Bài 2: Nỗ lực của Chính phủ và các startup Việt Nam chinh phục các nhà đầu tư Hàn Quốc
Nhận thức tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có các startup, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách và hoạt động thiết thức hỗ trợ như xây dựng và triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì với mục đích tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển các loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh, sử dụng trí tuệ, công nghệ và các mô hình kinh doanh mới.
Chính phủ cũng đã trình Quốc hội ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vào năm 2017, Quy định về khuyến khích đầu tư thông qua Quỹ đầu tư cho đội ngũ khởi nghiệp sáng tạo và gần đây Chính phủ đã ra rất nhiều quy định nhằm thúc đẩy các mô hình kinh tế chia sẻ, ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong các lĩnh vực.
Với chuỗi các hội thảo, sự kiện kết nối doanh nghiệp, “Techfest 2019” tại Seoul là một chương trình trong Đề án 844, giúp các startup Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư từ các tổ chức tài chính và các quỹ đầu tư mạo hiểm Hàn Quốc.
Trước đó, một hoạt động tương tự cũng đã diễn ra từ ngày 6-7/11 tại thành phố cảng Busan miền Nam Hàn Quốc.
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, các cơ quan chức năng phụ trách các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách… hiểu sâu hơn về hệ sinh thái khởi nghiệp tiên tiến của Hàn Quốc, có cái nhìn rõ ràng và toàn diện hơn về hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong quá trình hòa nhập với hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.
Đặc biệt, chuỗi hoạt động trong khuôn khổ “Techfest 2019” tại Hàn Quốc cũng đem lại cho các startup nhiều cơ hội giá trị như gặp gỡ các nhà đầu tư, thảo luận với các đối tác mục tiêu, mở rộng quan hệ và nâng cao kiến thức về khởi nghiệp.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp Bộ Khoa học Công nghệ cho biết Hàn Quốc và Singapore là điểm dừng chân đầu tiên của Techfest ở châu Á (trước đó, hồi tháng 9, Techfest đã diễn ra ở Mỹ).
Theo ông Phạm Hồng Quất, đây là một trong các chiến lược giới thiệu hệ sinh thái khởi nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam ra bạn bè cộng đồng nhà đầu tư quốc tế, đồng thời cũng để giới thiệu năng lực của đội ngũ startup Việt Nam đã đạt các giải thưởng ở trong nước, được các nhà đầu tư trong nước quan tâm và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.
Trong hành trình này, ông Phạm Hồng Quất cho biết, phía Việt Nam rất khuyến khích các startup cũng như các tổ chức hỗ trợ các startup ở các nước sở tại trở thành cầu nối quan trọng giúp Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam mời gọi các startup, các nhà đầu tư, chuyên gia công nghệ trên thế giới tới giúp các startup Việt Nam, đến với Việt Nam trong những ngày hội Techfest quốc gia dự kiến sẽ tổ chức vào đầu tháng 12 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).
Trong những năm tiếp theo, “Bộ Khoa học Công nghệ sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động đã triển khai ở các nước mà ta đã thiết lập quan hệ, mở rộng thêm ở thị trường châu Âu và châu Mỹ để giúp Việt Nam có một hệ sinh thái khởi nghiệp hòa nhập với thế giới và để thế giới biết đến Việt Nam là một địa chỉ tin cậy về trí tuệ, đầu tư mạo hiểm cởi mở, có sự tăng trưởng trong đầu tư cho thế hệ mới, doanh nghiệp mới về công nghệ”, Trưởng đoàn startup Việt Nam tới Hàn Quốc cho hay.
Theo ông Phạm Hồng Quất, những kiến nghị và đề xuất của các nhà đầu tư Hàn Quốc rất có ý nghĩa và những bài học của Chính phủ Hàn Quốc và chính quyền thủ đô Seoul rất có giá trị tham khảo giúp Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam đề xuất những cơ chế cởi mở hơn, cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn.
Mặc dù có nhiều thế mạnh song theo một số chuyên gia về khởi nghiệp, thị trường Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều điều kiện để phát triển và đang phải cạnh tranh rất khốc liệt với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á bởi họ cũng đang có những sáng kiến tương tự để đi gọi vốn và giới thiệu hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, theo ông Chris Chae - Giám đốc điều hành NexTrans, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hận cần là rào cản lớn với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và cộng đồng khởi nghiệp nói riêng.
Mặt khác, số lượng startup hùng hậu chưa phải là bảo chứng cho thành công của doanh nghiệp bởi đã có nhiều startup không thể “sống sót” sau 5 năm hoạt động.
Theo Chris Chae, các doanh nghiệp non trẻ và các nhà sáng lập cần có thêm nhiều kiến thức và sự đồng hành tư vấn của nhiều bên liên quan. Trong khi đó, ông Seon H. Bae - Giám đốc phụ trách thị trường Indonesia, Việt Nam của STIC Investments cho rằng những nhiêu khê về thủ tục pháp lý đối với nhà đầu tư nước ngoài đang là điểm trừ khiến nhiều doanh nghiệp e dè.
