ASEAN - Nền tảng khôi phục đối thoại trong vấn đề Triều Tiên
Theo tác giả Richard Javad Heydarian, Phó giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế trường đại học De La Salle, Philippines, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thường xuyên phải hứng chịu sự chỉ trích do thiếu những phản ứng và tiếng nói rõ ràng đối với những cuộc khủng hoảng cũng như những vấn đề nghiêm trọng xảy ra trong khu vực của chính tổ chức này.
Từ thảm họa nhân đạo người Rohingya ở Myanmar cho đến những vấn đề trên Biển Đông, ASEAN đều phải vật lộn để có thể tập hợp được tiếng nói phản ứng thiết thực. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang mang đến cho ASEAN cơ hội trở thành cơ sở, nền tảng duy nhất để khôi phục lại đối thoại và các cuộc đàm phán hòa bình giữa các bên xung đột. Sự đổ vỡ của Vòng đàm phán 6 bên năm 2009 đã khiến Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) trở thành một cơ chế duy nhất cho các cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa các bên có liên quan, từ Seoul và Bắc Kinh cho đến Washington, Tokyo và Bình Nhưỡng.Nhìn chung, Triều Tiên đã thể hiện một cam kết “lạ thường” trong việc tiếp cận, giao thiệp với thế giới bên ngoài khi thông qua ARF để gửi một phái đoàn cấp cao đến tham dự các cuộc họp của ASEAN.
Tháng 8/2017, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-Ho đã tham dự hội nghị ARF tại Manila, nơi ông đã có cuộc gặp, trao đổi tương đối mang tính xây dựng với Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano, người chịu trách nhiệm với nội dung bản dự thảo tuyên bố của ASEAN về những mối quan ngại an ninh khu vực.Ngoại trưởng Ri Yong-Ho cũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, hiện là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, với không khí thậm chí được cho là tích cực hơn. Sau cuộc nói chuyện, Tổng thống Philippines đã mô tả Triều Tiên là một “đối tác đối thoại tốt”, đồng thời khuyến khích, kêu gọi tiếp tục duy trì sự tiếp xúc bền vững giữa ASEAN và Bình Nhưỡng.Triều Triên dường như coi trọng, đánh giá cao ASEAN như một nhân tố tương đối trung lập và quan trọng trong khu vực.Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 4 vừa qua, Bình Nhưỡng đã gửi một bức thư với lời lẽ thân thiện khác thường tới Chủ tịch ASEAN (Tổng thống Duterte), đề nghị ông khuyên các cường quốc, đặc biệt là Mỹ, đừng đe dọa Triều Tiên, nếu không cả thế giới sẽ phải hứng chịu một “thảm họa hạt nhân”.
Bình Nhưỡng cũng kêu gọi ASEAN thúc đẩy “một đề nghị phù hợp” nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng có thể xảy ra từ việc gia tăng căng thẳng hơn nữa. Không lâu sau đó, ông Duterte đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thảo luận viễn cảnh của biện pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng liên Triều.Chính quyền Tổng thống Moon Jae-in cũng đã nhận thấy được giá trị đối tác tiềm năng của ASEAN với hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Trên thực tế, Seoul cũng kêu gọi tổ chức khu vực này đóng vai trò tích cực hơn nữa trong cuộc khủng hoảng.Cuối tháng 8 vừa qua, Hàn Quốc đã lần đầu tiên tổ chức Hội nghị quốc tế về mối quan hệ đối tác ASEAN-Hàn Quốc. Tại hội nghị, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha đã nhiệt liệt hoan nghênh vai trò tích cực hơn của ASEAN đối với cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
Một cố vấn của Tổng thống Moon Jae-in cho biết Chính phủ Hàn Quốc đang rất thiết tha và trông chờ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề này được giảm bớt. Nếu vấn đề này không được xử lý đúng cách, bán đảo Triều Tiên một lần nữa có thể lâm vào cuộc chiến toàn diện. Các cơ chế trung gian như ASEAN được xem là không thể thiếu cho việc khôi phục lộ trình ngoại giao tái thiết hòa bình, phù hợp với tầm nhìn của ông Moon về một khu vực phi vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vào năm 2020. Công bằng mà nói, các quốc gia Đông Nam Á cũng đã chứng tỏ sự đoàn kết và kiên định trước các hành động gây bất ổn của Bình Nhưỡng. Trong những tháng gần đây, ASEAN đã thể hiện rõ sự lo ngại bằng việc tuyên bố “quan ngại sâu sắc” đối với các vụ thử tên lửa liên lục địa của Triều Tiên.Vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng