Ba bất cập trong quy định xử lý thuốc lá điếu nhập lậu
Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực thi Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới.
Trong khi sản xuất kinh doanh trong nước được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp lý nghiêm ngặt, thì việc quản lý thuốc lá lậu trốn thuế lại có nhiều bất cập khiến buôn lậu thuốc lá trong nhiều năm qua luôn là điểm nóng.
Từ cuối năm 2016 trở lại đây, thuốc lá lậu tiếp tục gia tăng trở lại với những diễn biến phức tạp.
Hàng trăm vụ buôn lậu thuốc lá vẫn đang phải “nằm chờ” xử lý vì luật không đồng bộ khiến công tác chống buôn lậu gặp nhiều khó khăn.
Để tìm hiểu rõ hơn về những khó khăn, bất cập cũng như tìm ra giải pháp hiệu quả chống buôn lậu thuốc lá, phóng viên BNEWS đã phỏng vấn ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường, Bộ Công Thương.
BNEWS: Thưa ông, sau một thời gian lắng dịu, tình hình buôn lậu thuốc lá thời gian gần đây lại gia tăng. Xin ông cho biết cụ thể thực trạng này?
Ông Nguyễn Trọng Tín: Từ đầu năm đến nay trên các tuyến biên giới, đường sông, vùng biển, cảng biển hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá lậu vẫn diễn biến phức tạp, thuốc lá điếu ngoại được nhập lậu chủ yếu qua khu vực biên giới của các tỉnh: Long An, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh, Quảng Trị, Quảng Ninh... sau đó vận chuyển về các tỉnh, thành phố trong nội địa để tiêu thụ.
Trong đó, khu vực biên giới của các tỉnh Long An, An Giang, Tây Ninh là địa bàn trọng điểm về nhập lậu thuốc lá điếu ngoại, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là địa bàn buôn bán, tiêu thụ thuốc lá điếu ngoại nhập lậu lớn nhất.
Trên tuyến đường bộ, để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng vận chuyển không theo quy luật nhất định, vận chuyến nhỏ lẻ nhưng trong ngày thực hiện nhiều lượt; lợi dụng thời điểm ban đêm, giờ giao ca, nghỉ trưa của các lực lượng chức năng, các đối tượng gùi cõng hoặc sử dụng xe ô tô (cất giấu trong cabin, trong thùng dầu xe tải, xe đầu kéo), xe gắn máy chạy với tốc độ cao vận chuyển qua các đường mòn lối tắt hai bên cánh gà.
Trước và trong khi vận chuyển thuốc lá ngoại nhập lậu, các đối tượng tổ chức dò, canh đường rất cẩn thận và thường xuyên giám sát chặt mọi hoạt động của lực lượng chức năng.
Trên tuyến biển, các đối tượng buôn lậu thường lợi dụng địa hình vùng biển, đêm tối để hoạt động; sử dụng các loại ghe đánh bắt hải sản, tàu chở hàng hóa để cất giấu thuốc lá điếu ngoại nhập lậu trong các khoang chứa hàng hóa hoặc để lẫn trong các hàng hóa khác.
Địa bàn trọng điểm xảy ra buôn lậu là khu vực Chuồng Vích (xã Gành Dầu), khu vực huyện đảo Phú Quốc và ven biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Trong thị trường nội địa, thuốc lá điếu ngoại nhập lậu tuy không còn bày bán công khai như trước đây nhưng vẫn được các đối tượng bán lén lút tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar, vũ trường, quán cafe, tủ bán thuốc lá lẻ....
Từ đầu năm đến nay, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 2.340 vụ, xử lý 1.321 vụ, thu giữ 356.699 bao thuốc lá các loại, xử phạt vi phạm hành chính trên 4.1 tỷ đồng, thu giữ 7 ô tô, 100 xe máy, 3 ghe, xuồng máy các loại và chuyển cơ quan công an 14 vụ.
BNEWS: Một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng thuốc lá lậu trong thời gian qua một phần là do những bất cập trong quy định xử lý thuốc lá điếu nhập lậu. Ông có thể nói cụ thể hơn về vấn đề này?
Ông Nguyễn Trọng Tín: Hiện nay, có 3 vấn đề bất cập trong quy định xử lý thuốc lá điếu nhập lậu.
Thứ nhất là việc xác định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm hay không?
Kể từ khi Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2015) các Bộ, ngành có những quan điểm khác nhau về cách xử lý đối với hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép thuốc lá điếu nhập lậu. Hiện nay có 2 quan điểm khác nhau đối với việc xác định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm hay không. Cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, theo quy định của Luật thương mại, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn Luật thương mại thì thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm.
Quan điểm thứ hai cho rằng, theo quy định tại Luật đầu tư năm 2014 thì “sản phẩm thuốc lá” thuộc ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện (quy định tại Điều 7 và Phụ lục 4) thì thuốc lá điếu nhập lậu không được xác định là hàng cấm nữa mà là mặt hàng kinh doanh có điều kiện.
Việc không xác định thuốc lá điếu nhập lậu thuộc danh mục hàng cấm hay không dẫn đến gặp khó khăn trong việc áp dụng chế tài để xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu.
Thứ hai là việc xác định mức định lượng thuốc lá điếu nhập lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định của Bộ Luật hình sự năm 1999, hiện nay còn tồn tại hai văn bản quy phạm pháp luật có sự khác nhau về việc xác định số lượng thuốc lá điếu nhập lậu tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể: Theo Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 07 tháng 12 năm 2012 của liên Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao và Viện KSND tối cao về việc hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu thì mức định lượng tối thiếu xử lý hình sự là 1.500 bao đến 4.500 bao.
