Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách đón Tết của người Việt
Đối với người Việt Nam, Tết cổ truyền là nét đẹp văn hóa ngàn đời của dân tộc. Tết được người Việt cung đón theo các lễ nghi rất đa dạng, tùy theo phong tục địa phương và sức ảnh hưởng của tôn giáo.
Nhưng nhìn chung, ngoài các nét văn hóa dân gian, hình thức đón Tết của người Việt còn phản ánh văn hóa Phật giáo. Nói cách khác, tín ngưỡng Phật giáo có nhiều ảnh hưởng trong đời sống và thể hiện trong cách đón Tết của người Việt.
Qua hơn 2000 năm hiện diện trên đất nước Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc, đạo Phật trở thành một tôn giáo của dân tộc. Đạo Phật từng bước hóa thân, hòa nhập vào đời sống tinh thần của người Việt, trở thành nguồn gốc của một số giá trị văn hóa, thông qua việc cải biến nội dung giáo lý, niềm tin tín ngưỡng, hình thức tổ chức.
Theo phong tục Việt Nam, Tết cổ truyền là lễ hội quan trọng nhất, phổ biến nhất, được chuẩn bị chu đáo nhất và có thời gian dài nhất. Bước vào tháng Chạp, tức tháng 12 âm lịch, không khí chuẩn bị Tết đã bắt đầu và có khi kéo dài đến hết tháng Giêng. Trong dịp lễ đặc biệt này, không chỉ có các phật tử, nhiều người Việt vẫn duy trì nhiều tục lệ, thói quen theo tín ngưỡng của đạo Phật.
Trước hết, sau thời khắc giao thừa, các phật tử cũng như người dân thường lựa chọn chùa làm nơi đầu tiên để đến cầu nguyện, mong bình an và những điều may mắn cho bản thân và gia đình. Họ tin rằng Phật và các Bồ tát là những bậc siêu phàm, luôn từ bi thương xót chúng sinh và sẽ phù hộ họ khi họ thành tâm cầu nguyện.
Thiết thực hơn, lễ chùa đầu năm là cơ hội quý báu để mỗi người trải nghiệm tâm linh, hòa mình vào không khí thiêng liêng đầu năm ở chốn thiền môn thanh tịnh, giúp tâm hồn con người thấy nhẹ nhàng, thư thái.
Người Việt cũng thường có tâm lý xin “lộc chùa” mang về, gọi là lộc đầu năm may mắn. Tập tục “hái lộc” trước đây diễn ra ở đình và chùa, nhưng hiện nay hầu như chỉ ở chùa. Các chùa ngày xưa thường có nhiều cây lớn với cành lá sum suê nên việc hái lộc ít ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và môi trường.
Ngày nay, người dân cũng thay đổi thói quen bằng cách hoan hỷ nhận những “lộc chùa” khác được nhà chùa chuẩn bị mang tính biểu tượng, như cành hoa, tấm thiệp ghi câu Phật dạy, bao lì xì nhỏ, túi bánh kẹo… Dù hình thức đã thay đổi nhưng ý nghĩa của nó vẫn là bày tỏ niềm hy vọng có được phúc lộc và may mắn từ nơi linh thiêng mang về nhà trong năm mới.
Một trong những ảnh hưởng nổi bật nhất của tín ngưỡng Phật giáo trong cách đón Tết của người Việt Nam là hoạt động cầu an đầu năm. Bên cạnh việc lễ Phật đầu năm, nhiều người còn nhờ nhà chùa làm lễ cầu an. Phong tục này thường diễn ra từ mùng 4 đến Rằm tháng Giêng.
Những năm gần đây, người Việt có thêm một phong tục ngày càng phổ biến là “hành hương thập tự”. Qua ngày mùng 1 Tết, nhà chùa hoặc các đơn vị tổ chức cho phật tử và nhân dân đi thăm viếng, lễ Phật và cúng dường các chùa, tạo cơ hội cho phật tử gieo duyên, làm phước đầu năm theo đúng tinh thần nhân quả.
