Áp lực chồng chất cho thị trường lương thực thế giới nếu Nga siết chặt nguồn cung phân bón
Thông tin này khiến giới chuyên gia lo ngại điều này nếu trở thành hiện thực sẽ tạo ra một động lực tăng giá có khả năng gây thiệt hại lớn cho người nông dân trên toàn thế giới.
* Những áp lực chồng chất cho thị trường lương thực thế giới
Từ Nga, phần lớn các loại phân bón như kali và nitơ được vận chuyển qua tàu hỏa và tàu thủy. Tuy nhiên, những hoạt động này đã bị ảnh hưởng kể từ khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang, khiến các nhà vận chuyển nước ngoài tránh xa khu vực này. Một số công ty vận tải biển lớn, bao gồm cả các nhà khai thác tàu container lớn nhất thế giới như A.P. Moller-Maersk A/S và Công ty Vận tải biển Địa Trung Hải đã phải tạm ngừng dịch vụ đến các cảng của Nga. Hãng TASS đưa tin việc một số công ty hậu cần nước ngoài hủy hợp đồng giao hàng đã khiến người nông dân ở châu Âu và các quốc gia khác không thể nhận được số lượng phân bón đã cam kết. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, trên thị trường kali thế giới, Nga cung cấp đến 18% nhu cầu, theo số liệu của năm 2017. Trong số các loại phân bón khác, “xứ Bạch dương” cũng chiếm đến 20% lượng amoniac và 15% lượng urê xuất khẩu, theo ngân hàng Scotiabank. Khuyến nghị về việc tạm ngừng xuất khẩu được đưa ra trong bối cảnh giá phân bón đã tăng vọt trong năm qua. Ví dụ, giá amoniac khan, một loại phân bón quan trọng được sử dụng để trồng ngô, đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng trước là 1.492 USD/tấn. Trong bối cảnh đó, việc giá tiếp tục tăng cao sẽ tạo ra thêm áp lực lạm phát đối với nông dân, những người vốn đã phải trả giá cao hơn đáng kể cho nhiên liệu, hóa chất diệt cỏ, hạt giống cây trồng và lao động thời vụ. Điều này có nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng về nguồn cung và giá cho thị trường lương thực thế giới. Lấy Brazil (Bra-xin), quốc gia nhập khẩu khoảng 85% lượng phân bón, khoảng 1/5 trong số đó là từ Nga, làm ví dụ. Nước này hiện đang phải tìm kiếm các nhà cung cấp phân bón mới sau khi căng thẳng ở Ukraine đe dọa các chuyến hàng đến đây. Quốc gia Mỹ Latinh vốn là nhà sản xuất cà phê, đậu nành và đường lớn nhất, đồng thời là nước phụ thuộc nhiều nhất trong các siêu cường nông nghiệp thế giới vào phân bón nhập khẩu. Nếu Nga quyết định siết chặt nguồn cung, người nông dân ở Brazil sẽ phải trả nhiều tiền hơn đáng kể cho phân bón hoặc họ sẽ không thể sản xuất nhiều loại cây trồng, khiến giá thành các sản phẩm nông nghiệp của nước này có khả năng tăng cao và làm tăng giá lương thực thế giới. Bên cạnh đó, Brazil cũng là một nhà cung cấp ngô và thịt bò quan trọng. Giá ngũ cốc cao hơn làm tăng chi phí thức ăn chăn nuôi, vốn cuối cùng sẽ được chuyển sang người tiêu dùng, những người phải trả nhiều tiền hơn cho thịt và các sản phẩm từ động vật khác.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Phân bón Phú Mỹ sản xuất gần 100 nghìn tấn sản phẩm trong tháng 1
17:30' - 15/02/2022
Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí-CTCP (PVFCCo, phân bón Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) đã sản xuất gần 100.000 tấn phân bón; trong đó có gần 80.000 tấn đạm Phú Mỹ và 13.700 tấn NPK Phú Mỹ.
-
Thị trường
Xuất khẩu phân bón tháng 1 tăng 682%
16:52' - 15/02/2022
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, nhiều mặt hàng, từ phân bón, hóa chất tới thức ăn gia súc và sắt thép, ghi nhận xuất khẩu tăng trưởng đột biến trong tháng 1/2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thịt và trứng gia cầm Việt Nam chính thức xuất khẩu vào Singapore
20:49' - 01/04/2025
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, sau nhiều nỗ lực vận động, Singapore đã chính thức mở cửa nhập khẩu thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam.
-
Thị trường
Singapore mở cửa thị trường đối với thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam
15:53' - 01/04/2025
Đây là tin vui để sản phẩm thực phẩm của Việt Nam tiếp cận được thị trường Singapore tiềm năng.
-
Thị trường
Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I tăng trên 13%
13:41' - 01/04/2025
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I đạt 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024
-
Thị trường
Lotte Mart khuyến mãi lớn các mặt hàng ẩm thực vùng miền
11:22' - 26/03/2025
Từ 26/03 đến 08/04/2025, Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Ẩm thực bản sắc Việt” với nhiều ưu đãi rộn ràng đặc biệt mừng Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
-
Thị trường
Đề xuất lùi thời điểm sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
10:19' - 26/03/2025
Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) kiến nghị lùi thời gian các sàn thương mại điện tử phải khấu trừ thuế, nộp thuế thay cho người bán thêm 3 tháng.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt qua Ấn Độ, bám sát Thái Lan
18:26' - 25/03/2025
Theo cập nhật từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ngày 24/3 đã quay lại mốc 400 USD/tấn, bám sát giá gạo xuất khẩu cùng ch.
-
Thị trường
Cúm gia cầm làm giảm nguồn cung trứng ở Mỹ
08:06' - 25/03/2025
Trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trứng do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, Mỹ đã tăng gần gấp đôi lượng trứng nhập khẩu từ Brazil và đang cân nhắc nới lỏng quy định đối với trứng gà nuôi lấy thịt.
-
Thị trường
Indonesia đảm bảo nguồn cung lương thực trong tháng Ramadan và lễ Eid al Fitr
16:35' - 24/03/2025
Cơ quan Thực phẩm quốc gia Indonesia (Bapanas) cho biết đang triển khai chương trình Thực phẩm Giá rẻ (GPM) tại hơn 2.100 địa điểm trên toàn quốc nhằm đảm bảo giá cả ổn định.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
16:33' - 23/03/2025
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.