APEC 2017: Chuyên gia Campuchia nhận định về sự kiện APEC tại Việt Nam
Nhân dịp Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017 sắp diễn ra tại Đà Nẵng, nhật báo Khmer Times, một trong hai nhật báo tiếng Anh lớn nhất tại Campuchia ngày 6/11, đã đăng bài viết “Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC giữa những thách thức”.
Đây là bài viết của tác giả Chheang Vannarith, chuyên gia người Campuchia chuyên nghiên cứu về các vấn đề Đông Nam Á, hiện hoạt động ở Singapore và Campuchia.
Tác giả cho rằng, Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao APEC trong bối cảnh trật tự kinh tế thế giới hiện đang căng thẳng, kinh tế toàn cầu có sự hồi phục nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu vào năm 2008, do bất bình đẳng ngày càng gia tăng, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa bảo hộ, các vấn đề chính trị,...
Tuy nhiên, các nền kinh tế APEC vẫn phát triển cùng với hội nhập kinh tế khu vực đang phát triển mạnh. Thế giới, khu vực và các nước đều đang có nhu cầu và cần sự đầu tư để thúc đẩy cải cách quản trị cho một xã hội phát triển toàn diện và bền vững. Do vậy, các sáng kiến trong khu vực công là rất quan trọng để cải thiện hiệu suất của nhà nước và thích ứng với những thách thức đang nổi lên.
Theo tác giả, APEC hiện đang là cơ chế hợp tác kinh tế lớn nhất trong khu vực, chiếm 59% GDP, 48% thương mại và 53% FDI toàn cầu. Trong đó, Việt Nam, nước gia nhập APEC vào năm 1998 và là nước chủ nhà của Hội nghị Cấp cao APEC năm nay, đã ký hiệp định tự do thương mại với 18 nước thành viên APEC, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia và Singapore, là những thị trường xuất khẩu chính.
Do vậy, tác giả đã dẫn lời Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, “sau hơn 30 năm cải cách và hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng, Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế mở và năng động, dự kiến sẽ trở thành một trong 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới".
Đánh giá về mối quan tâm của các nền kinh tế khi tham dự Hội nghị APEC lần này, tác giả cho rằng, với chính sách “nước Mỹ là trên hết ", Mỹ sẽ gây nhiều áp lực hơn cho các nền kinh tế khác để có cách ứng xử tốt hơn đối với Mỹ về quan hệ thương mại và đầu tư. Ngoài ra, Mỹ cũng quan tâm đến việc mở rộng hợp tác về kinh tế kỹ thuật số, tự do hóa dịch vụ và sự tham gia của phụ nữ vào phát triển kinh tế.
Về phía Nhật Bản, tác giả cho rằng, nước này quan tâm nhiều đến việc xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động chung cho khu vực để tự do hóa thương mại và đầu tư. Vì việc duy trì một cơ chế mở và tự do là một trong những lợi ích cốt lõi của chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
Đối với Trung Quốc, tác giả nhận định, nước này sẵn sàng đi đầu trong việc thúc đẩy trật tự kinh tế tự do bằng cách thúc đẩy một hệ thống kinh tế đa phương mở và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Trung Quốc quan tâm đến việc liên kết sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) với các cơ chế khu vực khác như APEC.
Trung Quốc cũng quan tâm đến việc thiết lập khuôn khổ hợp tác để tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới, như mô hình mạng cảng điện tử châu Á - Thái Bình Dương (Asia-Pacific Model of E-port Network) để cải thiện việc trao đổi thông tin giữa các cảng.
Nhận định về những thách thức sắp tới của APEC, tác giả cho rằng, đó là làm thế nào để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu mở cửa và mang tính bao trùm; làm thế nào để đảm bảo các thỏa thuận thương mại khu vực mở cửa và công bằng; làm thế nào để vượt qua những thách thức phát sinh từ biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và việc gắn kết thương mại với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Tác giả cũng đã dẫn lời phát biểu của phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Phiên họp Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương vào tháng 5 năm nay rằng, “trong bối cảnh toàn cầu ngày càng bất ổn, hơn bao giờ hết chúng ta cần một kiến trúc khu vực minh bạch, cởi mở, xây dựng và đáp ứng”.
Và “chúng ta cần những hình thức sáng tạo về hợp tác thương mại và quản lý, sự gắn kết, giải quyết các vấn đề đầu tư và thương mại thế hệ tiếp theo, xây dựng năng lực và hợp tác về kinh tế và kỹ thuật”.
Kết thúc bài viết, tác giả dự báo, với chủ đề “tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” và bốn lĩnh vực ưu tiên trong thúc đẩy hợp tác APEC (gồm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; làm sâu sắc thêm liên kết kinh tế khu vực; tăng tính cạnh tranh và sự sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu), thời gian tới, trung tâm kinh tế toàn cầu vẫn sẽ nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương./.
- Từ khóa :
- apec
- apec 2017
- kinh tế việt nam
- việt nam
- campuchia
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chile hy vọng về một cam kết đối với tự do thương mại và hội nhập khu vực
08:31' - 07/11/2017
Phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Mỹ đã phỏng vấn Thứ trưởng phụ trách thương mại của Bộ Ngoại giao Chile Paulina Nazal.
-
DN cần biết
APEC 2017: Cơ hội tìm hiểu chính sách đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam
07:57' - 07/11/2017
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng gặp gỡ, kết nối, chia sẻ thông tin về xu thế thương mại, hội nhập quốc tế cũng như kinh nghiệm hợp tác tại Việt Nam và khu vực APEC.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á – Thái Bình Dương chung tay hướng về tương lai
22:04' - 06/11/2017
Tối 6/11, Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) 2017 đã tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp lần thứ 4 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41'
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25'
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.