APEC 2017: Các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á – Thái Bình Dương chung tay hướng về tương lai
Tham dự cuộc họp báo có Chủ tịch ABAC 2017 Hoàng Văn Dũng, các đồng Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC 2017 David Toua, Juan Francisco Raffo và các chuyên gia thuộc các nhóm công tác của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC.
Tại cuộc họp báo, ông Hoàng Văn Dũng đã công bố bản khuyến nghị hàng năm của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC gửi tới các nhà lãnh đạo APEC trong Tuần lễ cấp cao APEC 2017.Bản khuyến nghị có tên: “Các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á – Thái Bình Dương chung tay hướng về tương lai” (Keep shoulder to the wheel, urge Asia – Pacific business leaders).
Trong bản khuyến nghị, đại diện các doanh nghiệp lớn khu vực châu Á-Thái Bình Dương kêu gọi lãnh đạo các nền kinh tế APEC đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế và thương mại. Thành viên của Hội đồng tư vấn kinh doanh kêu gọi các nhà lãnh đạo đẩy mạnh tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và các dòng đầu tư. Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC 2017 Hoàng Văn Dũng nhấn mạnh, trong số 20 khuyến nghị của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC gửi đến các nhà lãnh đạo APEC tập trung vào ba lĩnh vực chính: đẩy mạnh phát triển kinh tế liên khu vực; đổi mới sáng tạo, cũng như sự phát triển bền vững, tập trung vào các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME); tập trung vào mục tiêu Bogor năm 2020 và xa hơn nữa.Đây là những nội dung sẽ được các thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC thảo luận trong cuộc Đối thoại của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC diễn ra ngày 10/11 tới.
Điều này có nghĩa Hội đồng tư vấn kinh doanh sẽ tập trung cải thiện thể chế, hàng rào phi thuế quan, đẩy mạnh hơn nữa đầu tư xuyên biên giới, duy trì cam kết hiện thực hóa khu vực mậu dịch tự do của châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay, kinh tế khu vực cũng như trên thế giới đang trên đà hồi phục.Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo, GDP toàn cầu sẽ tăng khoảng 3,7% vào năm 2018, mức tăng so với con số 3% vào năm 2016; các dòng mậu dịch cũng đang trên đà hồi phục.
Tuy nhiên, quá trình này đang diễn ra khá chậm so với cuộc khủng hoảng năm 2008, do đó APEC cần tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho tăng trưởng bền vững và bao trùm trong khu vực nhằm đảm bảo đà tăng trưởng đã có.
Theo khuyến nghị, APEC cần có những hành động mạnh mẽ hơn đối với vấn đề cải cách thể chế để thúc đẩy sản xuất, tiền lương và kỹ năng, cũng như đưa ra các chính sách nội địa, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tự điều chỉnh để phù hợp với toàn cầu hóa.Bản khuyến nghị cũng đề cao tiềm năng của nền kinh tế số. Theo đó, các nền kinh tế thành viên APEC trong các giai đoạn phát triển khác nhau đều có thể có được những lợi ích to lớn từ cuộc cách mạng số.
Tuy nhiên APEC không thể để "khoảng cách số" ngày càng gia tăng dẫn đến việc nhiều người dân trong khu vực sẽ bị tổn thương. Bên cạnh đó, APEC cần một hệ thống cơ sở hạ tầng số vững chắc, kỹ năng cho lực lượng lao động trong tương lai; đẩy mạnh hơn nữa sự luân chuyển dữ liệu, thông tin xuyên biên giới và các biện pháp an ninh mạng cụ thể. Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC sẽ tập trung vào những lĩnh vực này vào năm 2018.
