Báo động tình trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long
Sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long đến hồi báo động. Đây là cảnh báo được đại diện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc tế “Nguyên nhân, giải pháp hạn chế xói lở và bồi lắng trong hệ thống sông Đồng bằng sông Cửu Long” do UBND tỉnh An Giang phối hợp với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại trường Đại học An Giang ngày 26/11.
Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng non trẻ, hình thành cách đây 7.000 năm do sự bồi lắng của phù sa từ sông Mê Kông và dòng bùn cát ven biển tạo nên. Do vậy, Đồng bằng sông Cửu Long có cấu tạo nền địa chất rất yếu và rất dễ bị tổn thương, nên bất kỳ một sự tác động nào của tự nhiên hay con người đều gây ảnh hưởng lớn đến khu vực này.Trong nhiều năm trở lại đây, hiện tượng xói lở, sạt lở bờ xảy ra ngày càng gia tăng trong hệ thống sông thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với những diễn biến phức tạp, trở thành điểm nóng về sự quan tâm của địa phương, xã hội; đồng thời nhận được sự ưu tiên quan tâm, xử lý của lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành.
Thống kê năm 2010, Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 99 điểm xói lở và sạt lở; đến năm 2019 con số này đã lên đến 681 điểm, tăng gấp 7 lần. Trong đó, từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, tỉnh An Giang xuất hiện 78 điểm sạt lở với trên 91,2 km bờ sông và tỉnh Đồng Tháp xuất hiện 52 điểm sạt lở dọc sông Tiền, sông Hậu, với tổng chiều dài và diện tích sạt lở là 28,5 km và 17,98 ha. Các điểm sạt lở này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, gây cản trở giao thông. Theo cảnh báo của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Vấn đề sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đến hồi báo động và đòi hỏi có biện pháp khẩn cấp để bảo vệ Đồng bằng sông Cửu Long. Song song với hiện tượng sạt lở gia tăng, hiện tượng bồi lắng cũng xuất hiện, nguồn cát và nguồn phù sa màu mỡ ở Đồng bằng sông Cửu Long càng lúc càng ít, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp và thủy sản của một vùng đất được xem là vựa lúa của Việt Nam. Giáo sư, Tiến sĩ Trần Linh Thước, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Vấn đề xói lở, bồi lắng tại hệ thống sông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng, trở thành điểm nóng được ưu tiên, quan tâm xử lý. Đã có 526 điểm sạt lở với chiều dài gần 800 km được đầu tư hàng ngàn tỉ đồng khắc phục hậu quả sạt lở, phục hồi an sinh cho người dân... "Một số nghiên cứu ghi nhận có một số nguyên nhân gây sạt lở bờ sông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là sự thay đổi tính chất cơ học của đất hai bên bờ sông vào đầu mùa mưa hàng năm kết hợp với sự dao động mực nước dưới sông làm khối đất bờ sông mất ổn định; sự bào mòn lòng sông và bờ sông bởi tập trung dòng chảy về một phía tại khúc sông cong; sự khai thác cát trong lòng sông chưa thực sự khoa học làm ảnh hưởng đến dòng chảy", Giáo sư, Tiến sĩ Trần Linh Thước chỉ ra nguyên nhân gây sạt lở bờ sông tại Đồng bằng sông Cửu Long.Giáo sư, Tiến sĩ Trần Linh Thước cho rằng: Sạt lở bờ sông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn do tác động của sóng do tàu, thuyền lưu thông và các hoạt động của con người, trong đó các công trình hạ tầng xây dựng quá gần sông, các công trình lấn lòng sông như: Bến phà, mố cầu, khu dân cư... là nguyên nhân đóng vai trò không nhỏ đối với tình trạng sạt lở bờ sông.
