Báo Italy phân tích nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề di cư
Bài viết phân tích những nguyên nhân dẫn đến làn sóng di cư ồ ạt đổ về châu Âu trong những năm gần đây và đánh giá hiệu quả của những giải pháp được Liên minh châu Âu (EU) đưa ra.
Theo bài viết, trong những năm gần đây, việc đưa lực lượng quân sự đến các nước châu Phi để ngăn chặn dòng người di cư và hoạt động đưa người vào châu Âu bất hợp pháp (buôn người) đã được dự báo trong một loạt công trình nghiên cứu, trong đó tập trung vào việc đưa ra các giải pháp để phân biệt các làn sóng di cư khác nhau nhằm "chuyển hướng các hiện tượng di cư thay vì cố bắt giữ những người di cư".Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra chi phí và lợi ích trong các chính sách của các quốc gia trong vấn đề di cư, chiến lược của EU về đảm bảo an ninh cho khu vực Sahel và gánh nặng tài chính của cuộc khủng hoảng di cư đối với các nước châu Âu.
Ngoài ra, cũng có không ít các nghiên cứu tập trung vào vấn đề lợi nhuận của các Tổ chức Phi Chính phủ (NGO) có hoạt động liên quan đến làn sóng nhập cư, vai trò của các tổ chức tội phạm buôn người và tầm quan trọng của việc thể hiện tinh thần đoàn kết của các quốc gia trong vấn đề di cư.Những nghiên cứu này cũng như các chính sách của phần lớn các nước châu Âu đã không đưa ra được giải pháp dài hạn, cũng không phải là dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về các điều kiện căn bản của quá trình di cư. Đây là những phân tích và chiến lược phản ánh về dư luận ở các nước châu Âu, nhưng không thể đưa ra giải pháp căn bản cho hiện tại và tương lai.
“Opl 245” là tên gọi của kế hoạch mua lại mỏ dầu lớn nhất châu Phi (hơn 9 tỷ thùng dầu thô).Nigeria là nước có số dân đông nhất trên lục địa châu Phi và là nước có số người di cư lớn nhất đến Italy năm 2016.Khoản tiền khổng lồ (1,1 tỷ USD) do các công ty dầu khí châu Âu đầu tư để mua lại mỏ dầu này có thể đủ để trang trải cho 80% tổng chi phí y tế của Nigeria vào năm 2015. Tuy nhiên, người dân Nigeria không được hưởng lợi từ thỏa thuận mà chỉ có lợi cho một số quan chức tham nhũng và đối tượng rửa tiền.Opl 245 chắc chắn không phải là một trường hợp duy nhất.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, vàng, khí đốt...) có mặt ở hầu hết các nước châu Phi và ở một số nước ở phía Đông vùng Địa Trung Hải được chuyển giao cho các công ty nước ngoài mà phần lớn có liên kết với các công ty và các ông chủ ở châu Âu và Mỹ.
Mở cửa cho các sản phẩm được sản xuất ở châu Phi vào châu Âu, đồng thời đảm bảo phân phối lợi nhuận hợp lý và giải quyết các nguyên nhân căn bản làm suy yếu khả năng phát triển của các quốc gia châu Phi là những giải pháp bền vững giúp châu Âu có thể thực hiện được "tầm nhìn châu Âu" trong giải quyết vấn đề di cư.Ngoài ra, cần gây áp lực đối với các quốc gia có nguồn tài nguyên khổng lồ như Saudi Arabia, Qatar, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất và Kuwait để họ đảm nhận những trách nhiệm thực sự trong vấn đề di cư.Đây đồng thời cũng là địa bàn kề cận với nơi mà hầu hết các dòng di cư khởi hành. Điều đáng nói là các quốc gia này nằm trong số những quốc gia nhập khẩu vũ khí như súng trường, súng máy hạng nặng, súng cối và súng chống tăng từ châu Âu (chủ yếu qua khu vực Balkans) với giá trị lên tới hơn 1,3 tỷ euro. Một tỷ lệ đáng kể trong số này được các nhóm hoạt động tại Syria và Yemen sử dụng gây mất ổn định trong khu vực.
Yếu tố “làm mất ổn định” trên có vai trò không nhỏ trong các điều kiện căn bản của "di cư và buôn bán người". Đây là câu chuyện không có gì mới mẻ, bởi con người có xu hướng "di chuyển" khi cảm thấy không an toàn, hoặc không thể đáp ứng được nhu cầu.Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, các hoạt động khủng bố đã tăng lên 6500% kể từ khi bắt đầu chiến dịch “Cuộc chiến chống khủng bố” (năm 2001). Sự mất ổn định của Trung Đông và Bắc Phi, cũng như tác động to lớn của nó đối với sự ổn định của các khu vực láng giềng, phần lớn là kết quả trực tiếp của các chính sách được thông qua vào đầu thế kỷ XXI.
