Bão số 10 đi qua: “Vàng trắng” thành mất trắng
Cơn bão số 10 đi qua, mặc dù không đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Quảng Trị nhưng đã khiến hàng ngàn ha cây cao su trên địa bàn bị gãy, đổ. Người dân xót xa khi bao nhiêu vốn liếng đầu tư giờ đổ xuống sông, xuống biển.
Vấn đề đặt ra chính là quy hoạch cây cao su sao cho hợp lý để mỗi khi có bão, giọt nước mắt người nông dân không còn chảy vẫn đang là bài toán hóc búa chưa có lời giải của các ngành chức năng nơi đây.
“Vàng trắng” thành mất trắng
Không thể phủ nhận, hiệu quả mà cây cao su mang lại rất cao, giúp nhiều hộ thoát đói, giảm nghèo. Trung bình mỗi ha cao su đang trong thời kỳ thu hoạch mủ mỗi ngày thu từ 500.000 -700.000 đồng.
Với người nông dân, đây là số tiền không nhỏ, nhất là khi giá mủ đang cao. Vì vậy, người dân Quảng Trị đặc biệt là các huyện Gio Linh, Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Cam Lộ… vẫn đang ồ ạt trồng cây cao su. Tuy vậy, việc quy hoạch và phát triển thế nào cho phù hợp vẫn là vấn đề khó trả lời.
Huyện Vĩnh Linh là địa phương có nhiều diện tích cây cao su nhất tỉnh và đây cũng là nơi chịu thiệt hại nặng nhất sau cơn bão số 10 với 2.603 ha/7.000 ha bị gãy, đổ. Các xã bị nặng nhất gồm: Vĩnh Thủy, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạch, Thị trấn Bến Quan…Phần lớn diện tích bị hư hại đều thuộc nhóm đang khai thác mủ. Sau bão, người dân đang bắt tay vào công tác khắc phục hậu quả. Những cây bị đổ được bà con chống lại, còn những cây bị gãy được cưa, bôi mỡ vaseline hoặc chặt bỏ.
Gia đình bà Lê Thị Thành (45 tuổi), thôn Tân Sơn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh trồng 1 ha cao su với khoảng gần 500 cây. Hằng năm, mỗi cơn bão đi qua gia đình bà lại thiệt hại đi ít nhiều. Năm 2017, cơn bão số 4 quật ngã 20 cây, bão số 10 lại khiến 60 cây nữa bị gãy, đổ. Hiện nay, 1 ha cao su của gia đình bà chỉ còn lại khoảng gần 200 cây, trong khi tiền vay ngân hàng trồng và chăm sóc cây cao su vẫn chưa trả xong.Bà Thành cho biết: Năm 2016, giá mủ xuống thấp, thời gian gần đây mới tăng trở lại, người dân chưa kịp vui mừng giờ lại trắng tay. Vẫn biết là "đánh bạc" với trời nhưng ở vùng đất này nếu không trồng cây cao su cũng không biết trồng cây gì?
Câu hỏi của bà Thành cũng chính là câu hỏi của người nông dân Quảng Trị. Đặc tính của cây cao su là loại cây có tán lá rộng, thân cây giòn, dễ gãy do không chịu được sức gió mạnh, trong khi đó tỉnh Quảng Trị nói riêng và khu vực miền Trung nói chung vẫn thường hay chịu rủi ro về thiên tai với hàng chục cơn bão lớn nhỏ mỗi năm.Nan giải bài toán quy hoạch cây cao su
Sau trận bão lịch sử năm 2013, các bộ, ban, ngành, các chuyên gia đầu ngành cũng đã tổ chức các hội thảo bàn về việc phát triển cây cao su ở Quảng Trị, đồng thời, đưa ra khuyến cáo người dân không nên phát triển ồ ạt cây cao su, đặc biệt ở vùng ven biển hoặc khi trồng phải giữ đúng khoảng cách, nên trồng xen canh và trồng vành đai hệ thống cây chắn gió.
Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Linh cho biết: Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc chuyển đổi cây cao su chính là chưa tìm ra loại cây thay thế. Mặc dù cây cao su có lợi nhuận kinh tế khá cao nhưng thường gặp những rủi ro thiên tai.Vì vậy, vùng phía Đông của huyện chủ trương không tái canh cây cao su mà tập trung phát triển các loại cây khoai, ném (hành tăm), lạc… Khu vực phía Tây của huyện chuyển đổi sang trồng dứa và cây dược liệu. Tuy nhiên, cơ bản vẫn phát triển cây cao su ổn định trong khoảng 7.000 ha tập trung vào các xã ở vùng nội địa nhằm hạn chế gió bão…
Cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, do vậy người dân vẫn rất mặn mà với việc phát triển cây cao su. Năm 1958, tỉnh Quảng Trị chỉ có khoảng 300 ha cao su trồng thử ban đầu ở Nông trường Quyết Thắng (thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh). Đến nay, sau gần 60 năm, diện tích trồng cao su đã lên đến gần 20.000 ha.