đã làm gia tăng hơn nữa các biện pháp của ASEAN trong việc kiềm chế các động thái khiêu khích của Triều Tiên. Đặt trong bối cảnh mối quan hệ gần gũi về mặt lịch sử và địa lý với Triều Tiên, sự đồng tâm nhất trí của các nước Đông Nam Á là cực kỳ quan trọng đối với việc thực thi có hiệu quả các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Bình Nhưỡng.ASEAN đã rất khôn khéo trong việc duy trì các kênh liên lạc thiết thực với Triều Tiên, trong khi vẫn tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ chiến lược với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Điều này giúp ASEAN có một vị trí duy nhất để đóng vai trò xây dựng và mang lại kết quả trong việc ngăn chặn cuộc xung đột đang đến gần ở Đông Bắc Á.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty Trung Quốc thuê lao động Triều Tiên có thể bị phạt tới 5.000 NDT
09:28' - 05/10/2017
Chính quyền thành phố Đan Đông (Trung Quốc) đã cảnh báo các công ty địa phương rằng họ sẽ bị phạt tiền nếu thuê mới các lao động Triều Tiên, vi phạm các lệnh trừng phạt của LHQ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ: Đối thoại với Triều Tiên không mang lại kết quả
07:41' - 02/10/2017
Ngày 1/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trên trang Twitter cá nhân rằng các cuộc đàm phán với Triều Tiên đã không mang lại kết quả trong suốt 25 năm qua cũng như hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc hướng tới giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên
14:20' - 01/10/2017
Chính phủ Hàn Quốc ủng hộ các nỗ lực hướng tới một giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Cần những sáng kiến ngoại giao mới trong vấn đề Triều Tiên
06:30' - 28/09/2017
Lãnh đạo các nước cần tìm kiếm những sáng kiến ngoại giao và kinh tế mới để khuyến khích Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán, trong bối cảnh mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ quyết không dừng thuế quan bất chấp thị trường bán tháo
11:32'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo lộn kinh tế thế giới vào tuần trước với các biện pháp thuế quan diện rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Châu Phi phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới
11:23'
Liên minh châu Phi (AU) đã phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới của Mỹ, cho rằng các mức thuế cao này sẽ làm xói mòn hàng chục năm hợp tác và trao đổi thương mại giữa hai bên.
-
Kinh tế Thế giới
Đảng Cộng hòa cân nhắc tăng thuế triệu phú lên 40%
11:22'
Chủ tịch nhóm Freedom Caucus tại Hạ viện Mỹ cho rằng mức thuế dành cho triệu phú là một “cách hợp lý để chi trả” cho cam kết tranh cử của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk và DOGE tiếp tục được tiếp cận dữ liệu riêng tư
11:22'
Một tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ đã tạm dừng lệnh cấm tỷ phú Elon Musk và Cơ quan Hiệu quả Chính phủ (DOGE) tiếp cận dữ liệu cá nhân của người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua
11:13'
Ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ dự thảo ngân sách mới vừa được Thượng viện thông qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhiều quốc gia tăng tốc đàm phán với Washington
10:50'
Trước thềm chính sách thuế đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực, nhiều quốc gia tiếp tục có các động thái nhằm thúc đẩy thỏa thuận thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng đe dọa phủ quyết dự luật hạn chế quyền lực của Tổng thống về thuế quan
10:39'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Nhà Trắng đang đe dọa phủ quyết một dự luật lưỡng đảng của Thượng viện nhằm hạn chế quyền áp thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Mỹ Latinh tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cho nông sản
10:39'
Mức thuế cơ bản 10% do Mỹ áp đặt đối với hầu hết các nước Mỹ Latinh có nguy cơ làm lung lay hoạt động xuất khẩu nông sản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống
10:22'
Theo hãng tin Yonhap, sáng 8/4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố quyết định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3/6 để tìm người thay thế cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa bị phế truất.