Các luồng di cư ảnh hưởng đến châu Phi và châu Âu trong những thập kỷ tới như thế nào?Câu trả lời phần lớn liên quan đến nhân khẩu học. Tổng dân số của châu Phi sẽ tăng từ 1,2 đến 2,5 tỷ vào năm 2050.Ngược lại, trong cùng thời kỳ, tại các nước châu Âu như Đức và Italy, số lượng người dân sẽ giảm tương ứng từ 81 triệu xuống 79 triệu và từ 60 triệu xuống 55 triệu người. Những con số này xác nhận rằng nỗ lực để ngăn chặn các dòng di cư và buôn người thông qua việc triển khai quân đội hoặc chuyển hướng các làn sóng di cư chỉ có thể mang lại một sự thất bại. Chỉ bằng cách áp dụng các giải pháp căn bản mới có thể biến thách thức thành cơ hội.
Từ quan điểm của EU, các giải pháp căn bản này bao gồm 5 chính sách chính. Thứ nhất là công khai và xử lý các hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại châu Phi của các công ty châu Âu theo cách giải quyết một số căn nguyên gây ra dòng chảy di cư, nhất là các hoạt động khai thác đã cản trở sự phát triển của nhiều nước trong khu vực.Thứ hai là mở cửa cho các sản phẩm sản xuất tại châu Phi vào châu Âu.Bằng cách này, các nước châu Âu sẽ đóng góp cho việc phát triển sản xuất ở chính những nước xuất phát của làn sóng di cư. Mặc dù các nước châu Phi nhận được 31 tỷ USD từ nước ngoài chuyển về, nhưng các công ty đa quốc gia hoạt động tại châu Phi thu về 32 tỷ USD lợi nhuận hàng năm.
Thứ ba là kiểm soát và ngăn chặn dòng chảy vũ khí sản xuất ở các nước châu Âu và bán ở châu Phi hoặc các khu vực Trung Đông bị ảnh hưởng bởi chiến tranh (đầu tiên là tại Yemen). Thứ tư là tăng cường cung cấp tài chính cho các hoạt động bảo vệ biên giới, đồng thời tạo cơ hội cho các dòng người di cư vì khí hậu hoặc bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Thứ năm là ngừng việc quản lý khủng hoảng di cư.Điều này bao gồm việc bãi bỏ chính sách nhằm mục đích chuyển hướng các làn sóng di cư.
Có thể khẳng định rằng không một chính sách nào trong số các chính sách trên là thực tế hoặc khả thi. Có chăng chỉ là cơ hội để thể hiện hình ảnh về một châu Âu hào phóng cam kết tìm kiếm các giải pháp nhân đạo cho hàng triệu người di cư: Một lục địa buộc phải giải quyết hậu quả từ các vấn đề của lục địa khác./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu vẫn “đau đầu” với vấn nạn di cư
06:30' - 10/04/2018
Sự thiếu thống nhất của EU là nguyên nhân khiến tình trạng vấn đề người di cư ở châu Âu trở nên khó khăn hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Biến di cư thành việc làm cho tất cả mọi người
10:50' - 12/01/2018
Tổng thư ký António Guterres trình bày tầm nhìn của ông về những bước đi cụ thể mà thế giới có thể thực hiện trong năm 2018 để phát huy tối đa sự đóng góp của hàng triệu người di cư cho xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Italy giải cứu 264 người di cư trên biển
09:26' - 12/01/2018
Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy đã giải cứu 264 người di cư trên một chiếc thuyền ngoài khơi bờ biển Calabria.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc IOM kêu gọi khẩn cấp về sự di cư an toàn
10:57' - 19/12/2017
Tổng Giám đốc Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) William Lacy Swing đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp về sự di cư an toàn trong một thế giới đang chuyển động, và đây cũng là chủ đề của Ngày Di cư Quốc tế 2017.
-
Kinh tế Thế giới
Người di cư vào Mỹ giảm mạnh dù Tổng thống D.Trump bỏ lệnh cấm
08:43' - 09/12/2017
Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, số người di cư nhập cảnh vào Mỹ đã giảm mạnh, đặc biệt là tỷ lệ người Hồi giáo, kể từ khi Tổng thống Donald Trump dỡ bỏ lệnh cấm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.