Bàn giải pháp sống chung với hạn, mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long
Hội thảo có sự tham gia của của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, đại diện 7 địa phương chịu hạn, mặn nghiêm trọng là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang cùng các doanh nghiệp cung cấp nước sạch tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo số liệu của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ nửa cuối tháng 12 tới nay, trên toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long gần như không mưa. Tổng lượng mưa thời gian này thấp hơn trung bình nhiều năm từ 62-94%. Trong điều kiện gần như không có mưa, trời nắng kéo dài, tổng lượng dòng chảy từ sông Mê Kông về bị thiếu hụt khiến Đồng bằng sông Cửu Long trải qua mùa hạn, mặn khốc liệt.
Ông Lê Ngọc Quyền, Giám đốc Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ cho biết, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Ngay từ nửa cuối tháng 11/2023, mặn đã bắt đầu xâm nhập vào các sông theo đỉnh triều trong ngày.
Từ tháng 12/2023 đến nay, nhiều đợt xâm nhập mặn tiếp tục xảy ra; trong đó, đỉnh điểm là tháng 3. Đợt xâm nhập mặn xuất hiện từ ngày 8 - 13/3 với ranh mặn 4 vào sâu 40 - 66 km, có nơi sâu hơn.
Tính đến nay, mức độ xâm nhập mặn ở Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ so với năm 2016 – một trong những năm hạn, mặn kỷ lục ở Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng tại tỉnh Bến Tre, xâm nhập mặn ở mức xấp xỉ ranh mặn sâu nhất năm 2016, xâm nhập mặn trên sông Cổ Chiên đã sâu hơn ranh mặn sâu nhất năm 2016.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý đã cùng chia sẻ và đề xuất nhiều giải pháp sáng tạo nhằm ứng phó tình trạng hạn mặn ngày càng trở nên nghiêm trọng ở khu vực này.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cấp thoát nước Việt Nam đã chia sẻ về những thách thức và giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo ông Tuấn, có một nghịch lý là Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn - Cái Bé…, nhưng lại thiếu nước. Nguyên nhân là do hạn hán, xâm nhập mặn và phèn. Xâm nhập mặn ngày càng diễn ra gay gắt, lan rộng và kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Theo tính toán, nhu cầu nước sinh hoạt cho Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 là 2,5-2,7 triệu m3/ngày đêm và đến năm 2040 là 3-3,2 triệu m3/ngày đêm. Theo quy hoạch cấp nước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chia 3 vùng gồm Bắc sông Tiền, vùng giữa và vùng Tây Nam sông Hậu.
"Ý tưởng xây dựng 5 nhà máy nước hình thành, Ngân hàng Thế giới (WB) đã sang nghiên cứu, nhưng nếu xây một nhà máy cho cả vùng lớn thì khó, do vậy phát huy các nhà máy, vì các nhà máy cần nguồn nước lấy về để xử lý", ông Trần Anh Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Cấp thoát nước Việt Nam, câu hỏi khó là mặn bao lâu, độ mặn thế nào, có thể tính bao lâu để đảm bảo nước cung cấp về cho các nhà máy không bị ảnh hưởng. Trong khi đó, cần kết hợp nước cho nông nghiệp, cây trái, như cây sầu riêng chỉ cần mặn 1g/l là chết, nên có vùng phải mua nước với giá 70-80 nghìn đồng/m3 để tưới cho cây...
Do vậy, nguồn nước cung cấp cho các nhà máy sinh hoạt cần kết hợp cho sản xuất. Từ đó cần nghiên cứu một hệ thống cấp nước liên thông (có thể nước thô, nước sạch) cho cả vùng Bắc sông Tiền và vùng giữa.
Để giải quyết vấn đề này, cần có hệ thống cấp nước liên thông cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống này bao gồm các nhà máy nước liên kết, lấy nước từ sông Tiền, sông Hậu và các nguồn nước khác để xử lý và cung cấp cho người dân.
Dù vậy, theo ông Tuấn, việc xây dựng hệ thống cấp nước liên thông cũng gặp nhiều khó khăn. Xác định độ mặn và thời gian xâm nhập mặn là một vấn đề nan giải. Biến đổi khí hậu khiến hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho các nhà máy.
Theo TS. Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế và nông nghiệp, nếu nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển, Đồng bằng sông Cửu Long đã chọn sống chung nhưng tùy thời điểm nhận thức và có giải pháp thích ứng.
Đồng bằng sông Cửu Long có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Như vậy, từ kinh nghiệm thực tiễn hình thành nên tri thức bản địa của người dân trong việc sinh hoạt, sản xuất theo điều kiện sinh thái tự nhiên để thích ứng theo mùa.
“Chúng ta đã một thời sống chung với lũ và bây giờ sống chung với hạn mặn, nhưng sống chung thế nào phải có hai vấn đề tiên quyết là từ yêu cầu thực tiễn và có giải pháp thích ứng thuận thiên. Nếu soi chiếu, phù hợp với tầm nhìn, định hướng được xác định trong nghị quyết phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, TS. Trần Hữu Hiệp chia sẻ.