Theo quy định tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 thì hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên được chuyển cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do có sự khác nhau nêu trên nên việc chuyển giao hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu gặp khó khăn.
Cụ thể: Đối với những vụ việc số lượng trên 500 bao đến dưới 1.500 bao thuốc lá điếu nhập lậu khi chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự lại bị vướng bởi quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC nên không truy cứu trách nhiệm được các đối tượng vi phạm trong những trường hợp này.
Thứ ba là việc truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo giá trị hàng hoá phạm pháp theo quy định tại Bộ Luật hình sự năm 2015.
Theo quy định tại các Điều 190, Điều 191 Bộ Luật hình sự 2015, đối với hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, việc xử lý hình sự căn cứ theo trị giá hàng hoá, số lợi bất chính thu được (sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng), trong khi đó quy định tại Điều 25 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015, việc xử lý hình sự đối với hành vi kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu lại căn cứ theo số lượng hàng hoá.Vì vậy, việc chuyển giao hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự gặp khó khăn do việc xác định dấu hiệu cấu thành tội phạm có sự thay đổi trong Bộ Luật hình sự 2015.
BNEWS: Những chồng chéo và bất cập giữa Bộ Luật hình sự 2015, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Nghị định 124 cần được sửa đổi thế nào để xử lý hiệu quả các đối tượng buôn bán thuốc lá lậu đang ngày càng nguy hiểm như hiện nay?
Ông Nguyễn Trọng Tín: Theo tôi, để chế tài kiểm soát hoạt động đấu tranh chống thuốc lá lậu được đủ mạnh, trấn áp hiệu quả các tội phạm buôn lậu thì cần phải có quy định thống nhất giữa các Luật về quy định thuốc lá nhập lậu bị tịch thu là hàng cấm, đồng thời kiến nghị Quốc hội sửa đổi Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 theo hướng không áp dụng giá trị hàng vi phạm tối thiểu làm căn cứ để định tội và quy định khung đối với các tội danh liên quan đến hoạt động buôn bán, vận chuyển tàng trữ thuốc lá lậu mà xử lý hình sự đối với các hành vi nêu trên dựa trên cơ sở số lượng từ 500 bao trở lên.
BNEWS: Để tiếp tục tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá, Bộ Công Thương sẽ có những giải pháp cụ thể nào?
Ông Nguyễn Trọng Tín: Để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu thuốc lá, Cục Quản lý thị trường tiếp tục triển khai một số giải pháp như sau:
Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Công Thương, xác định thuốc lá là mặt hàng trọng điểm của công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán, vận chuyển kinh doanh hàng nhập lậu.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật, ký cam kết không buôn bán, vận chuyển mặt hàng thuốc lá ngoại nhập lậu cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các trường hợp đã ký cam kết nhưng vẫn vi phạm; vận động sự tham gia đồng bộ của nhân dân, dư luận nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác này.
Trong thị trường nội địa, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn các điểm nóng chuyên kinh doanh mặt hàng thuốc lá điếu ngoại nhập lậu; hạn chế tối đa tình trạng bày bán công khai thuốc lá điếu ngoại nhập lậu tại các cửa hàng, khu vực công cộng, điểm kinh doanh. Tại địa bàn các tỉnh biên giới, tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng như Hải quan, Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển để tạo thành sức mạnh tổng hợp từ Trung ương và địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Công chức, người lao động trong ngành Quản lý thị trường thực hiện nghiêm việc không sử dụng thuốc lá điếu nhập lậu. Bên cạnh đó cần vận động người thân, kết hợp công tác tuyên truyền vận động nhân dân không sử dụng thuốc lá nhập lậu nhằm triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
BNEWS: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Thị trường
Tháo gỡ khó khăn trong xử lý mua bán, vận chuyển thuốc lá lậu
10:26' - 06/06/2017
Theo Đại tá Lê Văn Hòa, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu ngày càng tinh vi, manh động và liều lĩnh.
-
Thị trường
Long An thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp chống buôn lậu thuốc lá
09:13' - 30/05/2017
Đoàn công tác của Ban chỉ đạo phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại Trung ương đã làm việc với Long An về tình hình chống buôn lậu, chủ yếu là vận chuyển trái phép thuốc lá qua biên giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Lo ngại trước hệ lụy đấu giá thuốc lá lậu bị tịch thu
08:56' - 26/05/2017
Lo ngại trước những hệ lụy nghiêm trọng của việc thuốc lá nhập lậu bị tịch thu được bán đấu giá, Hiệp hội thuốc lá Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị việc duy trì tiêu hủy thuốc lá nhập lậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất tiếp tục duy trì tiêu hủy thuốc lá nhập lậu bị tịch thu
18:46' - 04/05/2017
Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuốc lá hợp pháp tại Việt Nam vừa đồng loạt kiến nghị Chính phủ ủng hộ việc tiếp tục duy trì tiêu hủy thuốc lá nhập lậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu
18:13' - 19/04/2017
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu thuốc lá "vẫn chỉ cắt ngọn bỏ gốc"
13:13' - 29/03/2017
Không phải là thời điểm cuối năm nhưng “chảo lửa” buôn lậu tại khu vực biên giới Tây Nam vẫn luôn nóng cả ngày lẫn đêm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.