APEC: Tái cơ cấu toàn diện để đảm bảo tăng trưởng
Hội nghị thượng đỉnh diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vừa kết thúc tại khu nghỉ dưỡng Cebu của Philippines, với việc khởi động Kế hoạch Hành động Cebu (CAP), một lộ trình hướng tới tương lai tài chính bền vững hơn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hội nghị trên diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụt giảm và trong tháng vừa qua Bắc Kinh đã điều chỉnh hạ giá đồng nhân dân tệ - điều làm chao đảo thị trường tài chính quốc tế.
Liên kết vì sự thịnh vượng chung
Kết thúc hội nghị kéo dài hai ngày 10-11/9, các bộ trưởng tài chính APEC ra tuyên bố nêu rõ CAP là một lộ trình tự nguyện nhằm mục đích tạo ra một cộng đồng APEC thịnh vượng hơn, hội nhập về tài chính, minh bạch và liên kết. Kế hoạch này bao gồm bốn trụ cột chính là tăng cường hội nhập, cải cách tài chính và minh bạch, tăng cường năng lực phục hồi tài chính, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và vốn.
Cũng theo tuyên bố trên, CAP tiếp tục hướng tới Mục tiêu Bogor về đầu tư và thương mại mở cửa, cũng như Tuyên bố Kyoto về Chiến lược Phát triển và Tài chính thông qua xác định ưu tiên cho tương lai phát triển tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bản kế hoạch này sẽ được trình lên các nhà lãnh đạo APEC trong cuộc họp tại thủ đô Manila của Philippines vào tháng 11 tới.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng tài chính APEC cũng nhất trí minh bạch tài chính và cải thiện tối ưu hoá các khoản đầu tư công trong toàn khu vực.
Đối với những thiệt hại lớn về kinh tế do thảm họa thiên nhiên, các nền kinh tế APEC cam kết sẽ tăng cường sức mạnh tài chính bằng việc xây dựng các thị trường tài chính sâu hơn. Các bộ trưởng tin tưởng rằng có thể cải thiện năng lực phục hồi thông qua việc phát triển cơ chế bảo hiểm và hỗ trợ tài chính đối với các nguy cơ thảm họa.
Nhận thức được vai trò ngày càng lớn của hạ tầng cơ sở chất lượng cao tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các bộ trưởng tài chính APEC cũng hướng tới việc phát triển cổng kiến thức Đối tác Công-Tư (PPP) APEC kết hợp với Cổng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, với mục đích tạo ra một kho trực tuyến cho các dự án cơ sở hạ tầng PPP.
Thách thức cả trong và ngoài khu vực
Phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Bộ trưởng về Cải cách Cơ cấu lần thứ 2 (SRMM) diễn ra trước thềm hội nghị trên, Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế-Xã hội Philippines Arsenio Balisacan nhấn mạnh bộ trưởng các nước thành viên APEC “nhận thức rõ rằng bức tranh kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ảm đạm trong thời gian tới”.
Ông Balisacan nói: “Mặc dù đã có những dấu hiệu của sự hồi phục, song ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn tồn tại ở nhiều nền kinh tế, bất chấp thực tế là các mô hình thương mại và bảo hộ đầu tư ngày càng được nhân rộng. Chính vì vậy, các bộ trưởng đã nhất trí rằng APEC cần tập trung hơn nữa vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cải cách cơ cấu”.
Để cải thiện tình hình từ nay đến năm 2020, các bộ trưởng APEC đã thống nhất triển khai một chương trình hành động chú trọng đến các cuộc cải cách toàn diện, đặc biệt đẩy mạnh ngành dịch vụ và hỗ trợ các sáng kiến đổi mới, nhằm thúc đẩy tăng trưởng cân bằng và bền vững, đồng thời giảm khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế.
Đồng thời, trong phiên họp này, các bộ trưởng tài chính 21 nền kinh tế thành viên APEC cam kết không phá giá đồng nội tệ nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh để tăng cường xuất khẩu, đồng thời theo đuổi mục tiêu đảm bảo thương mại tự do, góp phần thúc đẩy kinh tế.
Tuyên bố chung của hội nghị khẳng định: “Chúng tôi sẽ không châm ngòi chiến tranh tiền tệ, đồng thời chống lại mọi hình thức bảo hộ nền công nghiệp trong nước”.
Các bộ trưởng APEC nhận định những biến động của thị trường tài chính và việc tăng cường tiềm năng tăng trưởng kinh tế về dài hạn là những thách thức, do vậy APEC nhấn mạnh duy trì cam kết tăng cường tăng trưởng kinh tế và tạo thuận lợi cho việc ổn định tài chính trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong khi đó, nhịp độ tăng trưởng yếu hơn trông đợi của kinh tế Trung Quốc trong năm nay có thể gây ra tình trạng tương tự cho phần còn lại của châu Á. Đây là nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), được đưa ra trong báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á công bố ngày 22/9.
ADB cũng hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á, với mức ước tính tăng 5,8% trong năm 2015 và 6% trong năm 2016. Trước đó, trong báo cáo công bố hồi tháng Ba vừa qua, ADB dự báo nhịp độ tăng trưởng của châu Á trong năm nay và năm tới đều ở mức 6,3%.
Riêng với Trung Quốc, đầu tàu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ADB hạ dự báo tăng trưởng xuống 6,8% trong năm nay, thay cho mức ước tăng 7,2% theo báo cáo hồi tháng Ba. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990 và thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng 7% mà Chính phủ Trung Quốc đặt ra.
Với 21 thành viên, APEC chiếm tới trên 50% GDP toàn cầu và gần một nửa tổng trao đổi thương mại thế giới, nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn đến từ nội tại và bên ngoài khu vực, trong đó chủ yếu chịu tác động của tình trạng đảo ngược dòng vốn và giá hàng hóa giảm, một phần do kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực phải tái cơ cấu toàn diện để thích ứng với những biến động hiện nay, bảo vệ các quốc gia khỏi những cú sốc toàn cầu và tối đa hóa tiềm năng tăng trưởng.
Mai Ly (Tổng hợp)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
APEC cam kết không gây "chiến tranh tiền tệ"
09:38' - 14/09/2015
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ không châm ngòi chiến tranh tiền tệ, đồng thời chống lại mọi hình thức bảo hộ nền công nghiệp trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.