ASEAN 2020: Cường độ năng lượng khu vực ASEAN giảm 21,4% so với năm 2005
Sáng 19/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 và các hội nghị liên quan. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, những năm qua, các quốc gia thành viên ASEAN đã nỗ lực, cùng nhau hợp tác để thực hiện hiệu quả giai đoạn 1 của Kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác năng lượng 2016 - 2025 (APAEC 2016 - 2025).
Tới nay, cơ bản đạt được các mục tiêu năng lượng đề ra trong giai đoạn 1 (2016 - 2020) với các thành tựu cụ thể như cường độ năng lượng khu vựcASEAN hiện đã giảm 21,4% so với năm 2005, vượt mục tiêu ban đầu là giảm 20% vào năm 2020; kết nối đường ống dẫn khí đạt chiều dài gần 4000 km qua 6 quốc gia (Myanmar, TháiLan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Việt Nam) và hình thành 8 trung tâm khí hóa lỏng LNG với tổng công suất là 37,5 triệutấn / năm.
Đáng lưu ý,tăng thêm các dự án kết nối lưới điện giúp tăng công suất trao đổi điện năng lên 10.800 MW vào năm 2020 và sau 2020 tăng lên hơn 16.000MW; dự án thí điểm liên kết, trao đổi điện đa phương giữa Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore đã triển khai thành công giai đoạn 1 với sự kết nối, thực hiện giao dịch mua bán điện giữa Lào và Malaysia thông qua lưới điện của Thái Lan từ tháng 1 năm 2018; tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của khu vực ASEAN ngày càng tăng cao, hướng tới đạt được mục tiêu tỷ lệ gia tăng năng lượng tái tạo là 23% trong năm 2025.
Để tiếp nối những kết quả tích cực đã đạt được trong giai đoạn 1 của APAEC 2016 - 2025, tại Hội nghị lần này các Bộ trưởng tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện và hoàn thành 8 ưu tiên hợp tác năng lượng ASEAN 2020 đã được các Bộ trưởng thống nhất tại Hội nghị AMEM lần thứ 37.
Cùng với đó, thảo luận, thông qua kế hoạch hoạt động cụ thể trong giai đoạn 2 (2021 - 2025) của Kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác năng lượng 2016 - 2025, nhằm mục tiêu tiếp tục thúcđẩy chuyển dịch năng lượng, tăng cường kết nối và trao đổi mua bán điện song phương và đa phương giữa các quốc gia thành viên ASEAN; thông qua “Báo cáo triển vọng Năng lượngASEAN lần thứ 6”;
Ngoài ra, đưa ra các biện pháp, kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng nhằm đạt được mức giảm cường độ năng lượng tích cực hơn trong các năm tới; cũng như các biện pháp, kế hoạch cụ thể hướng đến các chính sách đa dạng hóa phát triển nguồn năng lượng trong khu vực ASEAN.Hơn nữa, thông qua mục tiêu về tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng khu vực ASEAN, làm cơsở để thúc đẩy việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo của khu vực trong giai đoạn tới; đồng thời đưa ra được các sáng kiến về chính sách nhằm tăng cường tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện ASEAN, hướng tới tương lai ổn định về các nguồn năng lượng cho khu vực.Đặc biệt, cần đưa ra các sáng kiến, giải pháp để tăng cường trao đổi, hợp tác với các quốc gia đối tác, các tổ chứcquốc tế; và để thúc đẩy đầu tư từ khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng truyền tải năng lượng trong khu vực ASEAN.Trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra các sự kiện chính bao gồm hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 (AMEM 38); hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN+3 lần thứ 17 (AMEM+3); hội nghị Bộ trưởng Năng lượng các nước Đông Á (EAS EMM) lần thứ 14; hội nghị tham vấn giữa các Bộ trưởng Năng lượng ASEAN với IEA, IRENA; hội nghị tham vấn giữa Bộ trưởng Năng lượng các nước Đông Á và các Tổ chức Năng lượng quốc tế;Đối thoại Bộ trưởng – CEO, diễn đàn Doanh nghiệp Năng lượng ASEAN 2020 (AEBF).
Tại các sự kiện này, các Bộ trưởng/Trưởng đoàn các nước tham gia đã xem xét báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN về năng lượng 2016-2025 (APAEC) giai đoạn 1: 2016-2020; thông qua các dự thảo cho APAEC giai đoạn 2: 2021-2025; thông qua ấn phẩm “Tầm nhìn Năng lượng ASEAN số 6”; tổng kết hoạt động của các mạng lưới ASEAN về năng lượng theo từng chuyên ngành gồm than và công nghệ than sạch, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo, kế hoạch và chính sách năng lượng khu vực, năng lượng nguyên tử dân dụng; Xem xét thông qua kế hoạch triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể với các Đối tác đối thoại của ASEAN như ASEAN+3, các nước Đông Á, IEA, IRENA, ERIA, ACE… Các Bộ trưởng ghi nhận những kết quả nổi bật trong hợp tác năng lượng ASEAN, cụ thể như cường độ năng lượng khu vực ASEAN hiện đã giảm 21,4% so với năm 2005, vượt mục tiêu ban đầu là giảm 20% vào năm 2020; kết nối đường ống dẫn khí đạt chiều dài 3,631 km qua 6 quốc gia Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Việt Nam và hình thành 9 trung tâm khí hóa lỏng LNG với tổng công suất là 38,75 triệu tấn/năm. Cùng với đó, tăng thêm các dự án kết nối lưới điện giúp tăng công suất trao đổi điện năng lên 10.800 MW vào năm 2020 và sau 2020 tăng lên hơn 16.000 MW; dự án thí điểm liên kết, trao đổi điện đa phương giữa Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore đã triển khai thành công giai đoạn 1 với sự kết nối, thực hiện giao dịch mua bán điện giữa Lào và Malaysia thông qua lưới điện của Thái Lan từ tháng 1 năm 2018. Ngoài ra, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của khu vực ASEAN ngày càng tăng cao, hướng tới đạt được mục tiêu tỷ lệ gia tăng năng lượng tái tạo là 23% trong năm 2025. Với chủ đề hợp tác năng lượng năm 2020 là: “Chuyển dịch năng lượng hướng đến phát triển bền vững trong khu vực ASEAN”, trong bối cảnh nguy cơ dịch bệnh COVID-19 còn thường trực, các Bộ trưởng/trưởng đoàn thống nhất thúc đẩy nỗ lực và sáng kiến ứng phó với COVID-19; tăng cường hợp tác để hoàn thành các các chỉ tiêu về năng lượng năm 2020. Trên tinh thần của một cộng đồng ASEAN “Gắn kết và Chủ động thích ứng” cùng với sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài và các tổ chức quốc tế, các Bộ trưởng/Trưởng đoàn tin tưởng các cam kết về phát triển năng lượng ASEAN và quá trình chuyển dịch năng lượng chắc chắn sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hướng tới mục tiêu xây dựng ngành năng lượng ASEAN bền vững và thân thiện với môi trường. Đây là lần đầu tiên hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN thường niên được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các Bộ trưởng/Trưởng đoàn năng lượng của 10 nước thành viên, Ban Thư ký ASEAN (ASEC), Trung tâm năng lượng ASEAN (ACE), các Tổ chức: Hội đồng Dầu khí ASEAN (ASCOPE), đại diện của Hội nghị quan chức cao cấp của các đơn vị điện lực ASEAN (HAPUA). Cùng đó là các Đoàn đại biểu cấp cao của các quốc gia đối tác trong các khuôn khổ đối thoại của AMEM gồm ASEAN+3 gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc; EAS EMM (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga, Hoa Kỳ) và các tổ chức quốc tế khác như: Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA). Về phía Việt Nam có sự tham dự của đại diện các đơn vị của Bộ Công Thương, các tập đoàn, tổng công ty thuộc lĩnh vực năng lượng, dầu khí, than trực thuộc Bộ Công Thương. Với vai trò là nước chủ nhà và chủ tịch của hội nghị AMEM lần thứ 38 và các hội nghị liên quan, Việt Nam đã tích cực làm việc và phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký ASEAN để hội nghị diễn ra thành công, tốt đẹp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Thúc đẩy hợp tác về nhiên liệu sinh học cho giao thông
18:16' - 18/11/2020
Chiều 18/11 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị các Quan chức cấp cao về năng lượng (SEOM) trù bị để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng các nước Đông Á lần thứ 14.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Hợp tác về năng lượng giữa khu vực ASEAN+3
16:05' - 18/11/2020
Tại cuộc họp trù bị Trưởng đoàn các nước ASEAN đã thống nhất được các nội dung trong hợp tác và hỗ trợ về vấn đề năng lượng để trình thông qua tại Hội nghị AMEM 38 vào ngày 19/11 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương thu hút 500 doanh nghiệp
20:58'
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025 đã tạo môi trường giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp, chia sẻ ngành hàng kinh doanh, kết nối khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Số chuyến bay qua Tân Sơn Nhất dịp 30/4 -1/5 sẽ tăng 10%
20:57'
Dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các chuyến bay qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng 10% so với ngày thường. Ngày cao điểm nhất có khoảng 126.000 lượt khách qua sân bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
20:27'
Mức độ c thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại Quảng Trị
19:45'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị gồm: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48'
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54'
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50'
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam - nơi chảy mãi dòng tin chiến thắng
15:33'
Trụ sở TTXVN - địa chỉ lịch sử 50 năm trước giờ khang trang, rực rỡ hơn để hòa cùng niềm vui, niềm tự hào và tinh thần độc lập của người Việt Nam.