APEC 2017: Hội nghị tổng kết các quan chức cao cấp APEC
Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn cho biết, Hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng trong việc chốt lại toàn bộ các công tác chuẩn bị cuối cùng về mặt nội dung để trình lên Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 29 và Hội nghị các nhà lãnh đạo nền kinh tế APEC lần thứ 25 sẽ diễn ra trong những ngày tới.
Trong hai ngày họp vừa qua, Hội nghị đã tổng kết toàn bộ hoạt động của hơn 50 ủy ban, các nhóm công tác của APEC trong năm 2017 nhằm triển khai chủ đề “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung” và 4 ưu tiên hợp tác mà Việt Nam đề xuất bao gồm: tăng trưởng bền vững sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn, Hội nghị tổng kết các quan chức cao cấp đã đạt được các kết quả chính, trong đó có thông qua báo cáo tổng kết của 4 ủy ban APEC về thương mại và đầu tư, kinh tế, hợp tác kinh tế kỹ thuật và ngân sách.Các báo cáo cho thấy, sự phát triển tích cực của các thành viên trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động chung của APEC, nổi bật trên các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực, hợp tác giáo dục; thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững; tăng cường tiềm năng kinh tế cho phụ nữ; hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vươn ra thị trường toàn cầu; vấn đề khởi nghiệp sáng tạo của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số; nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ; bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững; cải cách cơ cấu kinh tế…
Hội nghị thảo luận về những nỗ lực để duy trì thương mại mở, tự do và thuận lợi hóa đầu tư. Việc ủng hộ hệ thống thương mại đa phương đã được nhiều đại biểu đề cập.Các quan chức cao cấp đã thông qua lộ trình về kinh tế mạng và kinh tế số để báo cáo lên các bộ trưởng của APEC.
Các nền kinh tế thành viên đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới; tiếp tục nâng cao năng lực cho các thành viên trong kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, góp phần giữ đà hội nhập kinh tế khu vực.
Nhiều thành viên bày tỏ ủng hộ các nỗ lực hướng tới việc hình thành khu vực thương mại tự do ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tại Hội nghị, các đại biểu được thông tin về kết quả của các hội nghị bộ trưởng diễn ra từ Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ 3 (SOM 3) cho đến nay bao gồm: Tuần lễ An ninh lương thực tại Cần Thơ vào tháng 8/2017; các hội nghị bộ trưởng về doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hội nghị Bộ trưởng Tài chính; Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải; Hội nghị Bộ trưởng về Nông nghiệp…; trong đó nổi bật là việc thông qua Tuyên bố Cần Thơ về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các đại biểu đánh giá cao ý nghĩa của Tuyên bố này đối với phát triển bền vững và bao trùm của Việt Nam nói riêng và các nền kinh tế thành viên APEC nói chung. Cùng với đó, Hội nghị đã thông qua kế hoạch hành động chung của Ủy ban kinh tế với tiến trình các quan chức cao cấp tài chính, nhất trí duy trì hoạt động lâu dài của cơ quan hỗ trợ chính sách của APEC.Đây là kết quả quan trọng phản ánh nỗ lực dài hạn của các thành viên nhằm tăng cường phối hợp giữa các tiến trình hợp tác của APEC; hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của APEC trong thời gian tới.
Các quan chức cao cấp đã thông qua kế hoạch hành động chung giữa Ủy ban kinh tế và kênh tài chính.
Hội nghị đã nhất trí trình lên Hội nghị bộ trưởng và Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo APEC xem xét một số văn kiện mang tính chiến lược, định hướng cho hợp tác dài hạn của APEC trong thập niên tới.
Nội dung của các văn kiện đều gắn với chủ đề và các ưu tiên của APEC 2017, đồng thời tiếp nối kết quả của những năm trước. Trong khuôn khổ Hội nghị, theo thông lệ, các thành viên bắt đầu bắt tay xây dựng các tuyên bố của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC và tuyên bố của các bộ trưởng.
Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn bày tỏ tin tưởng, với sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của các nền kinh tế thành viên và nỗ lực của chủ nhà Việt Nam các hội nghị sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp góp phần đưa tiến trình hợp tác APEC lên một tầm cao mới. Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến những sáng kiến của Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực nhằm thu hẹp khoảng cách, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam đã đưa ra một số sáng kiến về vấn đề này như: Khuôn khổ APEC về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, đưa ra định hướng hợp tác trong APEC về định hướng chính sách cấp cao về tăng cường hợp tác khu vực trong phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Khuôn khổ thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới, hướng tới tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, dễ dự báo và nhất quán cho các giao dịch thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu.Sáng kiến xác định các thách thức chung về chính sách phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh thay đổi công nghệ, các lĩnh vực ưu tiên hợp tác APEC trong thời gian tới, trong đó có các hoạt động nghiên cứu chung, phối hợp chính sách về tương lai thị trường lao động trong kỷ nguyên số, giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề cho người dân trong khu vực APEC.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đến từ Papua New Guinea về những thách thức của một số nền kinh tế kém phát triển hơn trong các thành viên APEC, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, hợp tác trong APEC rất đa dạng, gồm các nền kinh tế phát triển hàng đầu và những nền kinh tế đang phát triển. Trong bối cảnh đó, cách tiếp cận của Việt Nam là tích cực hội nhập quốc tế, tranh thủ kinh nghiệm quốc tế để phát triển. Nhân dịp này, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn đã trả lời làm rõ một số nội dung báo chí quan tâm./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
APEC 2017: Giới chuyên gia nhấn mạnh giá trị của tự do thương mại
16:04' - 07/11/2017
Giới chuyên gia quốc tế nhận định Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ và cần đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc đảm bảo một hệ thống thương mại thế giới tự do.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC 2017: Nguồn vốn quan trọng nhất với những người khởi nghiệp là tri thức và uy tín
13:59' - 07/11/2017
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, ngày 7/11, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam đã được tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng với chủ đề “Việt Nam- Đối tác kinh doanh tin cậy”.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chuyên gia Canada đánh giá cơ hội xác định tương lai khu vực
13:21' - 07/11/2017
Là một diễn đàn hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, APEC ngày càng thể hiện rõ vai trò không thể thiếu trong việc định hình và dẫn dắt hệ thống thương mại toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đặt mục tiêu bàn giao 75% mặt bằng thi công cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 5
11:40'
Theo kế hoạch của chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Xây dựng), sau khi huy động công trường, lập bản vẽ thi công, trong tháng 4, tháng 5/2025 sẽ triển khai thi công ngay nền, kết cấu phần dưới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành Đề án phát triển công nghiệp đường sắt và đào tạo nhân lực trong tháng 6
11:40'
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, liên quan rà soát các chính sách để huy động các tập đoàn, tổng công ty lớn tham gia việc đầu tư, phát triển hệ thống đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng thành lập Cụm công nghiệp Đạ Oai quy mô hơn 40 ha
10:58'
Ngày 8/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Đạ Oai (huyện Đạ Huoai mới) có tổng diện tích 40,79 ha với kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng trên 172 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%
10:01'
Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao trong các kỳ nghỉ lễ, Tết đầu năm; số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao là các nhân tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp dụng thuế quan mới ít nhất 45 ngày
07:44'
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Đoàn đàm phán đề nghị Hoa Kỳ xem xét, hoãn áp dụng chính sách thuế quan mới ít nhất 45 ngày để hai bên có thời gian trao đổi, đàm phán...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
22:01' - 07/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tăng cường kết nối kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam với các nước để thích ứng tốt hơn với tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị Đầu tư thường niên 2025 ở UAE
21:40' - 07/04/2025
Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự AIM Congress lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab (Arập) Thống nhất (UAE).
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I, vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế gấp hơn 2 lần
20:49' - 07/04/2025
Tổng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt 1.386.700 tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Biến khó khăn thành cơ hội để cơ cấu lại thị trường, ngành hàng
20:37' - 07/04/2025
Chiều 7/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng lắng nghe ý kiến đề xuất, bàn giải pháp trước chính sách thuế suất của Mỹ.