Ba lực lượng "bắt tay" chống tội phạm về ma túy
Ngày 25/4, Hội nghị trực tuyến tổng kết Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 9/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển” diễn ra tại Hà Nội.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.*Tăng cường phối hợp điều tra, xử lý các vụ ánTheo Báo cáo tổng hợp của Bộ Công an, địa bàn phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan tập trung ở 50 tỉnh, thành phố, chủ yếu trên tuyến biên giới đất liền, giáp biển và một số địa phương ở trong nội địa.Trong đó, 19 địa phương có 4 lực lượng (Công an, Biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển); 22 địa phương có 3 lực lượng (Công an, Biên phòng, Hải quan hoặc Cảnh sát biển); 9 địa phương có 2 lực lượng (Công an, Biên phòng hoặc Hải quan).
Trong những năm qua, sự phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển trong công tác phát hiện, đấu tranh chuyên án và điều tra các vụ án về ma túy ngày càng được tăng cường hơn.
Trong đó, tỷ lệ phát hiện, bắt giữ tội phạm và thu giữ ma túy ở 25 tỉnh biên giới đất liền đã tăng lên (từ 10% năm 2002 đến nay lên trên 25% tổng số vụ trong cả nước), thể hiện sự phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng phòng, chống ma túy, quyết tâm đấu tranh quyết liệt với tội phạm ma túy ngay từ địa bàn biên giới, hạn chế đến mức thấp nhất lượng ma túy mua bán, vận chuyển trái phép vào trong nội địa. Đặc biệt, đã khám phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, triệt phá nhiều tụ điểm phức tạp về ma túy tại các tuyến, địa bàn trọng điểm.
Theo thống kê, có trên 10% số vụ trong tổng số vụ của 44 tỉnh, đơn vị ở cấp Bộ phát hiện bắt giữ có sự phối hợp điều tra giữa 4 lực lượng. Sự phối hợp này không chỉ ở giai đoạn trao đổi thông tin mà có nhiều vụ đã phối hợp ngay từ khi xác lập, đấu tranh chuyên án, điều tra ban đầu và điều tra mở rộng vụ án… Do đó tạo thuận lợi, kịp thời, hiệu quả trong điều tra, xử lý tội phạm.Việc thực hiện Quyết định số 133 của Thủ tướng Chính phủ đã được 4 lực lượng ở các cấp quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trên nhiều nội dung công tác.Trong đó, nổi bật là: Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ các lực lượng tiếp tục được nâng lên, phát huy được vai trò chủ công, nòng cốt, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết gắn bó chặt chẽ hơn trong công tác phối hợp phòng chống tội phạm ma túy trong cả nước nói chung và ở khu vực biên giới, cửa khẩu, trên biển nói riêng.
Các lực lượng đã phối hợp thực hiện tốt chức năng tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội và toàn dân tham gia công tác phòng chống tội phạm ma túy, góp phần kiềm chế sự gia tăng, không để tội phạm ma túy hoạt động phức tạp kéo dài tại địa bàn biên giới.
Công tác phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong trao đổi, xử lý, xác minh thông tin, xác lập, đấu tranh chuyên án chung từng bước đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả. Các bên đã thường xuyên hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, sử dụng các phương tiện kỹ thuật, góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ của từng lực lượng và chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp.
Việc mở rộng mối quan hệ phối hợp với Công an, Cảnh sát các nước Lào, Trung Quốc, Campuchia được tăng cường không chỉ ở cấp Trung ương mà cả cấp địa phương, cơ sở, đặc biệt là đối với lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm ma túy của nước Bạn…
*Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợpPhát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đánh giá cao kết quả phối hợp đã đạt được giữa các lực lượng trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý, trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự nước ta.Trong đó, đáng chú ý là tình hình các loại tội phạm phi truyền thống, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài sẽ gia tăng cả về số vụ, quy mô, tính chất, mức độ nguy hiểm. Đặc biệt, tình hình tội phạm ở khu vực biên giới, cửa khẩu, trên biển tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, nhất là tội phạm về ma túy, môi trường, tội phạm mua bán người, buôn lậu, đối tượng truy nã…
Hoạt động của các loại tội phạm ngày càng có xu hướng cấu kết chặt chẽ, đan xen lẫn nhau, hình thành các băng nhóm, tổ chức, đường dây tội phạm hoạt động lưu động liên tỉnh, xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài ngày càng rõ nét hơn.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh, các lực lượng tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy và hành động trong công tác nắm, phân tích, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội.Phó Thủ tướng yêu cầu, các lực lượng, tiếp tục phối hợp làm tốt công tác tham mưu, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, các chương trình mục tiêu quốc gia của Trung ương Đảng, Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người; tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện tốt các kế hoạch phòng, chống tội phạm mà Chính phủ xác định là trọng tâm như: Kế hoạch phối hợp tuyên truyền phòng, chống ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào; các kế hoạch chuyên đề phòng, chống tội phạm mua bán người, tội phạm buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, các đơn vị, tích cực phối hợp tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận “lòng dân”.Các lực lượng, đẩy mạnh công tác dân vận, tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, bảo vệ An ninh Tổ quốc; thường xuyên xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến theo hướng xã hội hóa ngày càng cao với nhiều hình thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải ngay từ cơ sở.
Các đơn vị thường xuyên phối hợp giải quyết tốt các yêu cầu trong công tác nghiệp vụ cơ bản; các hoạt động điều tra xử lý tội phạm, điều tra mở rộng vụ án; các hoạt động bổ trợ, hỗ trợ tư pháp, giám định, hồ sơ nghiệp vụ; quản lý hành chính, bảo vệ biên giới, nghiệp vụ hải quan… ở địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển.
Các lực lượng tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp để duy trì, củng cố, nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp, nhất là trong việc tổ chức giao ban định kỳ, trao đổi, cung cấp và xử lý thông tin, phối hợp hướng dẫn và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của mỗi lực lượng.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị, các đơn vị tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, bảo vệ nội bộ, phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, bị tội phạm lôi kéo, “bảo kê” cho các loại tội phạm,…Các lực lượng thường xuyên phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ, kỹ năng cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức của các lực lượng; Tổ chức các hoạt động giao lưu, ký giao ước thi đua; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng; xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó chặt chẽ, hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng trên mặt trận phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trong toàn quốc nói chung và khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển nói riêng.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện nghiệp vụ, kinh phí, chế độ chính sách và các điều kiện đảm bảo; Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng của các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới trong bảo vệ, quản lý an ninh, chủ quyền biên giới lãnh thổ và phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự, góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững…Nhân dịp này, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Tổng cục Hải quan đã ký kết Quy chế phối hợp đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển/.- Từ khóa :
- chính phủ
- bộ công an
- hải quan
- an ninh
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá đường dây buôn bán ma túy từ Bắc vào Nam
18:24' - 24/04/2017
Công an TP.HCM vừa triệt phá một đường dây mua bán ma túy lớn, thu giữ 4,275 kg ma túy đá, 292 viên thuốc lắc, hai khẩu súng và gần 1 tỷ đồng tiền mặt.
-
Kinh tế và pháp luật
Lào Cai: Bắt giữ 2 đối tượng tàng trữ, vận chuyển trái phép 6.000 viên ma túy tổng hợp
16:40' - 23/04/2017
Hải quan Lào Cai phối hợp cùng Công an tỉnh Lào Cai đã phát hiện và bắt giữ 2 đối tượng có hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép 6000 viên ma túy tổng hợp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.