Bàn cách dẹp nạn phân bón giả
Tại buổi tọa đàm “Tăng cường quản lý thị trường phân bón” diễn ra tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 20/10, các ý kiến đều ghi nhận, những quy định mới tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón (thay thế cho Nghị định số 202/2013) sẽ tác động mạnh tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón nói riêng; đồng thời giúp siết chặt hơn nữa việc quản lý thị trường này.
*Khảo nghiệm mới được lưu hành Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính tổng số lượng phân bón được phép lưu hành hiện nay là hơn 14.000 sản phẩm cả vô cơ và hữu cơ, cùng hàng trăm cơ sở sản xuất. Với số lượng lớn như vậy, sẽ rất khó để quản lý.Hiện nay, công suất sản xuất phân bón vô cơ, hữu cơ trên cả nước khoảng 33 triệu tấn, gấp hơn 3 lần nhu cầu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam (khoảng 10-11 triệu tấn). Chính sự dư thừa này đã dẫn tới hệ lụy phân bón giả, kém chất lượng tràn lan, người dân khó lựa chọn phân bón trong sản xuất.
Nhằm giúp quản lý tốt hơn mặt hàng này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108 để thống nhất và siết chặt quản lý mặt hàng này ngay từ đầu vào sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng phân bón. Nghị định 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/9/2017 về quản lý phân bón (Nghị định 108) bao gồm công nhận, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam chính thức có hiệu lực được 1 tháng. Ông Trung cũng cho hay, điểm mới và đáng lưu ý của Nghị định này là đã thống nhất phương thức quản lý về một bộ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp thuận tiện, hiệu quả hơn sau này. Đồng thời, để lưu hành thì các sản phẩm phân bón phải được khảo nghiệm thực chất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ làm rất chặt việc này, để hạn chế phát triển các loại phân bón kém chất lượng trong bối cảnh dư thừa. Việc khảo nghiệm phân bón sẽ được thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện chuyên môn, trang thiết bị thực hiện khảo nghiệm, phải qua các lớp tập huấn thường niên. Ông Trung cho biết. Theo Cục Bảo vệ thực vật, trước đây, công tác khảo nghiệm chủ yếu là các doanh nghiệp tự làm, mà không có sự can thiệp của nhà nước, dẫn đến nhiều loại phân bón doanh nghiệp tự làm báo cáo, gian dối, để đưa ra thị trường. Đây cũng là nguyên nhân lỏng lẻo trong khảo nghiệm, dẫn đến sự phát triển dư thừa của phân bón. Tuy nhiên, một số loại phân bón sẽ không phải khảo nghiệm như phân đơn cơ bản, phân đạm, phân lân, kali, hay các kết quả nghiên cứu khoa học, các loại phân hữu cơ…. Còn lại là phân hỗn hợp (nguyên nhân tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường phân bón vừa qua), phân trung lượng, các loại phân bón mới… sẽ được khảo nghiệm chặt. Ngoài ra, Nghị định 108 cũng đề cập đến vấn đề kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu. Theo đó, phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng…. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Lô phân bón nhập khẩu chỉ được hoàn thành thủ tục hải quan khi có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước của Cục Bảo vệ thực vật. Theo ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các quy định mới tại Nghị định 108 là công cụ hữu hiệu để hạn chế sự phát triển dư thừa của thị trường phân bón. Muốn siết chặt thì đây là việc phải làm.“Tuy nhiên, Nghị định này không phải là “vũ khí thần tiên” để có thể dẹp ngay được nạn phân bón giả. Nghị định có mạnh đến đâu mà tổ chức không tốt, làm không tốt, còn tồn tại lợi ích nhóm, các cơ quan sản xuất vẫn gian lận thì không Nghị định nào làm được và sự hỗn loạn của thị trường phân bón vẫn sẽ tiếp diễn”, ông Thúy nói.
