Ngân hàng Thế giới đánh giá tốt về hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương vừa có buổi tiếp và làm việc với các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) về Kết quả đánh giá quản lý nợ công (DeMPA) năm 2024 của WB đối với Việt Nam.
Từ năm 2024, Đoàn chuyên gia của WB làm việc với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để thực hiện đánh giá DeMPA tại Việt Nam. Mục tiêu nhằm đánh giá thực tiễn quản lý nợ của Việt Nam, đối chiếu với các thông lệ tốt, đồng thời chỉ ra những nội dung cần cải thiện.Theo Báo cáo của WB, hiệu quả quản lý nợ tổng thể được đánh giá là tốt và khẳng định đã có những tiến triển tích cực về khuôn khổ pháp luật kể từ khi Luật Quản lý nợ công mới được ban hành năm 2017, cũng như việc ban hành các quy trình nội bộ để triển khai thực hiện.
Theo WB, các điểm mạnh Việt Nam đã đạt được trong quản lý nợ công như: Xác định rõ thẩm quyền, mục tiêu, mục đích vay nợ cụ thể, có văn bản quy phạm pháp luật quy định cho từng lĩnh vực. Về cơ cấu tổ chức, có sự phối hợp tốt giữa các bên, cán bộ đủ năng lực để quản lý nợ. Chiến lược quản lý nợ có chất lượng tốt, thông tin cơ bản về dư nợ được công bố định kỳ. Kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ được Kiểm toán Nhà nước thực hiện và báo cáo hàng năm, tình hình triển khai, kiến nghị được trình lên Quốc hội và được công bố công khai. Có sự phối hợp với chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Quy trình vay trong nước, vay nước ngoài, bảo lãnh và cho vay lại được tổ chức, hoạch định rõ ràng. Dự báo dòng tiền và quản lý ngân quỹ đã được cải thiện đáng kể. Ghi chép nợ đầy đủ, chính xác và kịp thời đối với cả nợ trong nước và nước ngoài… Dựa trên cơ sở báo cáo này, ông Lars Jassen, chuyên gia trưởng về Quản lý nợ của WB cũng đã đề xuất một số nội dung cần cải thiện như: cần công khai báo cáo Quốc hội về nợ công; kế hoạch vay nợ hàng năm chưa đưa ra các chỉ tiêu cho các chỉ số rủi ro; kiểm toán hoạt động, báo cáo rủi ro tài khoá và phân tích bền vững nợ (DSA) chưa được thực hiện,…. Cùng với các chuyên gia của WB, ông Lars Jassen cũng đã trao đổi về các khuyến nghị nhằm hướng tới mục tiêu tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, chú trọng các giải pháp để đa dạng hóa nguồn vốn vay, nâng cao hoạt động của cơ quan chuyên trách về quản lý nợ…Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, lĩnh vực quản lý nợ công là một trong những lĩnh vực quan trọng cần được để tâm trong tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn mới.
Để đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình huy động vốn ở cả trong và ngoài nước. Mặc khác, cũng cần tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn vốn để đảm bảo mang lại hiệu quả thực chất, bền vững.
“Khi Việt Nam ngày càng phát triển, sẽ không còn ưu đãi trong các nguồn vốn được vay, do đó, sẽ có nhiều khó khăn đặt ra với bài toán huy động vốn. Trong bối cảnh đó, các đánh giá chi tiết và nhất là các khuyến nghị của WB là rất cần thiết với Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh. Thứ trưởng Trần Quốc Phương bày tỏ mong muốn Đoàn chuyên gia của WB sẽ tiếp tục nghiên cứu, nắm bắt sâu hơn, từ đó, đưa ra các tham vấn ở nhiều cấp độ khác nhau; bao gồm từ cấp độ kỹ thuật nghiệp vụ chuyên sâu cho đến những khuyến nghị về chiến lược, giải pháp quản lý; đồng thời, WB tiếp tục làm việc hiệu quả với đầu mối của Bộ Tài chính là Cục Quản lý nợ và Kinh tế đối ngoại, cũng như các đơn vị khác của Bộ Tài chính trên tinh thần hỗ trợ, hợp tác để nâng cao khả năng quản lý nợ công. Hiệu quả quản lý nợ công (DeMPA) là bộ công cụ gồm 15 chỉ số đánh giá hoạt động quản lý nợ của chính phủ. Các chỉ số về hiệu quả được nhóm thành các chức năng quản lý nợ chính gồm có: quản trị và xây dựng chiến lược; phối kết hợp với chính sách tài khóa và tiền tệ; vay nợ và các hoạt động