Ba xu hướng chính định hình ngành bán lẻ năm 2025
Về dài hạn, triển vọng tiêu dùng của Việt Nam khá tích cực. Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2024 ước tính khoảng 276,37 tỷ USD, dự báo tăng lên 488,08 tỷ USD vào năm 2029, tương ứng với mức tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) giai đoạn 2024 - 2029 là 12,05%.
Về ngắn hạn, tiêu dùng của Việt Nam khá chậm trong năm 2024, do ảnh hưởng của lạm phát và xu hướng tăng tiết kiệm khi niềm tin của người tiêu dùng vào nền kinh tế chưa được phục hồi hoàn toàn. Tiêu dùng được kỳ vọng sẽ cải thiện dần kể từ năm 2025.
Các yếu tố có tác động tới ngành bán lẻ trong thời gian tới bao gồm: Sự gia tăng của thương mại hiện đại, bao gồm các hình thức bán lẻ có tổ chức như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và cả hàng mini đã tăng trưởng đáng kể tại Việt Nam trong những năm gần đây.Các chuỗi bán lẻ đang mở rộng vào các khu vực ít đô thị hơn, các kênh thương mại số và hiện đại đang dần chiếm lĩnh, mang đến khả năng tiếp cận tốt hơn cho người tiêu dùng nông thôn.
Bên cạnh đó, mô hình chiến lược toàn diện đa kênh, kết hợp giữa trải nghiệm mua sắm đang kéo khách hàng chuyển hướng từ kênh mua sắm ở chợ truyền thống sang các kênh bán lẻ hiện đại.
Sự gia tăng giàu có hộ gia đình và sự phát triển của tầng lớp trung lưu đang diễn ra. Cơ cấu tầng lớp kinh tế Việt Nam đang thay đổi mạnh mẽ. Tầng lớp trung lưu tiếp tục mở rộng, thúc đẩy tiêu dùng. Năm 2024, có khoảng 56% hộ gia đình Việt Nam có mức thu nhập trên 15 triệu (592 USD) mỗi tháng. World Data Lap, tổ chức phân tích dữ liệu uy tín toàn cầu, trụ sở tại Vienna, Áo dự báo Việt Nam sẽ có thêm 23,2 triệu người gia nhập nhóm trung lưu trong 10 năm tới.Bên cạnh đó, thanh toán số đã trở nên phổ biến, với gần 40% người tiêu dùng sử dụng ứng dụng ngân hàng cho những lần mua sắm gần đây nhất. Sự chuyển biến này góp phần mở rộng khả năng tiếp cận tài chính, đặc biệt là ở các khu vực đô thị, nơi thương mại hiện đại đã có những bước tiến đáng kể. Nền kinh tế internet của Việt Nam đang được định giá 30 tỷ USD, chiếm 7% GDP 2023. Shopee đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhưng Tiktok đang nhanh chóng nổi lên như một đối thủ mạnh trong thị trường số, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại xã hội.Năm 2024, 62% dân số thuộc độ tuổi lao động; trong đó, 49% nằm trong độ tuổi từ 20 – 39 tuổi. Ngoài ra, sự tham gia của nữ giới vào nền kinh tế cũng rất cao, khoảng 88% phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 64 tham gia lao động, cao hơn so với mức 40% ở Indonesia và 25% ở Ấn Độ. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lao động cao sẽ là yếu tố quan trọng khuyến khích tiêu dùng nhiều hơn. Tuy nhiên, đến năm 2036, lợi thế về cơ cấu dân số sẽ giảm dần.Bước vào năm 2025, góc nhìn kinh tế Việt Nam sẽ chứng kiến một sự thay đổi lớn khi người tiêu dùng tăng sự quan tâm tới cách chi tiêu. Để thích ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp đang cố gắng nắm bắt nhanh xu hướng tiêu dùng trong năm 2025 và đưa ra những giải pháp tối ưu trải nghiệm đối với khách hàng.Trong cuộc khảo sát tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương được thực hiện bởi Công ty PWC, có khoảng 63% người tiêu dùng vẫn lo ngại về lạm phát. Tuy nhiên, khi bỏ qua lạm phát, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có xu hướng tăng chi tiêu, đặc biệt trong dịp Tết. Cuộc khảo sát khoảng 7.000 người tiêu dùng; trong đó, có 515 người tiêu dùng Việt Nam cho thấy, 63% người tiêu dùng Việt Nam kỳ vọng tăng chi tiêu đối với hàng hóa thiết yếu, 52% tăng chi tiêu đối với quần áo, và 48% người được khảo sát lựa chọn tăng chi tiêu đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.Xu hướng chính chính của người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2025 đó là ưu tiên đối với hàng thiết yếu và sản phẩm chăm sóc sức khỏe, ngoài hàng thiết yếu và quần áo. Đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe để xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp.Thực tế cho thấy, bền vững không chỉ là xu hướng toàn cầu mà đang là một trong những tiêu chí lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam. Báo cáo của PwC tiết lộ rằng 94% người tiêu dùng Việt Nam trả lời rằng họ đã trải qua những tác động không tích cực của biến đổi khí hậu trong cuộc sống hàng ngày của họ và nhận thức đối với môi trường ngày càng tăng. Đặc biệt, 74% người tiêu dùng sẵn sàng trả mức phí cao hơn 20% cho những sản phẩm tái chế, và 85% người được khảo sát trả lời sẵn sáng mua các sản phẩm bằng điện hoặc hybrid trong 3 năm tới. Điều này cho thấy rằng “bền vững” không chỉ xu hướng tạm thời mà còn là nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp để xây dựng lòng trung thành và niềm tin từ khách hàng.Người tiêu dùng Việt Nam không chỉ tìm kiếm các sản phẩm phù hợp mà còn quan tâm tới các sản phẩm có thương hiệu uy tín. Họ sẵn sàng trung thành với các nhãn hàng có giá trị bền vững, mang lại trải nghiệm đa kênh và đáp ứng được thị hiếu. Các nhà kinh doanh cần tận dụng những cơ hội này để tạo kết nối vững chắc với khách hàng, TPS nêu quan điểm. Trong báo cáo vừa công bố mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cho biết, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ quý IV/2024 phục hồi trên mức nền quý cùng kỳ thấp. Trong bối cảnh người tiêu dùng vẫn tập trung tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe, điểm sáng trong quý IV/2024 tiếp tục là các ngành bán lẻ sản phẩm tiêu dùng và dược phẩm. MBS nhận thấy ngành bán lẻ dược phẩm hiện đại tiếp đà mở rộng chuỗi, cụ thể như chuỗi nhà thuốc Long Châu thuộc Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT – thành viên Tập đoàn FPT ước tính mở thêm 50 nhà thuốc trong quý IV/2024 với doanh thu/cửa hàng duy trì 1,2 tỷ đồng/tháng và đang tiếp tục mở mạnh trung tâm tiêm chủng nhờ vào thế mạnh vị trí của nhà thuốc Long Châu. Theo MBS, việc mở mới nhanh chóng mảng tiêm chủng có thể khiến cho Long Châu có thêm chi phí mở mới và Long Châu ghi nhận lỗ ròng trong quý IV.Bên cạnh đó, chuỗi nhà thuốc An Khang - thành viên của tập đoàn Thế Giới Di Động (MWG) sẽ dừng việc đóng các cửa hàng kinh doanh không hiệu quả, tập trung thay đổi danh mục sản phẩm để giúp tối ưu hóa chi phí và giảm lỗ ròng trong quý IV/2024.
Ngoài ra, với mảng bán lẻ tạp hóa tiêu dùng, ước tính Bách Hóa Xanh - chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu thuộc MWG cẩn trọng mở mới thử nghiệm khoảng 35 cửa hàng ở khu vực miền Trung và tiếp tục đà lãi ròng kể từ quý II/2024. Chiều ngược lại, ngành bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng (MWG, FPT Shop) đã giảm tốc độ đóng cửa hàng, tập trung vào việc gia tăng doanh thu/cửa hàng trong mùa mua sắm cao điểm cuối năm. Việc mức nền giá bán trong năm 2024 tăng khoảng 5-10% cùng với giảm chi phí từ các cửa hàng không hiệu quả sẽ giúp cho chuối Thế giới Di động, Điện máy Xanh thuộc MWG và FPT Shop tiếp đà tăng trưởng lợi nhuận ròng mạnh mẽ trong quý IV/24. Trong mùa cao điểm cuối năm, ngành bán lẻ trang sức, đại diện là Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán; PNJ) tiếp tục đẩy mạnh thành công mảng bán lẻ, đặc biệt là các sản phẩm có tỷ lệ vàng cao (một dòng sản phẩm có thể thay thế cho vàng nhẫn, vàng miếng) giúp cho doanh thu mảng bán lẻ ước tính tăng 16% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp ước tính tăng 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ.- Từ khóa :
- nhà thuốc long châu
- fpt
- mwg
- bách hóa xanh
- pnj
- doanh nghiệp bán lẻ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều tiềm năng ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ
18:15' - 25/12/2024
Số liệu khảo sát cho thấy, trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/ tháng.
-
Doanh nghiệp
Cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ Mỹ
14:44' - 23/12/2024
Trong gần 40 năm khách hàng đổ xô đến hãng bán lẻ đồ tổ chức tiệc lớn nhất nước Mỹ Party City để mua trang phục Halloween, quà sinh nhật cho trẻ em và đồ trang trí cho lễ đón Giao thừa.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu bán lẻ tăng trong kỳ điều hành 19/12
20:37' - 17/12/2024
Tại kỳ điều hành ngày 19/12, giá xăng được dự báo có thể tăng 1,8%, trong khi giá dầu có thể tăng 1,5-2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Doanh nghiệp hàng không lấy đà cất cánh
09:26' - 23/12/2024
Doanh nghiệp hàng không đang có cơ hội phục hồi mạnh nhờ giá nhiên liệu có xu hướng giảm, nhu cầu du lịch và vận tải tăng, việc nâng trần giá vé máy bay được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện lợi nhuận.
-
Phân tích doanh nghiệp
Điều gì sẽ xảy ra với TikTok nếu bị cấm?
15:57' - 15/12/2024
TikTok dự kiến sẽ tiếp tục kháng cáo khi ứng dụng video ngắn này đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ vào ngày 19/1/2025.
-
Phân tích doanh nghiệp
Hành lang pháp lý đặt ra luật chơi mới trên thị trường bất động sản
14:29' - 13/12/2024
Hành lang pháp lý đặt ra luật chơi mới, mang đến nhiều thay đổi lớn đối với thị trường bất động sản nhà ở và yêu cầu sự thích ứng từ các chủ đầu tư.
-
Phân tích doanh nghiệp
Thách thức vẫn chờ doanh nghiệp cảng biển
11:29' - 04/12/2024
Giới phân tích nhận định: Bên cạnh những yếu tố tích cực vẫn còn những bất ổn từ tình hình vĩ mô thế giới mà doanh nghiệp cảng biển sẽ phải đối mặt.
-
Phân tích doanh nghiệp
Vinamilk: Từ thương hiệu sữa “quốc dân” đến giá trị tỷ đô trong top 10 thế giới
17:10' - 03/12/2024
Tính từ lần đầu tiên được vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2010 đến nay, Vinamilk đã phát triển số thị trường xuất khẩu của mình từ 42 lên đến 62 quốc gia.