Ảnh hưởng về kinh tế của dịch bệnh do virus Corona mới có thể tồi tệ hơn SARS (Phần 1)
Trong khi nếu người ta xem xét tình trạng nền kinh tế Trung Quốc ngày nay so với năm 2003, những mối liên hệ của dịch bệnh đối với khu vực và thế giới, cũng như tầm quan trọng về kinh tế của bản thân thành phố Vũ Hán, thì đây vẫn chỉ là những ngày ban đầu – chưa đến 1 tháng kể từ khi ca đầu tiên nhiễm virus loại này được báo cáo sau ngày đầu năm mới. Tuy nhiên, một kịch bản tồi tệ hơn SARS không thể bị loại trừ.
Trước hết, hãy xem xét bản chất của virus Corona. Trong khi người ta tin rằng loại virus này ít gây chết người hơn SARS, song về mặt tác động y tế, thì nó lại dễ lây lan hơn. Trong khi virus SARS không truyền nhiễm trong thời gian ủ bệnh, thì virus Corona bùng phát ở Vũ Hán có thể truyền nhiễm thậm chí từ người không có triệu chứng gì và có thể ủ bệnh tới hai tuần.
Tốc độ lây lan tăng theo hàm mũ. Ngày 3/1, Chính phủ Trung Quốc thông báo 44 ca nhiễm bệnh. Hai tuần sau, con số đã lên tới gần 200 trường hợp. Đến ngày 21/1, 444 ca mắc bệnh ở tỉnh Hồ Bắc mà Vũ Hán là thủ phủ. Ba ngày sau đó, con số đã tăng tới 830 người, trong đó có 26 người chết. Các nhà nghiên cứu độc lập tin rằng ngay cả những con số được công bố cũng có thể chưa chính xác do hàng nghìn người có triệu chứng mà chưa được chẩn đoán mắc bệnh.
Tính đến sáng 31/1, trên toàn thế giới đã có 9.805 ca nhiễm bệnh ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ và 214 người tử vong vì dịch bệnh này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vì dịch bệnh từ rạng sáng 31/1 (theo giờ Hà Nội).
Dịch SARS đã ảnh hưởng đến 8.000 người trên toàn thế giới và 774 người tử vong trong hơn 7 tháng.
Vũ Hán và một số thành phố khác của Trung Quốc bị phong tỏa với việc cấm người dân đi ra bên ngoài. Trên thực tế, hơn 50 triệu người đã bị cấm đi lại bởi sự cách ly kiểm dịch lớn nhất trong lịch sử. Nhưng khi Năm mới âm lịch đến gần, khoảng 5 triệu người dân Vũ Hán đã rời khỏi thành phố trước khi sự hạn chế được áp đặt. Không ai biết được có bao nhiêu người đã nhiễm bệnh và họ đi đến đâu.
Đòn giáng mạnh vào chi tiêu tiêu dùng
Ảnh hưởng kinh tế của nạn dịch này đã và đang được cảm nhận. Thứ nhất, với bản thân Trung Quốc, nơi thường chi tiêu mạnh trong dịp Năm Mới, mức chi tiêu tiêu dùng của người dân đã giảm mạnh khi hàng chục triệu người cố thủ trong nhà, tránh đi ra ngoài.
Theo nhiều báo cáo, các nhà hàng, trung tâm mua sắm, trung tâm vui chơi giải trí và các công viên chủ đề thông thường tấp nập nhộn nhịp thì giờ đây vắng ngắt – không chỉ ở Vũ Hán và những ở nơi khác của tỉnh Hồ Bắc, mà còn cả ở những thành phố khác của Trung Quốc. Vì vậy, chi tiêu tiêu dùng chịu tổn thất lớn của cuộc khủng hoảng này. Ảnh hưởng này cũng đã xảy ra trong nạn dịch SARS, nhưng lần này tác động kinh tế có khả năng lớn hơn.
Năm 2003, đóng góp của chi tiêu tiêu dùng vào tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc là khoảng 35%. Năm 2018, con số này tăng lên 76% khi Trung Quốc chuyển khỏi mô hình tăng trưởng do đầu tư dẫn dắt. Một số lĩnh vực khác sẽ bị tác động mạnh, bắt đầu với du lịch.
