ASEAN 2020: AIPA sẵn sàng đồng hành cùng ASEAN xây dựng Cộng đồng bền vững
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thư ký AIPA Nguyễn Tường Vân nhấn mạnh rằng cuộc gặp gỡ thường niên từ năm 2009 này thể hiện sự cam kết của lãnh đạo cấp cao hai bên trong việc tăng cường sự hợp tác giữa hai tổ chức hành pháp và lập pháp của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề chung của khu vực.
Tại cuộc gặp sắp tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA Nguyễn Thị Kim Ngân và các nhà lãnh đạo Chính phủ và Nghị viện các nước ASEAN sẽ chia sẻ thông điệp và cam kết tiếp tục nỗ lực củng cố đoàn kết, thống nhất nội khối, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy hơn nữa quan hệ với các đối tác để cùng ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và những thách thức ngày càng gay gắt, trong đó nổi lên là vấn đề cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và các vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống trong khu vực.
Chủ tịch AIPA sẽ nhấn mạnh AIPA sẵn sàng đồng hành cùng ASEAN xây dựng Cộng đồng khối bền vững trên cả 3 trụ cột bao gồm các yếu tố: hòa bình, ổn định, dựa trên luật pháp, lấy người dân làm trung tâm, đoàn kết, thống nhất cùng phát triển. Trong tiến trình đó, AIPA và các Nghị viện thành viên đã và sẽ tiếp tục góp phần xây dựng ngôi nhà chung ASEAN, thúc đẩy hài hòa hóa pháp luật, tăng cường giám sát thực thi các cam kết, các kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng và chính sách hợp tác của ASEAN.
Theo kế hoạch, trước khi diễn ra Đại hội đồng AIPA 41, Nghị viện các nước thành viên sẽ tổ chức các hội nghị trực tuyến tập trung vào các vấn đề khác của khu vực trong bối cảnh dịch COVID-19, như phòng chống buôn bán ma túy (AIPACODD), quản lý chất thải (AIPA-ERIA Dialogue), tác động của dịch bệnh đối với phát triển kinh tế (AIPA Caucus).
Dự kiến, tại Đại hội đồng AIPA 41, sẽ có nhiều vấn đề quan trọng của AIPA được thảo luận và quyết định như vấn đề kết nạp một số nước đối tác làm Quan sát viên của AIPA sau khi AIPA vừa thông qua Nghị quyết mới về tiêu chí kết nạp các nước Quan sát viên và Khách mời; tổ chức cuộc đối thoại chính thức lần đầu tiên giữa ASEAN và các nghị sĩ 10 nghị viện thành viên sau khi Đại hội đồng AIPA 40 thông qua Nghị quyết đưa hợp tác AIPA-ASEAN đi vào hợp tác hiệu quả, thực chất và có chiều sâu; Sửa đổi Quy chế AIPA; sửa đổi Điều lệ và các Quy định mới về Đại hội đồng AIPA; Đổi mới bộ máy tổ chức của Ban thư ký AIPA theo hướng chuyên môn hóa và hiệu quả để đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển; Trụ sở mới của Ban thư ký AIPA; và chương trình hợp tác với một số tổ chức đối tác của AIPA.
Bên cạnh tổ chức Đại hội đồng AIPA 41 vào cuối tháng 8/2020, vào ngày 26/6, Quốc hội Việt Nam sẽ phối hợp cùng Chính phủ để tổ chức Cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo AIPA - ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 36 và đăng cai Hội nghị AIPACODD về phòng chống hiểm họa ma túy ngày 29/6.
Đánh giá về vai trò Chủ tịch AIPA, bà Nguyễn Tường Vân khẳng định năm 2020, việc cùng lúc đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA 41 và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa to lớn, khẳng định vị thế, vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh những cơ hội, những thách thức ngày càng gay gắt đối với Cộng đồng ASEAN, sẽ là thách thức, áp lực và đòi hỏi trọng trách lớn của nước chủ nhà Việt Nam.
Tổng thư ký AIPA Nguyễn Tường Vân cho hay Năm Chủ tịch AIPA của Việt Nam trùng vào thời điểm bùng phát dịch bệnh COVID-19, trong vai trò Chủ tịch AIPA, Quốc hội Việt Nam đã có những hành động kịp thời và tích cực để chung tay cùng Nghị viện các nước thành viên AIPA ứng phó với dịch bệnh. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi thư cho các thành viên AIPA kêu gọi chung tay chống dịch bệnh.
Ngoài ra, Quốc hội Việt Nam còn chủ trì và tham gia các hội nghị trực tuyến trong khu vực để cùng thảo luận các biện pháp ứng phó; nâng cao nhận thức, thông tin toàn diện về nguồn gốc dịch bệnh; điện đàm trao đổi kinh nghiệm; và hỗ trợ, tặng khẩu trang, thiết bị y tế cho một số quốc gia thành viên AIPA và nước bạn bè truyền thống.
Nhận thức được vấn đề buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã có thể là một trong những nguồn gốc của dịch COVID-19, ngày 19/6, Quốc hội Việt Nam được sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn quốc tế (ICCF) đã chủ trì Hội nghị trực tuyến dành cho các nghị sỹ thành viên AIPA về nội dung buôn bán động vật hoang dã, mối liên hệ với đại dịch COVID-19 và ngăn chặn các dịch bệnh trong tương lai.
Cũng theo Tổng thư ký AIPA, những thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát dịch bệnh và phục hồi nền kinh tế trong năm ta đảm nhiệm cả hai vị trí là Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA đã được cộng đồng quốc tế và ASEAN ghi nhận./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN hợp tác, đoàn kết để đẩy lùi dịch COVID-19
08:07' - 24/06/2020
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra vào ngày 26/6/2020 tại Hà Nội bằng hình thức trực tuyến.
-
Tài chính & Ngân hàng
ASEAN+3 thống nhất giải pháp đối phó với nguy cơ khủng hoảng tài chính
21:19' - 23/06/2020
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN đã thống nhất củng cố chương trình thanh khoản khẩn cấp để đối phó hiệu quả hơn với các nguy cơ khủng hoảng tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Nâng cao chủ động của ASEAN trước các thách thức
21:15' - 23/06/2020
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã trao đổi với báo chí về một số nội dung ưu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam và những thách thức trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh báo thủ đoạn tinh vi mới trong buôn lậu, hàng giả công nghệ cao
14:35'
Hội nghị tại Đà Nẵng cảnh báo hàng giả ngày càng tinh vi, sử dụng AI, in 3D, giả mạo thương hiệu xe máy, đòi hỏi hành động quyết liệt và đồng bộ hơn từ các lực lượng chức năng.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút hơn 3,7 tỷ USD vào các khu công nghiệp sau hợp nhất
14:35'
Các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh mới đặt mục tiêu thu hút đầu tư kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 3,73 tỷ USD trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc WHO
14:33'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 tiên phong tại Hội nghị BRICS mở rộng
14:32'
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam sẽ cùng cộng đồng quốc tế không ngừng phấn đấu, đoàn kết và nỗ lực để xây dựng một hệ thống quản trị toàn cầu bình đẳng, bao trùm và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 9,8%
11:14'
Bộ Tài chính bảo đảm không để xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn trong việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp...
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng cá hàng trăm tỷ chưa sử dụng đã “tắc luồng”
11:08'
Dự án cảng cá Cửa Nhượng tại xã Thiên Cầm (tỉnh Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng từ nguồn kinh phí bồi thường sự cố môi trường biển đến nay đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thúc đẩy đầu tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu lúa Thủ đô
09:37'
Hà Nội chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương lập kế hoạch đầu tư đê điều, rà soát đất rừng, phát triển giống lúa mang thương hiệu Thủ đô, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026–2030.