Ấn Độ - Ngôi sao sáng trong BRICS
Kinh tế Ấn Độ trong quý II/2015 tăng trưởng 7%, giảm so với mức 7,5% của quý trước đó. Nhưng mức tăng trưởng này vượt hẳn so với các “cựu ngôi sao” BRICS đang nhanh chóng mờ nhạt như Brazil, nền kinh tế đã rơi vào suy thoái, khi giảm 1,9% trong quý II, sau khi giảm 0,7% trong quý I.
Kinh tế Nga trong quý II cũng sụt giảm 4,6% so với cách đây một năm, mức giảm lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 2009. Riêng Trung Quốc công bố kinh tế tăng trưởng 7% trong hai quý đầu năm, bằng mục tiêu tăng trưởng của cả năm, nhưng các nhà quan sát nghi ngại về số liệu kinh tế Trung Quốc khi lỗ hổng trong bức tranh tăng trưởng của nước này thể hiện trong các thông tin khác.
Chẳng hạn như kết quả khảo sát về hoạt động chế tạo của Trung Quốc cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong tháng 8/2015 với Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) chính thức rớt xuống dưới 50 điểm và là thấp nhất kể từ tháng 8/2012, báo hiệu sự suy giảm hoạt động của các nhà sản xuất lớn.
Nhu cầu toàn cầu yếu hơn tác động mạnh đến các nhà xuất khẩu Ấn Độ, bởi họ thường ít có khả năng cạnh tranh so với các đối tác. Tuy vậy, việc nền kinh tế Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn này chứng minh lĩnh vực dịch vụ đang phát triển và thị trường tiêu dùng trong nước ngày càng tăng.
Trung Quốc, trong nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc quá lớn vào đầu tư và xuất khẩu, đang theo đuổi kế hoạch tương tự. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi của Trung Quốc rất bấp bênh và Ấn Độ dường như làm tốt hơn.
Lĩnh vực dịch vụ chiếm hơn một nửa tổng giá trị nền kinh tế Ấn Độ và 2/3 số doanh nghiệp dịch vụ có tăng trưởng trong quý II vừa qua.
Nhà kinh tế toàn cầu Jay Bryson của Wells Fargo Securities lưu ý định hướng tương đối của nền kinh tế Ấn Độ đối với lĩnh vực dịch vụ nhìn chung tốt trong môi trường kinh tế tài chính toàn cầu biến động hiện nay.
Nền kinh tế với số lượng người tiêu dùng lớn thứ hai thế giới có thể chưa sẵn sàng trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu nhưng Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley đã đúng khi tuyên bố đây là lúc Ấn Độ cần nắm lấy cơ hội đẩy nhanh cải cách cơ cấu để có thể tranh thủ được những cơ hội trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là thách thức đối thủ Trung Quốc.
Trong khi giá hàng hóa giảm, hầu hết đồng tiền của các thị trường mới nổi đã giảm mạnh. Quyết định của Bắc Kinh phá giá đồng NDT đã làm xuất hiện nguy cơ cuộc chiến tiền tệ. Các nước như Indonesia và Malaysia đã chứng kiến đồng nội tệ giảm giá sâu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, đưa chi phí nhập khẩu lên cao, trong khi đẩy tăng trưởng xuống thấp.
Trong khi đó, nhờ được cách ly tương đối với những biến động trên thị trường toàn cầu, đồng rupee của Ấn Độ phần nào được bảo vệ, chỉ giảm khoảng 4% giá trị so với đồng bạc xanh kể từ tháng 5/2015.
Viên Thị Luyến (P/v TTXVN tại Ottawa)
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Doanh số thương mại điện tử tăng lần đầu tiên kể từ năm 2021
20:58' - 23/01/2025
Các nhà bán lẻ trực tuyến của nước này đã ghi nhận doanh thu tăng nhẹ lần đầu tiên kể từ năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Thụy Sĩ đưa đậm nét việc Việt Nam - Thụy Sĩ nâng cấp quan hệ Đối tác toàn diện
13:36' - 23/01/2025
Trang tin Nau.ch dẫn bài viết của hãng thông tấn Keystone SDA có nhan đề “Thụy Sĩ và Việt Nam muốn tăng cường đối thoại”.
-
Kinh tế Thế giới
EU kêu gọi tăng cường ngoại giao khí hậu sau khi Mỹ rút lui
12:48' - 23/01/2025
Theo Ủy viên phụ trách vấn đề khí hậu của EU Wopke Hoekstra, châu Âu cần tăng cường vai trò ngoại giao về khí hậu, sau khi Tổng thống Mỹ một lần nữa rút khỏi nỗ lực toàn cầu chống suy thoái khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Năng lượng Mặt Trời lần đầu tiên vượt than đá trong cung cấp điện năng ở EU
12:46' - 23/01/2025
Lần đầu tiên năng lượng Mặt Trời đã vượt qua than đá trong cơ cấu cung cấp điện của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ điều chuyển 20 quan chức Bộ Tư pháp - Đề cử tân đại sứ tại EU
12:44' - 23/01/2025
Theo các nguồn thạo tin, chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện tái cấu trúc lớn tại Bộ Tư pháp, với việc điều chuyển khoảng 20 luật sư cấp cao sang các vị trí mới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ giữa năm 2023
11:23' - 23/01/2025
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý II/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ giữa năm 2023
11:00' - 23/01/2025
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý II/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Aramco: Nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2025
08:24' - 23/01/2025
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ đạt 106 triệu thùng/ngày trong năm nay, sau khi ghi nhận mức trung bình khoảng 104,6 triệu thùng/ngày trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn LNG/năm với Ấn Độ
08:15' - 23/01/2025
Tập đoàn dầu khí quốc gia Argentina YPF đã ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn khí hóa lỏng/năm với 3 công ty của Ấn Độ, cũng như hợp tác trong lĩnh vực lithium, khoáng sản và thăm dò hydrocarbon.