Du lịch bị ảnh hưởng
Du lịch đi ra nước ngoài từ Trung Quốc đã bắt đầu giảm. Các khách sạn, hãng hàng không, sòng bạc và các công ty lữ hành thông báo sự giảm mạnh trong kinh doanh. Những điểm đến bị tác động mạnh mẽ nhất của nạn dịch này là ở châu Á, đặc biệt là Hong Kong, Macau, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, cũng như Singapore, vì người Trung Quốc Đại lục là nhóm khách du lịch lớn nhất.
Các lĩnh vực dịch vụ của các nền kinh tế này sẽ cảm nhận được tác động lớn hơn rất nhiều so với nạn dịch SARS, bởi khách du lịch từ Trung Quốc giảm mạnh; khách du lịch Trung Quốc Đại lục năm 2018 nhiều hơn 130 triệu người so với năm 2003.
Du lịch ở Trung Quốc (kể cả du khách nước ngoài đến Trung Quốc) cũng sẽ bị tác động. Tác động cũng sẽ lớn hơn so với dịch SARS bởi quy mô ngành du lịch của Trung Quốc ngày nay lớn hơn gấp đôi so với năm 2003, đóng góp khoảng 5% GDP. Số lượng khách du lịch hàng không đã tăng gần 10 lần và du lịch đường sắt tăng mạnh. Điều này cũng làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Tuy nhiên, một số sự suy giảm trong tiêu dùng của Trung Quốc sẽ chỉ mang tính tạm thời, như trong trường hợp SARS. Trong khi chi tiêu tiêu dùng liên quan đến Năm Mới sẽ tạm thời giảm sút, phần lớn các tiêu dùng khác – chẳng hạn cho hàng hóa dùng lâu dài và cho các kỳ nghỉ - sẽ vẫn được đảm bảo.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc xác nhận thêm các ca nhiễm virus Corona mới
15:04' - 31/01/2020
Hàn Quốc công bố thêm 4 ca nhiễm virus Corona chủng mới 2019-nCoV, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này lên 11 người trong bối cảnh giới chức y tế toàn cầu đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.
-
Xe & Công nghệ
Dịch do virus Corona: Khẩu trang y tế có giúp phòng ngừa hiệu quả?
15:03' - 31/01/2020
Người dân của nhiều nước khắp thế giới đang đổ xô đi mua khẩu trang y tế nhằm phòng ngừa chủng virus Corona mới (2019-nCoV) bùng phát tại Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Hải Phòng họp khẩn với doanh nghiệp Trung Quốc về phòng dịch do virus Corona
14:46' - 31/01/2020
Sáng 31/1, UBND thành phố Hải Phòng họp khẩn với các doanh nghiệp Trung Quốc trên địa bàn về công tác chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
-
Kinh tế và pháp luật
Phạt 12,5 triệu đồng vì tung tin sai sự thật về một người chết do virus Corona
14:31' - 31/01/2020
Theo các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm bệnh do chủng mới virus Corona.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
21:57' - 27/06/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố G7 sẽ tiếp tục đứng về phía Ukraine và tiếp tục “gia tăng sức ép” với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán châu Á khởi sắc phiên giao dịch đầu tuần 27/6
17:12' - 27/06/2022
Hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đều khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 27/6
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và EU nối lại đàm phán FTA sau chín năm gián đoạn
16:17' - 27/06/2022
Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã nối lại đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) sau chín năm gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
14:57' - 27/06/2022
Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á và làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một dấu hiệu về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ
14:19' - 27/06/2022
Việc giá đồng giảm thời gian gần đây là một dấu hiệu khác cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khiến cho một số nhà đầu tư tại Mỹ cân nhắc các tác động đến kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Đà phục hồi suy yếu vì những cú sốc lớn
14:09' - 27/06/2022
Lạm phát có lẽ là câu chuyện “nóng” trên toàn cầu, khi xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như làn sóng dịch tại Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đặc biệt là nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
12:18' - 27/06/2022
Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia đã áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
G7 công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ
08:22' - 27/06/2022
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra ở Đức, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thúc đẩy đàm phán xuất khẩu ngũ cốc giữa Nga và Ukraine
08:03' - 27/06/2022
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay cho biết, nước này đang nỗ lực tháo gỡ trở ngại trước thềm các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới trước khi trở nên "quá muộn".