Dựa trên những số liệu thực tế, ông Hiệp khẳng định, năm 2024 là một trong ba đợt hạn mặn dữ dội; trong đó kỳ hạn, mặn năm 2016 là lịch sử 100 năm mới có một lần trận hạn mặn khốc liệt, nhưng từ đó tới nay trong 10 năm thì lại xảy ra 3 trận hạn mặn. Điều này cho thấy nhịp độ hạn mặn có tính chu kỳ, nhanh hơn. Vì vậy, đặt ra yêu cầu cần có sự thích ứng.
Từ đó, ông Hiệp đề xuất giải pháp cần tập trung “3 cần – 4 có”. Đó là, cần có dự báo sớm, ngoài các kênh thông tin, mạng xã hội để tiếp cận đến mọi người dân; chủ động thích ứng và trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt; xem hạn hạn xâm nhập mặn là đặc tính chu kỳ và có thể có đề xuất để xây dựng kịch bản kinh tế, tổ chức đời sống dân cư cho phù hợp và tăng cường liên kết vùng giữa các địa phương.
Bốn có là công bố cập nhật thường xuyên bản đồ hạn mặn; chủ động điều tiết hệ thống thủy lợi theo cơ chế vận hành nghiêm ngặt. Bên cạnh những giải pháp cấp bách, xử lý tình huống thì cần giải pháp công trình, nhưng phải đặt ra yêu cầu nguyên tắc ‘không hối tiếc’; tăng cường hợp tác quốc tế, tận dụng định chế của Ủy hội sông Mekong...
PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ nhận định, trong những năm gần đây, vấn đề hạn mặn thường diễn biến khá phức tạp, xâm nhập sâu vào các hệ thống kênh rạch, với độ mặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 hoặc tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều ở biển Đông và biển Tây cũng như tình trạng suy giảm của nguồn nước đến từ thượng nguồn.
Lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về ít là một trong những yếu tố rất được quan tâm, không chỉ riêng ở Việt Nam mà của các nước trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu nên lượng mưa giảm, lượng nước bị bốc hơi cao cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hạn hán, xâm nhập mặn.
Ngoài một số yếu tố tự nhiên nêu trên thì yếu tố con người cũng góp phần không nhỏ gây ra xâm nhập mặn. Việc quản lý và khai thác nguồn tài nguyên nước dưới đất chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng sụt lún đồng bằng cũng như tình trạng khai thác cát lòng sông dẫn đến tình trạng hạ thấp đáy sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cho mặn xâm nhập sâu trong nội đồng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đưa nước mặn vào sâu trong nội đồng.
Trong bối cảnh này, việc nâng cao nhận thức, thiết kế và triển khai chương trình hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề ứng phó với tình trạng hạn mặn cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực đang rất cấp bách. Bên cạnh các biện pháp chung ở cấp vùng, mỗi địa phương trong khu vực cần thực hiện những biện pháp riêng phù hợp với điều kiện của mình.
"Những ý kiến, đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, địa phương tại hội thảo đã cung cấp nhiều gợi ý có giá trị về mặt khoa học, thực tiễn để giúp các bộ ngành, địa phương áp dụng vào thực tế, để thích ứng dài hạn với hạn, mặn trong sản xuất, sinh hoạt của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long", PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung chia sẻ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xâm nhập mặn bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long *Bài 1: Khắp nơi chịu hạn mặn
11:04' - 17/03/2024
Hạn hán, xâm nhập mặn đang tiến sâu vào các cửa sông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều nơi ở Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Cà Mau... người dân đang thiếu nước sinh hoạt, tưới cho cây trồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Bạc Liêu xây dựng 3 kịch bản ứng phó với hạn mặn
21:30' - 14/03/2024
Bạc Liêu đã xây dựng 3 kịch bản ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn trong Kế hoạch Sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu vụ mùa 2023 – 2024.
-
Đời sống
Nhiều diện tích lúa nguy cơ bị thiệt hại do hạn mặn xâm nhập
08:59' - 05/03/2024
Tại Sóc Trăng, mặc dù ngành chức năng và chính quyền địa phương khuyến cáo nông dân trong vùng hạn, mặn xâm nhập không sản xuất vụ lúa Đông Xuân muộn (lúa vụ 3).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
09:05'
Lạng Sơn được kỳ vọng tới năm 2030 trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Kon Tum xây dựng quy trình nâng cấp cửa khẩu với các nước bạn Lào và Campuchia
08:02'
Kon Tum có kế hoạch là triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung, giải pháp để mở các cặp cửa khẩu trong thời kỳ 2024 - 2030.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 22/11/2024. SXMB thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMB 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 22/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 22/11/2024. XSMT thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMT 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMT thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 22/11 Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 22/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 22/11/2024. SXMN thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMN 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMN thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMN ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 22/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 22/11/2024
19:30' - 21/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 22/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 22 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTV 22/11 - Kết quả Xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 22/11/2024 - SXTV Hôm nay - KQXSTV 22/11
19:00' - 21/11/2024
Bnews. XSTV 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSTV Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSTV ngày 22/11. Kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 22/11/2024. Kết quả xổ số Trà Vinh Thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSVL 22/11. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 22/11/2024. SXVL ngày 22/11
19:00' - 21/11/2024
Bnews. XSVL 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSVL thứ Sáu. Trực tiếp KQXSVL ngày 22/11. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBD 22/11. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 22/11/2024. SXBD ngày 22/11
19:00' - 21/11/2024
XSBD 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSBD Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSBD ngày 22/11. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 22/11/2024. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay.Kết quả xổ số Bình Dương.