Australia phát triển công nghệ mới tái chế rác thải nhựa
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, công nghệ mới này đã được cấp bằng sáng chế và là kết quả hợp tác nghiên cứu của Tiến sĩ Len Humphreys, đồng sáng lập và giám đốc điều hành công ty Licella, cùng Giáo sư Thomas Maschmeyer thuộc Đại học Sydney. Công nghệ này được kỳ vọng có thể xử lý hầu hết các loại rác thải nhựa hiện đang không thể tái chế.
Các tác giả của công nghệ mới này cho biết, cơ chế hoạt động của công nghệ mới là chuyển đổi các loại rác thải nhựa thành chất lỏng hoặc hóa chất hình thành nên chất liệu đó. Công nghệ này sử dụng lò phản ứng thủy nhiệt xúc tác (Cat-HTR) xử lý các loại rác thải nhựa thông qua một hình thức tái chế hóa học làm thay đổi nhựa ở cấp độ phân tử, sử dụng nước nóng ở áp suất cao để biến chúng trở lại thành dầu. Từ đó, dầu có thể biến thành hóa chất bitumen, xăng hoặc các loại nhựa khác.
Tiến sĩ Humphreys cho biết công nghệ Cat-HTR đã được cấp bằng sáng chế khác với các công nghệ nhựa-dầu hiện có như nhiệt phân. Không giống như phương thức tái chế vật lý truyền thống, công nghệ mới không yêu cầu phải phân tách nhựa theo loại và màu sắc mà có thể tái chế mọi thứ, từ hộp sữa đến đồ lặn và thậm chí cả các phụ phẩm gỗ. Công nghệ này đã được công ty Licella thử nghiệm trong gần 10 năm qua tại một nhà máy thí điểm ở một bờ biển tại bang New South Wales và đã sẵn sàng được đưa ra thương mại hóa.
Hiện công ty Licella đang triển khai mở nhà máy tái chế thương mại đầu tiên theo công nghệ mới tại Vương quốc Anh. Ông Humphreys cho biết Chính phủ Anh có chính sách tài trợ và môi trường phát triển thuận lợi hơn nhiều so với ở Australia. Thông tin từ công ty Licella cho biết với công nghệ mới, một cơ sở thương mại có thể xử lý khoảng 20.000 tấn nhựa mỗi năm.
Công nghệ mới được các chuyên gia đánh giá cao và Bộ trưởng Môi trường Australia Sussan Ley cũng cho biết chính phủ đang đàm phán với công ty Licella để có thể hỗ trợ phát triển công nghệ tái chế mới này tại Australia.
Trung bình, người dân Australia thải ra khoảng 3,5 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, nhưng hiện tại chỉ có khoảng 10% trong số đó được tái chế. Phần còn lại thường được xử lý bằng cách chôn xuống đất, đốt cháy hoặc vận chuyển ra nước ngoài./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xây dựng kế hoạch hành động giảm thiểu rác thải nhựa đại dương
14:11' - 20/10/2019
Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới, nhựa và túi nilon chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt trong các hộ gia đình.
-
Kinh tế & Xã hội
Tỷ phú Australia chi 300 triệu USD cho sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa
14:35' - 26/09/2019
Sáng kiến này nhằm thúc đẩy sử dụng nhựa tái chế, giảm thiểu hàng trăm triệu tấn rác thải nhựa trên toàn cầu mỗi năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia tiếp tục gửi trả rác thải nhựa ô nhiễm cho Australia
12:56' - 19/09/2019
Indonesia sẽ gửi trả lại Australia 100 container rác thải nhựa tái chế ô nhiễm, trong nỗ lực khẳng định quốc gia Đông Nam Á không muốn trở thành “bãi rác” của thế giới.
-
Doanh nghiệp
Thái Lan phát triển robot thu gom rác thải nhựa
17:54' - 23/08/2019
Cục Tài nguyên Đại dương và Duyên hải của Thái Lan (DMCR) đang phát triển một loại robot có trí tuệ nhân tạo (AI) để thu gom rác thải nhằm ngăn chặn các túi nhựa trôi ra biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.