cung cấp tài chính có liên quan; dự báo dòng tiền và quản lý ngân quỹ tồn dư và quản lý rủi ro hoạt động và ghi nhận nợ. Hiệu quả quản lý nợ (DPI) được chấm điểm trên nhiều khía cạnh, theo các mức A, B, C, D. Theo đó: C - đáp ứng yêu cầu tối thiểu, D - không đáp ứng yêu cầu tối thiểu, A - thông lệ/cách làm tốt, B - đạt giữa mức chuẩn tối thiểu và mức tốt, NA (Không áp dụng) - không có quy trình/hệ thống. Đánh giá DeMPA lần đầu với Việt Nam được thực hiện năm 2011, đến nay không còn phù hợp với thực tế. Cập nhật đánh giá DeMPA là hoạt động cần thiết để hỗ trợ triển khai các hoạt động đánh giá tổng thể tình hình triển khai Luật Quản lý nợ công 2017, đo lường các kết quả, tiến bộ trong công tác quản lý nợ và đề xuất các lĩnh vực cần tiếp tục cải thiện.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới kêu gọi minh bạch nợ công toàn cầu
20:25' - 08/07/2025
Giám đốc cấp cao phụ trách Chính sách Phát triển và Quan hệ Đối tác của Ngân hàng Thế giới (WB), kêu gọi tăng cường minh bạch nợ công toàn cầu nhằm ứng phó với những rủi ro ngày càng gia tăng.
-
Tài chính
Căng thẳng thương mại, nợ công đẩy kinh tế thế giới vào "ngã rẽ" nguy hiểm
08:13' - 01/07/2025
Mức nợ công cao và ngày càng tăng đang khiến hệ thống tài chính trở nên mong manh hơn trước biến động lãi suất.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới lo ngại nợ công “trong bóng tối” gia tăng
08:00' - 29/06/2025
WB kêu gọi một sự thay đổi mang tính nền tảng trong cách thức các quốc gia vay nợ, cách các chủ nợ báo cáo cũng như công khai thông tin liên quan đến nợ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông dòng vốn mới để hiện thực mục tiêu tăng trưởng hai con số
16:04'
Việc sớm có các giải pháp khơi thông nguồn vốn mới là thực sự quan trọng để có thể đáp ứng nhu cầu vốn khổng lồ cho việc hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng hai con số trong giai đoạn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Avestos
15:20'
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Avestos (Cộng hòa Liên bang Đức).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới
15:08'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo việc xây dựng các luật đảm bảo đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch hệ sinh thái công nghiệp TP. Hồ Chí Minh theo chuỗi giá trị mới
12:45'
TP. Hồ Chí Minh đã và đang hướng đến mô hình phát triển khu công nghiệp bền vững, với việc triển khai Đề án thí điểm chuyển đổi mô hình hoạt động của một số khu chế xuất - khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội triển khai đề án môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô
11:44'
Đối với sông Tô Lịch, đến thời điểm này, Hà Nội đã nạo vét được hơn 2/3 khối lượng bùn thải dưới lòng sông, đạt xấp xỉ 8.600 m3. Khoảng 3.200 m3 còn lại ở đoạn hạ lưu đang tiếp tục được xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch đồng bộ – Động lực để Phú Thọ phát triển bền vững
10:49'
Không đơn giản là phép cộng cơ học về diện tích và dân số, việc hợp nhất ba tỉnh chính là cuộc "tái cấu trúc không gian phát triển" của một chỉnh thể hành chính mới.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang đầu tư cảng, bến tại Phú Quốc
10:38'
Đảo Phú Quốc, tỉnh An Giang đang trên đà phát triển mạnh mẽ, định hướng trở thành một đặc khu kinh tế năng động, đẳng cấp quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Các loại hình giao thông vận tải diễn ra bình thường, không ghi nhận thiệt hại do bão
09:40'
Lĩnh vực hàng hải và đường thủy, hiện hoạt động khai thác cảng biển và thủy nội đia đang diễn ra bình thường và không ghi nhận thiệt hại do bão số 3 gây ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
08:45'
Hoàn lưu bão số 3 đã gây mưa rất lớn tại vùng núi phía Tây của tỉnh Nghệ An, đồng thời mưa lớn đã và sẽ tiếp tục xảy ra trên thượng nguồn sông Cả thuộc lãnh thổ Lào.