Ngoài ra, một số chùa và các thiền viện cũng mở các khóa tu đầu năm cho những người muốn tận dụng kỳ nghỉ để tu học Phật pháp, tìm hiểu Phật học, từ đó mà tu tâm dưỡng tính và cầu nguyện bình an…
Có thể thấy cách đón Tết của người Việt phong phú và chịu ảnh hưởng văn hóa tôn giáo. Phật giáo khi truyền vào Việt Nam đã tiếp biến văn hóa bản địa và dung hòa với các loại tín ngưỡng khác, đồng hành cùng dân tộc qua nhiều thăng trầm của lịch sử và được nhân dân tin tưởng.
Những phong tục, tín ngưỡng nơi cửa Phật đã góp phần làm phong phú và tô điểm thêm nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán./.
>>Sáng mùng 1 Tết và những phong tục cổ truyền
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tết Tân Sửu - tìm hiểu ý nghĩa hình tượng con trâu trong tranh dân gian Đông Hồ
16:06' - 11/02/2021
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người dân thường có xu hướng chọn những bức tranh đẹp nhất để trang trí ngôi nhà của mình ngày Tết.
-
Đời sống
Bàn thờ gia tiên - nơi hội tụ những giá trị thiêng liêng của Tết
13:39' - 11/02/2021
Tết là một dịp để người Việt tỏ lòng thành kính với tổ tiên, hằng mong các vị tiền nhân cùng con cháu đón một mùa xuân mới an khang, thịnh vượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội yêu cầu các trường bảo đảm an toàn cho học sinh trở lại lớp
16:42'
Chiều 26/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản gửi các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã... chuẩn bị các điều kiện bảo đảm an toàn khi học sinh đi học trở lại.
-
Kinh tế & Xã hội
Cua Năm Căn Cà Mau và Lẩu mắm U Minh vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam
16:26'
Ngày 26/2, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Hội Kỷ lục gia Việt Nam vừa thông báo về kết quả hành trình tìm kiếm và quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam 2020-2021.
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy tại chung cư Mipec Long Biên
15:44'
Sáng 26/2, một đám cháy bất ngờ bùng phát tại căn hộ tầng 9, tòa nhà B thuộc chung cư Mipec Long Biên (phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội).
-
Kinh tế & Xã hội
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao kỹ năng và thái độ làm việc của kỹ sư Việt Nam
15:21'
Chia sẻ với Phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ông Iri Kazuaki, Giám đốc công ty Dentsu Nhật Bản cho biết các kỹ sư Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động của công ty thời gian qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh: Hơn 97% công nhân trở lại thành phố làm việc
14:38'
Ngày 26/2, ông Huỳnh Anh Tuấn, Chủ tịch Công đoàn các Khu chế xuất, Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, tỷ lệ công nhân trở lại thành phố làm việc sau Tết đạt hơn 97%.
-
Kinh tế & Xã hội
Sử dụng "hộ chiếu vaccine" đang gây chia rẽ cộng đồng quốc tế
14:37'
Ý tưởng về việc sử dụng "hộ chiếu vaccine", theo đó cho phép những người đã tiêm chủng vaccine COVID-19 được tự do đi lại, đang gây chia rẽ cộng đồng quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ hoàn thành 50% mục tiêu vaccine COVID-19 trong thời gian ngắn
10:11'
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25/2 bày tỏ vui mừng khi chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại nước này đã hoàn thành 50% mục tiêu chỉ trong khoảng 1/3 thời gian đã đề ra.
-
Kinh tế & Xã hội
35 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax giai đoạn 2
09:59'
Sáng 26/2, tại Hà Nội, Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) tiếp tục tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax giai đoạn 2 cho 35 tình nguyện viên đầu tiên.
-
Kinh tế & Xã hội
Nguyên nhân chậm trễ trong chiến dịch tiêm phòng tại Bỉ
08:40'
Chuyên gia tại Brussels đặt vấn đề: “Thật nghịch lý khi vaccine được sản xuất ở Bỉ lại dễ dàng được chuyển đến Vương quốc Anh hoặc Israel hay những nơi khác trên thế giới hơn là ở Bỉ”.