Theo Tiến sĩ Huỳnh Công Hòa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Để có được những giải pháp hiệu quả ngăn chặn hiện tượng sạt lở và các diễn biến bồi lắng bất lợi cần phải truy tìm những nguyên nhân, cơ chế vì sao hiện tượng sạt lở xảy ra ngày càng nhiều và ngày càng nghiêm trọng, cũng như nguyên nhân cơ chế làm thay đổi sự bồi lắng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tiến sĩ Hòa nhấn mạnh: Để giảm thiểu sự xói lở ở Đồng bằng sông Cửu Long, các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong khu vực cần hành động quyết liệt ngăn chặn việc xây dựng các hồ chứa trên dòng chính sông Mê Kông; kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát; quy hoạch đường giao thông và khu dân cư xa bờ sông, kênh, rạch.... Tại hội thảo, 17 nhà khoa học trong nước, chuyên gia quốc tế đến từ Mỹ, Pháp, Nhật đã tham gia thảo luận, trình bày các nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến tình trạng sạt lở bờ sông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất nhiều giải pháp khả thi, các kinh nghiệm hạn chế xói lở, bồi lắng thông qua các công trình đã triển khai trong thực tiễn.Các chuyên gia trong nước, quốc tế cũng đề xuất, đưa ra nhiều biện pháp giải quyết tình trạng sạt lở tại Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung nạo vét mở rộng lòng sông phía bờ đối diện và kết hợp xây dựng kè bảo vệ, gia cố cho khu vực đang sạt lở.
Song song đó, các chuyên gia cũng cho rằng các tỉnh, thành phố trong khu vực cần gấp rút thực hiện việc khảo sát, đánh giá các điểm sạt lở, có nguy cơ sạt lở dọc theo các bờ sông quan trọng để đánh giá mức độ nguy cơ sạt lở và thực hiện trước giải pháp công trình ngăn chặn nguy cơ sạt lở, thay vì sạt lở xảy ra rồi mới tập trung xử lý rất tốn kém...
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Hội thảo lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tích cực, tìm ra các giải pháp khoa học về sạt lở và bối lắng, giúp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới sự phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.“Hội thảo cũng là nguồn thông tin hỗ trợ Đảng, Nhà nước ban hành những cơ chế, chính sách vĩ mô; lãnh đạo từ cấp Trung ương đến địa phương có những quyết sách đúng đắn, tránh các rủi ro, tác động tiêu cực do sạt lở gây ra; giúp cộng đồng dân cư nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với dòng sông đã kiến tạo ra Đồng bằng sông Cửu Long trù phú hàng ngàn năm trước”, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhấn mạnh.
UBND tỉnh An Giang kỳ vọng, hội thảo sẽ cung cấp những luận cứ khoa học tổng quan về thực trạng, nguyên nhân, diễn biến xói lở và bồi lắng tại Đồng bằng sông Cửu Long và định hướng các giải pháp, từ đó kiến nghị những giải pháp khoa học kỹ thuật góp phần hạn chế, ngăn chặn diễn biến xói lở và bồi lắng cho hệ thống sông Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.../. >> Thêm một căn nhà sụp xuống sông do sạt lở ở Cần Thơ- Từ khóa :
- an giang
- sạt lở
- đồng bằng sông cửu long
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Gia cố khẩn cấp các đoạn sạt lở đất bờ kênh ở An Giang
12:14' - 01/11/2019
Ngày 30/10, ở An Giang đã xảy ra 5 điểm sạt lở đất bờ kênh gây ảnh hưởng đến đường giao thông nông thôn; ảnh hưởng đến 8 hộ dân và một nhà kho của người dân.
-
Kinh tế tổng hợp
Sạt lở, nhà cửa bị “xé toạc”, dân thượng nguồn sông Đồng Nai kêu cứu
09:20' - 22/10/2019
Nhiều hộ dân sống dọc bờ sông Đồng Nai thuộc địa bàn xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đang kêu cứu vì nhà cửa bị “xé toạc”, đất canh tác liên tục sạt lở trôi theo sông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50'
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48'
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.