Cây cao su đối với người nông dân Quảng Trị được xem là một loại cây cứu cánh giúp nhiều hộ dân thoát nghèo vươn lên làm giàu trên quê hương và có điều kiện nuôi con cái đi học. Vì có thời gian khai thác lâu, dài ngày đồng thời giá trị kinh tế lớn nên người dân tự phát trồng cao su ngày càng nhiều.
Chính vì vậy, việc thay thế cây cao su bằng các loại cây trồng khác có vẻ chưa được khả quan khi chưa tìm được loại cây trồng phù hợp.
Ông Trần Thanh Hiền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết: Quảng Trị hiện có gần 20.000 ha cao su, theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2020 là 23.000 ha. Cơn bão số 10 đã khiến nhiều diện tích cao su trên địa bàn bị gãy, đổ.Trước đó, sau cơn bão số 10 năm 2013, Sở đã khuyến cáo người dân ở vùng sát biển phía Đông của huyện Vĩnh Linh không nên trồng cao su mà nên chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày như lạc, ném, khoai…
Đồng thời, nên trồng cao su ở những vùng sâu trong đất liền như phía Tây của huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa để hạn chế hiện tượng gãy đổ do bão. Ngoài ra, khi trồng cao su, bà con cần thực hiện đúng quy trình có vành đai chắn gió, trồng mật độ dày hơn so với quy trình cũ để đảm bảo che chắn nhau khi mưa bão.
Những năm qua, do giá mủ cao su lên cao, người dân tự phát trồng nhiều cao su, đặc biệt trong đó có nhiều hộ ven biển. Thực tế đó khiến ngành Nông nghiệp tỉnh rất khó khăn trong việc quy hoạch dù đã nhiều lần khuyến cáo người dân…/.
- Từ khóa :
- bão số 10
- quảng trị
- cây cao su
- thiệt hại bão số 10
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng sau bão số 10
19:14' - 17/09/2017
Bão số 10 đổ bộ đã gây thiệt hại nặng, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân Nam Định, nhất là các địa phương ven biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Bão số 10 cuốn trôi toàn bộ tuyến đường và bờ kè chắn sóng khu du lịch Hải Tiến
18:43' - 17/09/2017
Tại Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, Thanh Hóa, bão số 10 đã khiến nhiều công trình, cơ sở hạ tầng du lịch bị ảnh hưởng nặng nề.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng nghìn ha lúa, hoa màu và thủy sản bị "nuốt chửng" sau bão số 10
17:32' - 17/09/2017
Do ảnh hưởng của cơn bão số 10, toàn tỉnh Thái Bình có gần 1.000 ha lúa và hoa màu, khoảng 2.000 ha đầm nuôi ngao và trên 3.000 ha ao đầm nuôi trồng thủy sản ngoài đê chính bị thiệt hại nặng.
-
Đời sống
Hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh sau bão số 10
15:17' - 17/09/2017
Sau bão lụt là thời điểm rất dễ bùng phát các loại dịch bệnh, do đó người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống như: thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn thực phẩm...
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Quảng Ninh tăng tốc đầu tư công
16:05' - 26/11/2024
Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 sau điều chỉnh của tỉnh Quảng Ninh là trên 12.000 tỷ đồng, Hiện, tỉnh đã thực hiện giải ngân đạt trên 41% kế hoạch, thấp hơn so với kỳ vọng, mục tiêu đặt ra.
-
Đời sống
Người dân Mỹ đổ xô đi du lịch dịp Lễ Tạ ơn
15:28' - 26/11/2024
Theo Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA), gần 80 triệu người dân nước này dự kiến sẽ thực hiện các chuyến đi xa ít nhất 80 km trong tuần nghỉ lễ Tạ ơn năm này từ ngày 26/11 đến 2/12.
-
Đời sống
Công bố thời gian và địa điểm chương trình “Phở số Hà Thành 2024”
13:07' - 26/11/2024
Chương trình “Phở số Hà Thành 2024” dự kiến được tổ chức từ ngày 29/11 đến ngày 1/12, tại cổng chính Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 26/11
05:00' - 26/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 26/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 26/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Hé lộ những màn trình diễn biến hóa ngoạn mục từ Imagine Dragons và dàn sao Việt
18:43' - 25/11/2024
Trước thềm siêu nhạc hội 8WONDER Winter 2024, những đồn đoán về màn "cởi áo" kinh điển của Dan Reynolds hay khoảnh khắc độc tấu đàn bầu đỉnh nóc của SOOBIN...khiến fan đứng ngồi không yên.
-
Đời sống
Cảnh báo đỏ về lạm dụng kháng sinh toàn cầu
08:35' - 25/11/2024
Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 25/11
05:00' - 25/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 25/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 25/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
THACO Chu Lai trao tặng 37 ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách ở Quảng Nam
10:35' - 24/11/2024
THACO Chu Lai đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Nam, Ban CHQS các huyện, thành phố xây tặng 37 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, với tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 24/11
05:00' - 24/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 24/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 24/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.