Bài 2 – Làm chủ công nghệ - đảm bảo an ninh năng lượng
Dự thảo Quy hoạch điện VIII đã thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp cam kết cắt giảm khí CO2 tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP 26 mới diễn ra.
Quy hoạch điện VIII nhằm giảm điện than, khuyến khích phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, chú ý bảo đảm hiệu quả, hài hòa, cân đối của hệ thống, trong đó, điện gió ngoài khơi đóng vai trò quan trọng, sẽ được tập trung ưu tiên trong giai đoạn tới bởi đây là nguồn năng lượng có tiềm năng cần đẩy mạnh ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao và phát triển công nghệ với mục tiêu đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới.
Từng bước làm chủ công nghệ Tại Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2021, các đại biểu đã cùng trao đổi, chia sẻ về cơ chế, chính sách, các chương trình khoa học về năng lượng, các công nghệ mới, cũng như xu hướng công nghệ mới đến từ đại diện các nước trên thế giới và những khuyến nghị về nghiên cứu, chuyển giao và làm chủ công nghệ khi Việt Nam tiếp nhận công nghệ cho chuyển dịch năng lượng toàn cầu.Diễn đàn đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp từ chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước… nhằm xây dựng hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng bền vững; đưa lĩnh vực ứng dụng công nghệ trong năng lượng trở thành lĩnh vực đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường; hình thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả mô hình quản lý nhà nước, quản lý trong các doanh nghiệp, trong các tòa nhà và trong đời sống xã hội…
Ông Ben Backwell, Giám đốc điều hành GWEC tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ thu hút được số lượng lớn các nguồn tài chính khi các tổ chức tài chính đang tìm cách dịch chuyển đầu tư từ ngành nhiên liệu hóa thạch sang lĩnh vực năng lượng tái tạo. Vì vậy, Việt Nam nên tận dụng cơ hội để phát triển thành trung tâm năng lượng sạch trong tương lai ở Đông Nam Á và điều này sẽ mang lại cho Việt Nam lợi thế chiến lược đáng kể trong khu vực. Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho rằng: Phát triển khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao là giải pháp quan trọng để phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.Thực hiện quy hoạch điện VIII, hiện Việt Nam đã chú trọng trong hoạt động ứng dụng công nghệ mới, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực; từng bước tiếp nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ tiên tiến nhập khẩu, xây dựng và phát triển năng lực nội sinh về công nghệ trong doanh nghiệp, tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng làm nền tảng phục vụ ứng dụng và phát triển năng lượng, tiến đến phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ngang tầm khu vực và thế giới. Sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ xanh là chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng.
Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ Tạ Việt Dũng cho biết: Trong phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có lợi thế trong phát triển điện gió, điện mặt trời, tuy nhiên, để phát triển toàn diện cần hàng loạt công nghệ phục vụ chuỗi giá trị, khởi đầu từ công nghệ chế tạo và sản xuất vật liệu... Nhìn chung, năng lượng tái tạo có rất nhiều tiềm năng cũng đầy thách thức trong phát triển công nghệ. Trong tương lai dài hạn vấn đề quan trọng nhất đối với công nghệ năng lượng tái tạo là kết nối nguồn năng lượng này với mạng lưới điện một cách an toàn và hiệu quả. Đảm bảo an ninh năng lượng Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu năng lượng của Việt Nam ngày càng tăng, vì vậy cần đưa lĩnh vực ứng dụng năng lượng trở thành một lĩnh vực có đóng góp ngày càng tăng và hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ môi trường; sử dụng hiệu quả mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm hoạt động quản lý nhà nước, quản lý trong các doanh nghiệp, trong các tòa nhà và trong đời sống xã hội.Tại tọa đàm “Xu hướng công nghệ mới và khuyến nghị về nghiên cứu, chuyển giao và làm chủ công nghệ khi Việt Nam tiếp nhận công nghệ chho chuyển dịch năng lượng toàn cầu”, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà khoa học đã trao đổi, chia sẻ cơ chế chính sách, các chương trình khoa học về năng lượng, các công nghệ mới, cũng như xu hướng công nghệ mới và những khuyến nghị về nghiên cứu, chuyển giao và làm chủ công nghệ khi Việt Nam tiếp nhận công nghệ cho chuyển dịch năng lượng toàn cầu, hướng đến phát triển năng lượng bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Thời gian tới, việc chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam từ sản xuất, tiêu dùng đảm bảo hiệu quả năng lượng và làm sao sử dụng thông minh nhất là tất yếu. Cùng với đó đa dạng hóa các nguồn năng lượng, cũng như sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng phải làm chủ, chuyển giao các công nghệ mới phù hợp. Công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ xanh giúp cho Việt Nam phát triển bền vững. Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo chia sẻ: Hiện nay, điện mặt trời đã phát triển khá nhanh, điện gió cũng đã có sự thể hiện khá ấn tượng trọng năm 2021 nhưng công nghệ trong phát triển điện gió còn phụ thuộc phần lớn công nghệ nhập khẩu.Vì vậy, thời gian tới, Việt Nam cần triển khai các giải pháp để chủ động hơn trong xây dựng dự án, công nghệ xây lắp, sản xuất các thiết bị, linh kiện tại Việt Nam. Ngoài ra, trong phát triển năng lượng tái tạo, thời gian qua, Việt Nam đã chú trọng phát triển điện gió ngoài khơi để góp phần tăng nguồn cung năng lượng.
Việt Nam cần tập trung cho nghiên cứu phát triển, từ việc điều tra, kỹ thuật, sản xuất, xây lắp… để từng bước nội địa hóa công nghệ, đòi hỏi doanh nghiệp có sự đầu tư, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ phát triển năng lượng sinh khối, địa nhiệt và kể cả trong tương lai xa hơn là thủy triều, sóng biển…
Cùng với việc sản xuất nguồn năng lượng tái tạo, để tích hợp lượng lớn năng lượng tái tạo lên lưới điện, ông Hoàng Tiến Dũng cho rằng, ngoài việc phát triển lưới điện thông minh, các công nghệ liên quan đến tích trữ năng lượng cũng là tương lai, định hướng tốt cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển. Khi phát triển năng lượng tái tạo ở mức cao, trong tương lai có thể nghĩ tới việc sản xuất hydro, công nghệ sản xuất tích trữ, lưu trữ hydro./.>>>Thúc đẩy công nghệ xanh trong năng lượng tái tạo: Bài cuối – Đẩy mạnh hợp tác quốc tếTin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Xu hướng chuyển dịch năng lượng tương lai: Năng lượng tái tạo và điện khí “lên ngôi”
12:01' - 12/12/2021
Nhiệt điện và năng lượng tái tạo có khả năng được hưởng lợi từ xu hướng hồi phục ngành, trong khi thủy điện sẽ giảm tỷ trọng đóng góp trong tổng sản lượng sản xuất do thủy văn không thuận lợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ chế nào thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo?
16:54' - 26/11/2021
Nhờ các cơ chế khuyến khích của Chính phủ, năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã phát triển vượt bậc, song tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn và dư địa rất dồi dào.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.