*Chế tài xử phạt phải mạnh hơn Ngoài việc siết chặt thị trường từ khâu sản xuất, nhập khẩu phân bón thì việc kiểm tra các cơ sở đang sản xuất trong nước cũng là việc cần thiết. Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho hay, Hiệp hội đã kiến nghị kiểm tra làm điểm 1 quận tại Tp. Hồ Chí Minh, thì có tới 20/56 cơ sở sản xuất không có giấy phép. Thị trường phân bón Việt Nam là tự phát, công nghệ thấp và nhiều thành phần tham gia sản xuất. Đại diện Hiệp hội Phân bón cũng cho rằng, ngoài ra, các hệ thống trung tâm khảo nghiệm cũng rất quan trọng. Nó là hàng rào kỹ thuật về pháp lý, minh bạch với nông dân, nhà nước. Nhưng thời gian qua, nhiều trung tâm đã cấp khống lưu hành cho hàng nghìn sản phẩm, sai về kiểm tra mẫu sản phẩm, cấp phép, mà vẫn không quy trách nhiệm. “Vậy chúng ta cần những trung tâm đó làm gì. Do vậy rất cần một cuộc tổng kiểm tra với quy mô lớn cả nước với các cơ sở sản xuất; làm rõ hoạt động tại các trung tâm khảo nghiệm để làm cơ sở pháp lý công bằng cho việc thực hiện Nghị định 108”, đại diện Hiệp hội kiến nghị. Theo ông Hoàng Trung, muốn ngăn được phân giả, kém chất lượng, thì sẽ làm thật nghiêm, dứt điểm những sai phạm đã qua. Tuy nhiên, ông Trung cũng thừa nhận, với khối lượng sản phẩm, doanh nghiệp lớn và tình trạng phân bón giả, kém chất lượng như hiện nay thì sẽ còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp; tư tưởng dẹp được chỗ này, lại mọc chỗ khác; các chế tài xử lý cũng chưa đủ sức răn đe. Ông Trung cho hay, thời gian tới, Bộ sẽ tiến hành kiểm tra lại các trung tâm khảo nghiệm để xem có thực hiện tốt không, năng lực như thế nào, đồng thời cũng sẽ đánh giá và nâng cao năng lực của các trung tâm này. Hiện nay, Bộ cũng đã tiến hành làm vấn đề này. Về chế tài xử phạt với các sai phạm trong sản xuất phân bón, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang gấp rút xây dựng các chế tài xử phạt. Quan điểm là xử phạt hành chính có thể áp dụng tăng 7 lần. Ngoài ra, có thể bổ sung các biện pháp khác như thu hồi giấy chứng nhận sản xuất, thời gian từ 12 tháng – 24 tháng. Nếu doanh nghiệp vẫn không chấp hành nữa thì sẽ rút vĩnh viễn. Và áp dụng các hình thức bổ sung khác như lập tức đóng cửa các nhà máy. Với các loại phân bón khác như phân nhập khẩu, nếu sai phạm thì lập tức tái xuất, còn với sản xuất trong nước thì sẽ tiêu hủy, không cho sản xuất nữa, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho hay…/.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Phát hiện thêm 5 mẫu phân bón giả, kém chất lượng
15:14' - 17/10/2017
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Trà Vinh vừa phát hiện 5 mẫu phân bón không đạt yêu cầu về chất lượng; trong đó, 4 mẫu có chất lượng không phù hợp với công bố áp dụng và một mẫu là hàng giả.
-
Thị trường
Phân bón hữu cơ liệu có “cửa” phát triển?
20:58' - 13/10/2017
Khi phân bón vô cơ (hóa học) chiếm gần 90% thị phần phân bón Việt Nam thì làm thế nào để thay đổi tập quán dùng phân vô cơ và hướng đến nền nông nghiệp bền vững?.
-
Thị trường
Phó thủ tướng chỉ đạo xử lý hành vi sản xuất phân bón giả, kém chất lượng
07:23' - 10/10/2017
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời tham mưu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng phân bón.
-
Hàng hoá
Nghị định về quản lý phân bón có gì mới?
06:16' - 22/09/2017
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón. Nghị định này thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...