Áp dụng mức xử phạt cao nhất với cơ sở vi phạm về kinh doanh xăng dầu
Ông Trần Hữu Linh-Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết: Thực hiện chỉ đạo trong công điện khẩn ngày 28/1/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, những ngày qua, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành giám sát, kiểm tra hơn 16.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nước.
Qua kiểm tra, bước đầu, lực lượng phát hiện có trường hợp các cây xăng đóng cửa, treo biển không bán hàng, như trên địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Quảng Bình…
Theo ông Trần Hữu Linh, trong quá trình kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh xăng dầu, lực lượng quản lý thị trường đã kiên quyết kiểm tra, làm rõ nguyên nhân vì sao không bán. Cùng với đó, lực lượng cũng tiến hành kiểm tra tận bồn chứa, đo mực xăng, nếu còn bán được mà không bán, lập biên bản, xử lý ngay.
Mặt khác, lực lượng đã kiến nghị chính quyền địa phương các tỉnh như Hậu Giang, Sóc Trăng rút giấy phép kinh doanh của một số cửa hàng xăng dầu không bán hàng vì lý do không chính đáng. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đóng cửa, tạm ngưng kinh doanh của một số cửa hàng xăng dầu, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh, trước hết là do nguồn cung thiếu, không có đủ nguồn cung xăng dầu từ các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối. Ngoài ra, nhu cầu hàng hóa tại nhiều nơi trong cùng một địa điểm nên hệ thống xe chuyên chở không kịp phục vụ; do nhiều cửa hàng tiến hành sửa chữa hoặc giải thể không kinh doanh có thông báo với cơ quan quản lý nhà nước. Một nguyên nhân nữa là nhiều cửa hàng xăng dầu không có đủ nhân lực để kinh doanh. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng dịch COVID-19, các chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng nhiễm bệnh. Hay nhiều cửa hàng tạm ngưng hoạt động để sửa chữa, sang nhượng cửa hàng; tạm ngưng hoạt động do thiếu vốn, không đủ vốn để đặt hàng, nhập hàng… Ông Trần Hữu Linh cho biết thêm, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa, tạm ngưng hoạt động trên cả nước chủ yếu xảy ra tại khu vực miền Nam. Ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung việc cung ứng, kinh doanh xăng dầu diễn ra bình thường, ít xảy ra việc đóng cửa, tạm ngưng kinh doanh. Nhằm góp phần đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, ông Trần Hữu Linh khẳng định: Tới đây, Tổng cục Quản sẽ tiếp tục nắm bắt tình hình thị trường xăng dầu thông qua đường dây nóng của Tổng cục. Song song đó, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ phối hợp với các lực lượng liên ngành của các địa phương kiên quyết, kiểm tra, xử lý các hành vi không bán xăng. Đối với những trường hợp này, lực lượng quản lý thị trường sẽ kiểm tra tận bồn chứa xăng, nếu còn xăng không bán, sẽ kiến nghị chính quyền địa phương thu hồi giấy phép kinh doanh. Đáng lưu ý, lực lượng sẽ làm quyết liệt để đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho người dân, đặc biệt, áp dụng hình thức xử phạt nghiêm khắc nhất đối với những cơ sở vi phạm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng gửi thư khen tài xế dũng cảm lái xe bồn đang cháy rời cây xăng
18:54' - 22/02/2022
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể gửi thư khen tài xế Đinh Thành Trung đã dũng cảm lái xe bồn đang bốc cháy rời cây xăng để ngăn cháy lan.
-
Thị trường
Ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu, than trên các tuyến biên giới, vùng biển
17:59' - 22/02/2022
Ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu, than trên các tuyến biên giới, vùng biển
-
Ô tô xe máy
Giá xăng tăng cao nhất lịch sử, lái xe ô tô như thế nào để tiết kiệm nhiên liệu?
16:23' - 22/02/2022
Giá xăng tại Việt Nam vừa tăng cao nhất lịch sử, gần 1.000 đồng/lít, chi phí đổ đầy bình xăng các mẫu xe nhỏ như Grand i10 tăng theo khoảng 43.000 đồng hay mẫu xe lớn như Lexus LX570 là 138.000 đồng.
-
Thị trường
Lo ngại giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tăng theo xăng
15:18' - 22/02/2022
Ghi nhận sau ngày đầu điều chỉnh tăng giá bán xăng, dầu, hôm nay 22/2 thị trường hàng hóa tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh vẫn ổn định và chưa có dấu hiệu tăng giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18'
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31'
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30'
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.