"Hầu hết các khoản đầu tư của chúng tôi tại Việt Nam đều mang lại kết quả tích cực, tuy nhiên quá trình đi đến thành quả lại nhiêu khê và mất thời gian hơn tại nhiều thị trường khác", ông Seon H. Bae cho biết.
Bên cạnh đó, không phải startup nào cũng có khả năng thể hiện được hết những tiềm năng của mình. Đó là lý do khiến họ phải không ngừng cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới và hoàn thiện dự án mỗi ngày.
Để thành công, họ cần những người cố vấn chuyên môn nhằm vạch ra phương hướng hoạt động chính xác hơn.
Bên cạnh đó, ông Phạm Hồng Quất cho rằng họ còn cần sự hỗ trợ quan trọng từ phía các tập đoàn, quỹ đầu tư, kể cả từ phía Chính phủ và các địa phương Việt Nam. Theo ông, những sự hỗ trợ đó chưa được tập trung và nhiều như ở Hàn Quốc.
Ông Phạm Hồng Quất cũng cho biết trong giai đoạn sắp tới, để các startup công nghệ Việt Nam phát triển được, Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam sẽ thúc đẩy mạnh hơn mối quan hệ giữa các startup trong nước với các tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước, như ngân hàng Shinhan và tập đoàn CJ của Hàn Quốc, hai doanh nghiệp lớn có khá nhiều dự án hỗ trợ cho các startup Việt Nam, nhân rộng mô hình này giúp hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam có những bàn tay nâng đỡ, những đối tác đầy kinh nghiệm và nhiều nguồn lực./.
- Từ khóa :
- techfest
- khởi nghiệp
- doanh nghiệp khởi nghiệp
- hàn quốc
Tin liên quan
-
DN cần biết
Cơ hội cho các công ty khởi nghiệp Hàn Quốc nâng cao giá trị
13:11' - 16/11/2019
Trung tâm Đổi mới Kinh tế Sáng tạo Seoul, Cơ quan Thúc đẩy Công nghiệp Seoul và mạng tin tức toàn cầu AVING News sẽ tổ chức "Chương trình Nâng cao giá trị doanh nghiệp" vào ngày 19/11 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị FWD tài trợ các dự án khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
19:34' - 12/11/2019
Thành lập năm 2013, Bảo hiểm FWD thuộc Tập đoàn Pacific Century đã có mặt tại 9 thị trường, có tổng tài sản hơn 30 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Khởi nghiệp thành công từ trồng hoa hồng ngoại
14:12' - 20/10/2019
Sở hữu hàng trăm giống cây hoa hồng ngoại quý, chị Phan Thị Ngọc Thoa là một trong số ít người có vườn hoa hồng ngoại lớn nhất ở tỉnh Ninh Thuận và là người trẻ tuổi thành công từ đam mê.
-
Doanh nghiệp
12 tổ chức, cá nhân đạt Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
18:41' - 19/10/2019
Ngày 19/10, Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh công bố và trao giải Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố năm 2019 và bế mạc Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Bố trí tái định cư trước Tết cho người dân bị ảnh hưởng dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
18:57'
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho rằng việc tái định cư trong giai đoạn đầu nếu thực hiện tốt thì khi triển khai giai đoạn 2 sẽ rất thuận lợi.
-
Doanh nghiệp
EVN và NSMO ký kết thỏa thuận phối hợp
18:29'
EVN và NSMO đã cùng xây dựng nội dung thỏa thuận phối hợp nhằm tiếp tục duy trì và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong vận hành, góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho đất nước và nhân dân.
-
Doanh nghiệp
Ký kết hợp tác tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
16:35'
Ngày 27/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bốn đơn vị hàng đầu trong ngành logistics đã ký kết hợp tác “Giải pháp kho ngoại quan - Tối ưu chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu”.
-
Doanh nghiệp
Cuộc đua tiếp thị trực tuyến giữa Temu và Shein làm khó các nhà bán lẻ
16:30'
Theo các chuyên gia, việc Temu và Shein chi tiêu mạnh vào tiếp thị trực tuyến đang khiến chi phí tiếp cận khách hàng vào ngày Black Friday của các nhà bán lẻ và thương hiệu khác trở nên đắt đỏ hơn.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Nhu cầu nội địa yếu gây áp lực lên doanh nghiệp
15:27'
BoK vừa công bố, chỉ số tâm lý kinh doanh tổng hợp (CBSI) của nước này đã xấu đi vào tháng 11/2024 trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về đà tăng trưởng yếu do nhu cầu trong nước suy giảm.
-
Doanh nghiệp
Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
14:30'
Lĩnh vực hải quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
08:02'
Với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ riyal Qatar, tương đương 1,2 tỷ USD, dự án này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn QatarEnergy và công ty phân bón Qatar (QFC).
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng
07:36'
Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Trải qua 63 năm phát triển, ngành Dầu khí đã thành một trụ cột kinh tế quan trọng.
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09' - 26/11/2024
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.