ASEAN 2020: Các nước ASEAN tin tưởng vào năng lực ngoại giao của Việt Nam
Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 36 được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 26/6 phản ánh một thách thức không chỉ đối với cả khối gồm 10 quốc gia thành viên này mà còn đối với riêng Việt Nam, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020.
Đây là nhận định của chuyên gia phân tích cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Australia Huong Le Thu (Lê Thu Hương).Trong bài viết về vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam được đăng tải trên tờ Nikkei Asia Review ngày 25/6, chuyên gia trên phân tích Việt Nam là một nước đến sau, gia nhập ASEAN vào năm 1995 - gần 3 thập kỷ sau khi khối này được thành lập - trong bôi cảnh nền kinh tế Việt Nam tụt hậu so với 6 nước thành viên đã gia nhập ASEAN trước đó.
Tuy nhiên, 1/4 thế kỷ sau đó đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Việt Nam, và hiện Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh mẽ bất chấp những tác động gần đây của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với khu vực. Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn bài viết nhận định Việt Nam đã làm rất tốt trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và nhận được sự tôn trọng từ các quốc gia thành viên ASEAN giàu có hơn và phát triển hơn như Singapore, Thái Lan và Malaysia vì đã kiểm soát được dịch bệnh này.Về mặt kinh tế, Việt Nam kém phát triển hơn so với nhiều quốc gia thành viên ASEAN khác, nhưng Việt Nam vẫn sẵn sàng giảm thiểu tác động kinh tế từ dịch COVID-19, phục hồi nhanh hơn trước sự suy thoái kinh tế toàn cầu sau đại dịch và thích nghi với các cơ hội mới tốt hơn hầu hết các nước láng giềng.
Bài viết đánh giá Việt Nam đã chứng tỏ là một nước chủ nhà có năng lực trong những lần giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN trước đây.Theo đó, Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý xung đột ở Biển Đông và Việt Nam đang nổi lên như là quốc gia bảo vệ hiện trạng lãnh thổ trên tuyến đầu ở khu vực.
Quan trọng hơn, Việt Nam đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sự phù hợp về thể chế của ASEAN trong khu vực.
Bài viết nhấn mạnh với tất cả các lý do trên, các nước thành viên ASEAN tỏ ra tin tưởng vào năng lực ngoại giao của Việt Nam, ngay cả trong hoàn cảnh phải tổ chức hội nghị theo hình thức trực tuyến và thiếu sự chuẩn bị.
Họp trực tuyến đồng nghĩa không có các cuộc trò chuyện trong hậu trường để xây dựng sự đồng thuận quan trọng - thước đo thành công của ASEAN. Hội nghị cấp cao này vốn bị trì hoãn gần 2 tháng qua vì đại dịch COVID-19 đòi hỏi một phong cách ngoại giao mới từ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Tác giả bài viết khẳng định tin tưởng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm tốt để duy trì đồng thuận của ASEAN trong bối cảnh những quan điểm khác biệt ngày càng tăng về tương lai của khu vực./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Viện Tầm nhìn châu Á: Việt Nam thúc đẩy sớm tiến trình đàm phán RCEP
17:40' - 25/06/2020
Phóng viên TTXVN tại Campuchia đã trao đổi với Tiến sĩ Chheang Vannarith, Chủ tịch Viện Tầm nhìn châu Á (AVI) về những sáng kiến của Việt Nam nhằm thúc đẩy sớm tiến trình đàm phán Hiệp định RCEP.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Tổng thư ký ASEAN đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam
17:21' - 25/06/2020
Tổng thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Dato Lim Jock Hoi đã đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN.
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN 2020: Lào đánh giá cao Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN
21:36' - 24/06/2020
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN của Lào, ông Thongphane Savanphet đánh giá Việt Nam đang làm tốt vai trò của mình trong cương vị là Chủ tịch ASEAN 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Chiến tranh thương mại có thể cản trở sự phát triển của AI
15:26'
IEA nhận định sự leo thang căng thẳng thuế quan toàn cầu có thể làm chậm đà tăng trưởng của lĩnh vực dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed: Kinh tế Mỹ đối mặt rủi ro giảm tốc và lạm phát cao
11:11'
Các nhà hoạch định chính sách gần như nhất trí rằng nền kinh tế Mỹ đối mặt với rủi ro lạm phát cao và tăng trưởng chậm lại cùng lúc.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ kinh tế Thụy Sỹ thiệt hại nặng vì thuế quan của Mỹ
09:10'
Trung tâm nghiên cứu kinh tế (KOF) của trường ETH Zurich ngày 9/4 cảnh báo rằng kế hoạch thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Thụy Sỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
ECB cảnh báo lạm phát cao làm chậm quá trình bình thường hóa tiền tệ
07:21' - 09/04/2025
Các nhà kinh tế cho biết sự sụt giảm trên thị trường tài chính toàn cầu do chương trình áp thuế quan của Mỹ đã củng cố khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa vào tuần tới.
-
Ý kiến và Bình luận
AmCham Việt Nam và Hiệp hội chăn nuôi tiếp tục lên tiếng về thuế quan của Mỹ
20:52' - 08/04/2025
Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) đã có những đề xuất, kiến nghị nhằm hài hòa lợi ích cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Hong Kong: Cửa ngõ kết nối hợp tác tài chính Việt Nam - Trung Quốc
19:57' - 08/04/2025
Với vai trò là một thành phố quốc tế, Hong Kong (Trung Quốc) luôn hy vọng mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống D. Trump muốn EU tăng nhập khẩu năng lượng
08:27' - 08/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/4 xác nhận các mức thuế dự kiến đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) sẽ được triển khai theo đúng kế hoạch.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ dọa áp thuế bổ sung 50% với Trung Quốc
07:46' - 08/04/2025
Ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ áp thuế bổ sung 50% lên hàng hóa từ Trung Quốc nếu nước này không rút lại mức thuế trả đũa 34% đối với Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Giới chuyên gia kêu gọi chính phủ hành động trước rủi ro kinh tế
09:03' - 07/04/2025
Chính phủ nước này cần nhanh chóng quyết định ngân sách bổ sung để hỗ trợ nền kinh tế vốn đang suy yếu và sẽ tiếp tục trì trệ cho dù cựu Tổng thống Yoon Suk-yeol đã bị bãi nhiệm.