Ông Hoàng Văn Dũng cho biết, bản khuyến nghị cũng tập trung vào những giải pháp giúp phụ nữ tham gia mạnh mẽ hơn vào các lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt, bản khuyến nghị nhấn mạnh một lần nữa cam kết của cộng đồng doanh nghiệp, cùng sự kết hợp với các chính phủ để đảm bảo một khu vực châu Á – Thái Bình Dương thịnh vượng.Các thành viên APEC rất trông đợi vào cuộc đối thoại trực tiếp với lãnh đạo APEC; khẳng định, chỉ khi hiểu rõ được lợi ích tự do hóa thương mại và đầu tư, các doanh nghiệp và các chính phủ mới có thể hợp tác với nhau để cộng đồng APEC phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Tại họp báo, lãnh đạo và các chuyên gia Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC đã trả lời một số câu hỏi của báo chí về các nội dung Kỳ họp lần thứ 4 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC. Đánh giá về những khuyến nghị Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC trình lên các nhà lãnh đạo APEC, ông David Toua, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC 2018 cho biết: Đây là những ưu tiên của các thành viên APEC nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc hội nhập kinh tế liên khu vực.Mục tiêu lâu dài của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC là 21 nền kinh tế thành viên của APEC có thể xây dựng được một khu vực mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương. Đây chính là một hiệp định đa phương bao gồm tất cả những nhóm khác nhau như: TPP - 11, RCEP và khuôn khổ đồng minh Thái Bình Dương.
Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC sẽ cố gắng có được những thỏa thuận mang tính chất đa phương, tự do hóa thương mại, mang đến những cơ hội về thương mại, doanh nghiệp, đẩy mạnh liên kết mạnh mẽ hơn nữa tại khu vực. Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC đã thống nhất mục tiêu này và có lộ trình rõ ràng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tiến sỹ Nightingale thuộc Nhóm công tác về kết nối cho biết, kinh tế số cũng như số hóa là một trong những vấn đề rất quan trọng của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC. Hội đồng tư vấn kinh doanh đã làm việc hết sức nghiêm túc đối với vấn đề này.Bên cạnh đó, Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC có những chương trình để có thể giúp đỡ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, trao quyền để họ tham gia mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế quốc tế. Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC cũng đưa ra một số khuyến nghị trong lĩnh vực này để hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong lĩnh vực kinh tế số và số hóa.
Cũng tại cuộc họp báo, các chuyên gia Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC cho rằng, tự do hóa thương mại sẽ mang đến nhiều lợi ích, cơ hội cho người dân ở các nền kinh tế thành viên của APEC.Tuy nhiên, quá trình tự do hóa thương mại cũng sẽ gặp nhiều thách thức, do đó cần có các biện pháp hỗ trợ cho những nhóm người có thể bị ảnh hưởng bởi tự do hóa thương mại như tạo việc làm, đào tạo nghề, hợp tác với chính phủ…, từ đó góp phần thúc đẩy tinh thần tự do hóa thương mại đã được xác định trong APEC./.
>> APEC 2017: Cụ thể hóa chủ đề Năm APEC 2017 và bốn ưu tiên hợp tác
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ra mắt bộ tem đặc biệt “Chào mừng Năm APEC Việt Nam 2017"
21:35' - 06/11/2017
Hưởng ứng Tuần lễ cấp cao APEC, ngày 6/11, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức ra mắt bộ tem "Chào mừng năm APEC Việt Nam 2017".
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Cụ thể hóa chủ đề Năm APEC 2017 và bốn ưu tiên hợp tác
19:17' - 06/11/2017
Hội nghị tổng kết các quan chức cao cấp APEC (CSOM) đã khai mạc dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thanh niên đóng góp tích cực cho tương lai khu vực châu Á-Thái Bình Dương
18:08' - 06/11/2017
Bên lề Diễn đàn, các đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC đã chia sẻ nhiều ý kiến về những khó khăn, thuận lợi, định hướng tương lai của thế hệ trẻ trong khu vực APEC.
-
Kinh tế Việt Nam
Báo chí Singapore đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam tại APEC 2017
17:37' - 06/11/2017
Trong một bài viết đăng trên trang mạng theindependent.sg, tác giả đã đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam tại APEC 2017, góp phần thúc đẩy phát triển bao trùm ở khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.