ASEAN có thể hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?
Theo các nhà kinh tế, cuộc chiến thương mại mà Mỹ khơi mào có thể giáng một đòn nữa vào nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2019, nhưng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể được lợi từ tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Nếu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung kéo dài, kinh tế Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với sức ép lớn khi lòng tin tiêu dùng và kinh doanh yếu hơn có thể cản trở chi tiêu của các hộ gia đình và đầu tư ở trong nước.Trong khi đó, một số nước thành viên ASEAN được cho là sẽ thay thế Trung Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong lúc nền kinh tế các nước này tăng trưởng ổn định nhờ nhu cầu trong nước mạnh.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,5% trong quý III/2018, mức thấp nhất kể từ quý I/2009, khi kinh tế thế giới gánh hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.Giới phân tích cho rằng, dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết thực hiện các biện pháp tài khóa mạnh, bao gồm cắt giảm thuế, giới lãnh đạo nước này có thể phải chấp nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại ở mức khoảng 6% trong năm 2019.
Nhà kinh tế cấp cao thuộc Viện nghiên cứu Mizuho ở Tokyo, Kaori Yamato, nhận xét các số liệu kinh tế như sản lượng, lợi nhuận doanh nghiệp, tỷ lệ cơ hội việc làm trên nhu cầu, doanh số bán lẻ và xuất khẩu cho thấy kinh tế Trung Quốc đã rơi vào đình trệ vào tháng 8/2018 và sẽ vẫn tăng trưởng chậm trong giai đoạn kéo dài nếu xuất khẩu đi xuống, do cuộc chiến trả đũa lẫn nhau về thuế với Mỹ ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và tiêu dùng của Trung Quốc.
Cho đến nay, Mỹ, một trong những thị trường lớn của thế giới, đã áp mức thuế lên đến 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc, tương đương khoảng một nửa giá trị hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc mỗi năm.
Đáp lại, Trung Quốc đã đánh thuế lên hơn 80% số hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Tại cuộc gặp ở Buenos Aires ngày 1/12, Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Mỹ đã nhất trí hoãn tăng thuế lên hàng hóa của nhau và nỗ lực hoàn tất đàm phán về vấn đề công nghệ cũng như quyền sở hữu trí tuệ trong 90 ngày.
Tuy nhiên, Mỹ cảnh báo, nếu sau thời hạn này, các bên không đạt được thỏa thuận, thuế sẽ tăng từ 10% lên 25%, một thất bại sẽ lại gây ra những căng thẳng thương mại.
Nhà kinh tế Malcolm Cook ở Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore cho rằng khoảng cách giữa mong muốn của Mỹ và sự sẵn lòng đáp ứng của Trung Quốc là rất lớn và căng thẳng thương mại sẽ tiếp tục trong năm 2019. Theo ông, cuộc chiến thương mại sẽ khiến Trung Quốc thiệt hại nhiều hơn Mỹ. Giám đốc bộ phận nghiên cứu châu Á của Đại học Temple (Nhật Bản), Jeff Kingston, bày tỏ lo ngại rằng sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ kéo nền kinh tế của các quốc gia ASEAN đi xuống, bởi những nước này đang cung ứng thiết bị cho các nhà chế tạo ở Trung Quốc. Theo ông Kingston, Trung Quốc là động lực tăng trưởng của khu vực nên nếu nền kinh tế nước này suy yếu, tác động sẽ nghiêm trọng.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác lạc quan hơn về triển vọng của các nền kinh tế ASEAN, khi một số nền kinh tế lớn, đặc biệt là Nhật Bản, đang tăng cường đầu tư ở khu vực này, giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Một số công ty nước ngoài gần đây đã chuyển các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang các nước ASEAN, do hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc chịu thuế cao khi được xuất sang Mỹ và Mỹ không có nhu cầu lớn.
Kết quả cuộc khảo sát mới đây do Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản tiến hành với hơn 5.000 công ty của Nhật Bản đang hoạt động tại châu Á-Thái Bình Dương cho thấy, 57,4% số công ty Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động tại ASEAN trong một hoặc hai năm tới, so với 48,7% có kế hoạch như vậy tại Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Trung lên kế hoạch cho cuộc tham vấn thương mại trực tiếp
17:25' - 27/12/2018
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 27/12 thông báo Bắc Kinh và Washington đã lên kế hoạch cho một cuộc tham vấn trực tiếp về thương mại vào tháng 1/2019.
-
Kinh tế Thế giới
Phái đoàn Mỹ sắp tới Bắc Kinh để đàm phán thương mại
09:18' - 27/12/2018
Trong tuần bắt đầu từ ngày 7/1/2019 tới, một phái đoàn thương mại Mỹ sẽ tới Bắc Kinh trong tuần bắt đầu từ ngày 7/1/2019 để đàm phán với các quan chức Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.