những thế mạnh cốt lõi của ASEAN sẽ giúp khu vực vượt qua các thách thức. Theo ông, sức bật của khu vực được củng cố bởi ba trụ cột chính gồm nhu cầu nội địa mạnh mẽ, nền tảng kinh tế ngày càng đa dạng và dư địa chính sách để ứng phó linh hoạt.
Ông cũng lưu ý rằng một số ngân hàng trung ương trong khu vực đã nới lỏng chính sách tiền tệ, trong khi các chính phủ triển khai các biện pháp tài khóa có mục tiêu để hỗ trợ những lĩnh vực bị ảnh hưởng.
Báo cáo của AMRO chỉ rõ những rủi ro tiêu cực vẫn còn hiện hữu, đặc biệt là sự khó lường trong các chính sách thương mại của Mỹ.
Trong một kịch bản bất lợi, nếu căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang, AMRO ước tính tăng trưởng kinh tế của ASEAN có thể giảm xuống dưới 3% vào năm 2026, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (không tính giai đoạn đại dịch).
Kịch bản này giả định các nền kinh tế liên kết với Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS phải đối mặt với mức thuế bổ sung 10%, và các ngành trọng yếu như bán dẫn, dược phẩm bị áp thuế 25%.
Theo ông Dong He, chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu đang tạo ra động lực mới, thúc đẩy ASEAN tăng cường hội nhập sâu rộng hơn. Trong môi trường hiện tại, hội nhập ASEAN không chỉ là điều mong muốn mà còn là điều thiết yếu.
Các lĩnh vực trọng tâm bao gồm thúc đẩy dòng vốn đầu tư nội khối, tăng cường kết nối hạ tầng và khai thác tiềm năng thương mại. Dù thương mại nội khối hiện chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiềm năng liên kết đầu tư vẫn còn rất lớn.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Nhận định mới nhất của ADB về triển vọng kinh tế Việt Nam
11:11' - 23/07/2025
Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng vẫn sẽ vững vàng trong năm 2025 và 2026, mặc dù tăng trưởng có thể chững lại trong ngắn hạn do áp lực từ thuế quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Thế giới đánh giá tốt về hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam
10:55' - 23/07/2025
Theo Báo cáo của WB, hiệu quả quản lý nợ tổng thể được đánh giá là tốt và khẳng định đã có những tiến triển tích cực về khuôn khổ pháp luật kể từ khi Luật Quản lý nợ công mới được ban hành năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02' - 22/07/2025
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo
21:32' - 23/07/2025
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Công điện số 118/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 233/NQ-CP ngày 10/12/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhu cầu vật liệu tăng cao tại các công trình trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh
21:25' - 23/07/2025
Nhu cầu vật liệu xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2025 – 2026 tăng cao, đặc biệt với đá xây dựng, cát và đất san lấp phục vụ các dự án hạ tầng quy mô lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Senegal
20:05' - 23/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Senegal El Malick Ndiaye đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Senegal.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
19:08' - 23/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 120/CĐ-TTg ngày 23/7/2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo điểm nghẽn phát triển năng lượng xanh
18:31' - 23/07/2025
Năng lượng tái tạo được xác định là động lực then chốt cho tăng trưởng xanh, nhưng vẫn đối mặt nhiều điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng và cơ chế đầu tư, cần sớm tháo gỡ để bứt phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
18:25' - 23/07/2025
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông dòng vốn mới để hiện thực mục tiêu tăng trưởng hai con số
16:04' - 23/07/2025
Việc sớm có các giải pháp khơi thông nguồn vốn mới là thực sự quan trọng để có thể đáp ứng nhu cầu vốn khổng lồ cho việc hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng hai con số trong giai đoạn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Avestos
15:20' - 23/07/2025
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Avestos (Cộng hòa Liên bang Đức).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới
15:08' - 23/07/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo việc xây dựng các luật đảm bảo đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết.