ASEAN 2020: Thủ tướng Thái Lan đề xuất ba hành động để thúc đẩy ASEAN hậu COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Prayut nhấn mạnh sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã đẩy Thái Lan và cộng đồng toàn cầu vào cách sống “bình thường mới”, trong khi thế giới cũng đang tiến tới giai đoạn địa chính trị không ổn định, tác động tới an ninh và ổn định quốc tế. ASEAN nên hợp tác để đối phó với những xu hướng đó bằng cách tăng cường chủ nghĩa khu vực, cũng như tinh thần chia sẻ, đồng thời bảo tồn tính trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.
Nhân dịp này, Thủ tướng Prayut đã đề xuất ba đường hướng hành động nhằm thúc đẩy ASEAN thời hậu COVID-19, đó là ASEAN kết nối hơn, ASEAN mạnh mẽ hơn và ASEAN miễn dịch tốt hơn.
Về đề xuất “ASEAN kết nối hơn”, Thủ tướng Prayut kêu gọi các quốc gia thành viên khẩn trương làm cho ASEAN thực sự kết nối bằng cách đẩy nhanh việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025, cũng như thúc đẩy kết nối và phát triển cơ sở hạ tầng xanh để tạo ra ASEAN liền mạch và bền vững.
Ông Prayut cũng kêu gọi ASEAN bắt đầu xem xét các đường hướng chung trong việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa vốn đang trở thành trở ngại cho việc đi lại nhằm giúp khôi phục các doanh nghiệp và kết nối giữa người dân với người dân.
Về đề xuất “ASEAN mạnh mẽ hơn” bằng việc “xây dựng sức mạnh từ bên trong”, đó là thông qua việc thúc đẩy hội nhập kinh tế và tiến hành ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong năm nay để ASEAN phục hồi về mặt kinh tế.
Thủ tướng Thái Lan đề xuất thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số vì nền kinh tế số là chìa khóa quan trọng giúp làm tăng giá trị GDP của ASEAN. ASEAN cũng phải xây dựng sức mạnh của mình về đa dạng sinh học bằng cách sử dụng công nghệ và đổi mới để sản xuất hàng hóa và dịch vụ có giá trị cao, cũng như thân thiện với môi trường, phù hợp với “Mô hình kinh doanh BCG”.
Về đề xuất “ASEAN miễn dịch tốt hơn”, Thủ tướng Prayut kêu gọi ASEAN chuẩn bị cho những biến động và thách thức có thể phát sinh trong tương lai bằng cách tạo ra khả năng miễn dịch dài hạn.
Sau khi nhấn mạnh việc Thái Lan áp dụng Triết lý kinh tế vừa đủ, Thủ tướng Prayut cho rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 đã chứng minh rõ ràng rằng ASEAN phải duy trì việc đưa người dân vào trung tâm và coi trọng việc chăm sóc mọi nhóm dân cư, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm lao động nhập cư.
Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Prayut đã cùng các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua “Tuyên bố Tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về một ASEAN Gắn kết và Chủ động thích ứng”, đồng thời bày tỏ quyết tâm của Thái Lan trong việc tăng cường hợp tác và đoàn kết của ASEAN, trong khi tìm kiếm sự hợp tác với các đối tác bên ngoài để có thể đối phó với mọi thách thức bên trong và bên ngoài một cách hiệu quả.
Cũng trong ngày 26/6, Thủ tướng Thái Lan Prayut đã có bài phát biểu tại Phiên họp Đặc biệt của Lãnh đạo ASEAN về “Trao quyền cho phụ nữ trong kỷ nguyên kỹ thuật số” theo hình thức trực tuyến. Thủ tướng Prayut ca ngợi Việt Nam công nhận tầm quan trọng của việc trao quyền cho phụ nữ và chọn “Trao quyền cho phụ nữ trong kỷ nguyên kỹ thuật số” là một phần của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và các Hội nghị liên quan, điều cũng phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững, đặc biệt là Mục tiêu 5 về “đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”.
Thủ tướng Prayut khẳng định Thái Lan sẵn sàng hỗ trợ ASEAN trong việc trao quyền cho phụ nữ một cách bền vững dù là trong kinh tế, chính trị hay xã hội. ASEAN nên ưu tiên các vấn đề như thúc đẩy tiếp cận tài chính để trao quyền cho những phụ nữ sở hữu các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) cũng như thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong khu vực chăm sóc sức khỏe để giải quyết những thách thức chung gặp phải hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Đề cao đóng góp của phụ nữ trước những chuyển đổi của thời đại số
17:24' - 26/06/2020
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đại biểu cùng chia sẻ và trao đổi ý kiến về phương hướng nhằm thúc đẩy và đề cao hơn nữa vai trò, đóng góp của phụ nữ trước những chuyển đổi mạnh mẽ của thời đại số.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Hội nghị Cấp cao lần 36 nhấn mạnh sự đoàn kết nội khối trong đại dịch COVID-19
16:57' - 26/06/2020
Nhiều hãng thông tấn quốc tế ngày 26/6 đưa tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Nhà lãnh đạo ASEAN và các Đối tác đã tham dự Phiên khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần 36 bằng hình thức trực tuyến.
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN 2020: Các nước ASEAN tin tưởng vào năng lực ngoại giao của Việt Nam
16:46' - 26/06/2020
Tờ Nikkei Asia Review ngày 25/6 đã có bài viết đánh giá Việt Nam là một nước chủ nhà có năng lực trong những lần giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN trước đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà sản xuất Thái Lan gấp rút tìm cách ứng phó với mức thuế quan mới của Mỹ
14:27'
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Thái Lan, cho biết Chính phủ nên đưa ra các biện pháp để hỗ trợ ngành ô tô và các ngành công nghiệp khác bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu ứng phó thế nào với bài toán lạm phát - tăng trưởng?
10:28'
Theo báo La Tribune của Pháp, việc tăng thuế nhập khẩu có nguy cơ làm chậm tăng trưởng khu vực đồng euro (Eurozone) và đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng lên trong ngắn hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại
09:58'
Cả Ấn Độ và Mỹ đều cam kết tăng tốc các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương (BTA), nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại giữa hai quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
FTA EU-Mercosur sẽ bù đắp tác động của chính sách thuế quan mới của Mỹ?
09:57'
Pháp đã họp với 10 nước EU để thảo luận về một thỏa thuận thương mại có thể có với khối Mercosur nhằm bù đắp tác động của chính sách thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu từ các nước EU.