APEC 2017: Thanh niên APEC góp phần hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC (VOF) được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 5-11/11/2017.
Bên lề Diễn đàn, đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC đã chia sẻ ý kiến về những cơ hội, thách thức và giải pháp để vượt qua khó khăn đối với các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa; cũng như đóng góp tiếng nói vào việc hoàn thiện chính sách cho các nền kinh tế thành viên.
* Tạo nền tảng vững chắc cho quá trình khởi nghiệp
Với mục tiêu tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung, các đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC đã thảo luận nhiều nội dung về đóng góp của thanh niên đối với tầm nhìn APEC hướng tới năm 2020 và tương lai, hòa nhập về kinh tế, tài chính, xã hội; phát triển nguồn nhân lực trong thời đại số; đặc biệt là chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Kasumi Fujita, đến từ Nhật Bản cho biết, nhiều bạn trẻ Nhật Bản hiện nay đang phấn đấu trở thành chủ doanh nghiệp, sở hữu công ty riêng. Trong khoảng 10 năm nữa, những thanh niên khởi nghiệp sẽ là tương lai của APEC.
Do đó, ngay từ bây giờ, giới trẻ Nhật Bản chăm chỉ học hỏi, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp từ các nền kinh tế trong khu vực. Đánh giá về ý nghĩa, vai trò của Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017, Kasumi Fujita khẳng định, Diễn đàn là cơ hội tốt để mỗi thành viên trong Đoàn thu thập kiến thức từ các nền kinh tế khác nhau, từ đó rút kinh nghiệm, học hỏi để có nền tảng vững chắc cho quá trình khởi nghiệp.
Đặng Thị Thanh Thương, sinh viên Khoa Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế, Đại học Huế là đại diện chính thức duy nhất của tỉnh Thừa Thiên – Huế tham dự Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017. Chia sẻ về vấn đề hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên hiện nay, Thanh Thương cho rằng, đang có sự khác biệt rất lớn về chính sách hỗ trợ giữa các nền kinh tế thành viên APEC bởi nó tùy thuộc vào định hướng của từng nền kinh tế thành viên.
Tuy nhiên, theo Thanh Thương, Việt Nam đang có một "lỗ hổng" lớn trong quá trình vận hành và quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó Việt Nam cần tạo động lực nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp; xây dựng các chương trình mang tính định hướng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ thoát khỏi hạn chế của việc chạy theo xu thế mang tính chất đại trà, hướng tới những mục tiêu dài hạn và có tính phát triển bền vững hơn.
Bàn về thách thức lớn nhất đối với một doanh nghiệp khi khởi nghiệp, đại biểu Kasyanenko Vladislav Olegovich, đại biểu đến từ Nga cho rằng, áp lực cạnh tranh là vấn đề lớn nhất hiện nay đối với quá trình khởi nghiệp. Để giải quyết được vấn đề này, các nền kinh tế thành viên APEC cần trao cơ hội cho tất cả mọi người, tạo nhiều diễn đàn hơn nữa dành cho doanh nghiệp, bởi hiện nay không có nhiều diễn đàn thực sự hữu ích cho các doanh nghiệp.
* Để giới trẻ đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của APEC
Bên cạnh các đại diện đang là sinh viên, Đoàn Việt Nam còn có một đại diện trẻ trong lĩnh vực khởi nghiệp, đó là Nguyễn Phú Quí, Giám đốc điều hành một công ty kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Phú Quí cho biết, tại Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017, Đoàn Việt Nam mang tới 4 chủ đề thảo luận: Đề ra cách thức để giới trẻ đóng góp nhiều hơn nữa vào các giai đoạn phát triển của APEC từ nay đến năm 2020; giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính và các vấn đề xã hội; tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong thời đại công nghệ số, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Là một người trẻ đang có những bước đi đầu tiên trên con đường khởi nghiệp, Nguyễn Phú Quí đến với Diễn đàn mang theo nhiều kỳ vọng về việc đem tiếng nói của thế hệ thanh niên mới đóng góp vào quá trình kết nối, hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên APEC; qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương có mong muốn khởi nghiệp, được giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
Chia sẻ về những thách thức gặp phải trong quá trình lập nghiệp của bản thân, cũng như những khó khăn chung mà thanh niên Việt Nam đang phải đối diện khi bắt đầu khởi nghiệp, Nguyễn Phú Quí cho rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam thường thiếu kinh nghiệm điều hành, thiếu mối quan hệ kinh doanh và nhất là thiếu vốn.
Quí mong muốn Diễn đàn lần này sẽ tạo cơ hội cho các bạn trẻ từ các nền kinh tế thành viên tiếp cận các kiến thức, kỹ năng, nguồn đầu tư mới và học tập kinh nghiệm từ các nhà lãnh đạo, các doanh nhân./.
>> Đồng Chủ tịch AVLC: Cần tạo cơ hội để giới trẻ nói lên băn khoăn của mình
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thanh niên Việt Nam đóng góp hiệu quả vào tiếng nói chung của APEC
12:42' - 06/11/2017
Trung ương ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017 và Ban Tổ chức Quốc tế Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC tổ chức Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017 từ ngày 5-11/11.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Khai mạc Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017
12:41' - 06/11/2017
Ngày 6/11, Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017 đã khai mạc tại thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thương mại tự do có lợi cho sự thịnh vượng của các nền kinh tế APEC
12:34' - 06/11/2017
Ông Rio Fiocco khẳng định ABAC đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ cho các nhà lãnh đạo (kinh tế APEC) rằng thương mại tự do có lợi cho sự thịnh vượng và tạo việc làm trong tất cả các nền kinh tế APEC.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị EVN khẩn trương kiểm toán chi phí sản xuất kinh doanh điện
09:39'
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu khẩn trương hoàn thành xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đạt nhiều giải thưởng Du lịch ASEAN năm 2023
08:03'
Các đơn vị của Việt Nam đã đạt nhiều giải thưởng ở nhiều hạng mục tại Giải thưởng Du lịch ASEAN năm 2023 diễn ra tại Indonesia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Bình Định cần chú trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược
17:16' - 05/02/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định chú trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm thể chế, hạ tầng chiến lược và đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng và Phu nhân sẽ thăm Cộng hòa Singapore và Brunei Darussalam từ ngày 8-11/2
17:06' - 05/02/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Singapore và Brunei Darrussalam từ ngày 08 đến 11 tháng 02 năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 87% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước gieo cấy
17:03' - 05/02/2023
Đến 16 giờ ngày 5/2, diện tích có nước để gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 435.369 ha, đạt 87,4% (tăng 1,7% so với ngày 4/2).
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành hải quan sẽ giảm 10% thời gian thông quan trong năm 2023
16:28' - 05/02/2023
Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định số 123/QĐ-TCHQ ngày 31/1/2023 về việc giao chỉ tiêu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng đến lấy nước ở Đồng bằng sông Cửu Long
15:43' - 05/02/2023
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, trong tuần tới, xâm nhập mặn có xu thế tiếp tục tăng theo kỳ triều cường rằm tháng riêng âm lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ: Khơi thông điểm nghẽn để phát triển
14:00' - 05/02/2023
Sáng 5/2, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tuần hoàn:* Bài 2: Hướng đi mới cho nền kinh tế
11:31' - 05/02/2023
Việt Nam sẽ triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên ba trụ cột: thiết kế, kéo dài vòng đời vật liệu; giảm rác thải, phát thải; khôi phục hệ sinh thái.