Bảo tồn biển trước sức ép phát triển kinh tế
Các khu bảo tồn biển ở Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế về đa dạng sinh học. Nhưng sự phát triển mạnh về kinh tế, nhất là du lịch biển thời gian gần đây, đang đặt ra vấn đề cấp bách là làm sao giải quyết tốt được mối quan hệ giữa bảo tồn và làm kinh tế.
Sức ép lớn lên các khu bảo tồn biển Đến hết tháng 11/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập được 10 khu bảo tồn biển gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo và Phú Quốc.Bên cạnh đó, có 4 khu bảo tồn biển đã hoàn thành quy hoạch chi tiết, 2 khu bảo tồn biển đang xây dựng quy hoạch chi tiết. Từ năm 2005 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho hơn 2.000 lượt cán bộ, người dân, qua đó giúp nâng cao năng lực, nhận thức và kinh nghiệm trong việc quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn biển.
Nhiều địa phương cũng đã tổ chức tập huấn cho ngư dân về kỹ thuật khai thác nguồn lợi biển, đồng thời xây dựng các mô hình khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi này dựa vào cộng đồng. Điển hình là Tổ hợp tác “Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản rong mơ” phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang, đi vào hoạt động từ tháng 6 vừa qua. Ông Nguyễn Văn Tính, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Thọ cho biết: “Trước đây, ngư dân thường khai thác rong mơ trước mùa vụ, không đúng kỹ thuật nên nguồn lợi rong mơ bị suy giảm. Tổ hợp tác thành lập đã hỗ trợ ngư dân kỹ thuật khai thác và biện pháp bảo vệ rong mơ". Tuy nhiên, theo Tổng cục Thủy sản, các khu bảo tồn biển đang chịu sức ép rất lớn từ phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch, khai thác hải sản trong và xung quanh các khu bảo tồn; sức ép này đang ngày càng gia tăng, đe dọa đến sự tồn tại của các khu bảo tồn biển. Tình trạng vi phạm khu bảo tồn biển đang diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Hiện tượng quá tải khách du lịch tại một số khu bảo tồn biển đang có những tác động xấu đến môi trường như: xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, giẫm đạp làm gãy san hô... Trong khi đó, việc tuân thủ, chấp hành quy định về bảo tồn biển tại các địa phương chưa cao, thậm chí một số địa phương còn xem nhẹ các quy định của pháp luật về bảo tồn biển, nên đã đưa ra những quyết định, chính sách trái với quy định của pháp luật. Đánh giá về thực trạng quản lý mạng lưới khu bảo tồn biển ở Việt Nam, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho rằng, các khu bảo tồn biển đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển... nhưng chưa thực sự được ưu tiên phát triển và đầu tư đầy đủ nguồn lực tài chính để phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo, giáo dục. Các khu bảo tồn biển được thành lập và hiểu lầm để phục vụ cho hoạt động du lịch, dẫn đến đóng góp của các khu bảo tồn biển đối với tái tạo nguồn lợi không cao, thời gian để tái tạo kéo dài, bãi đẻ và ương giống bị bỏ sót trong phân vùng chức năng. Theo Viện trưởng Viện Hải dương học Võ Sĩ Tuấn, sự thay đổi môi trường vùng ven biển là do hoạt động phát triển kinh tế, xã hội như: khai hoang rừng ngập mặn để nuôi tôm hoặc xây dựng khu dân cư; hủy hoại các vùng rạn san hô, thảm cỏ biển để xây dựng cảng. Hiện tượng ô nhiễm do chất thải từ các hoạt động kinh tế từ đất liền, cũng đã và đang hủy hoại nhiều hệ sinh thái biển. Phải giải quyết tốt mối quan hệ bảo tồn và phát triển Để các khu bảo tồn biển hoạt động hiệu quả, IUCN khuyến nghị, Việt Nam không nên đợi đến khi có đầy đủ điều kiện về tài chính và thể chế, mà phải sử dụng hiệu quả nhất điều kiện hiện có, hợp tác với các viện nghiên cứu, cộng đồng, địa phương, để thực hiện thật tốt các hoạt động. Kinh nghiệm trong việc bảo tồn biển của Nhật Bản cũng rất cần được tham khảo. Nước này đã thành lập được trên 6.400 khu vực bảo tồn biển và quản lý hiệu quả. Đáng chú ý, Nhật Bản thành lập nhiều kiểu khu bảo tồn biển, mỗi khu có quy mô, quy định khác nhau. Cụ thể, Khu bảo tồn động vật hoang dã, nghiêm cấm mọi hoạt động phát triển và khai thác; Khu bảo tồn bờ biển tự nhiên, nghiêm cấm tất cả hoạt động đe dọa sự sinh tồn của sinh vật; Vườn quốc gia, nghiêm cấm mọi hoạt động phát triển; Vùng cấm khai thác theo quy định, cấm khai thác vào mùa di cư hoặc sinh sản của các loài được bảo vệ; Khu vực quyền khai thác, cộng đồng tự quyết định những quy tắc và quy định trong khai thác...“Bài toán” tạo nguồn thu bền vững từ các khu bảo tồn biển cũng đang rất được quan tâm. Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam được cho là đang thực hiện tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và tạo được nguồn thu bền vững.
Theo đại diện Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, đơn vị đã thiết lập được nguồn tài chính bền vững thông qua xây dựng các cơ chế như: Thu phí tham quan, lặn biển; kêu gọi đầu tư, hợp tác nghiên cứu và đào tạo; hướng dẫn thực tập với các trường, viện trong và ngoài nước; hợp tác với tình nguyện viên trong và ngoài nước hoạt động tại khu bảo tồn. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đoàn Ánh Dương, ông Đoàn Sung cho rằng, du lịch sinh thái chính là một công cụ để bảo tồn biển. Bởi du lịch sinh thái đòi hỏi các hoạt động bảo tồn phải có hiệu quả để thu hút khách du lịch tới tham quan, đem lại nguồn lợi tài chính phục vụ bảo tồn và cộng đồng địa phương, thúc đẩy hoạt động giáo dục môi trường, làm cho du khách nhận thức được giá trị của thiên nhiên và tôn trọng khi tới các khu vực tham quan. Đây cũng là “hướng đi” mà các địa phương đã và đang thực hiện, để vừa làm tốt việc bảo tồn, vừa phát triển kinh tế bền vững ở khu bảo tồn biển. Điển hình như tỉnh Bình Thuận đã thực hiện Dự án "Bảo vệ rùa biển phục vụ phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau", từ năm 2016 - 2017. Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết, dự án này đã bảo vệ được hàng trăm ổ trứng trong khu bảo tồn và phục hồi được bãi đẻ truyền thống của loài rùa. Tỉnh cũng phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước, thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển loài rùa biển, minh chứng là đã tiếp nhận 16 cá thể rùa và thả về biển. Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, đã yêu cầu các địa phương, rà soát lại mô hình quản lý, cơ chế bảo vệ đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn biển. Bởi hiện nay, các khu bảo tồn biển đang rất hấp dẫn du khách, nếu không giải quyết được mối quan hệ giữa phát triển du lịch với bảo vệ đa dạng sinh học, thì trong thời ngắn nữa chúng ta không còn nguồn lợi để mà bảo vệ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn, Quảng Ngãi
20:51' - 16/02/2017
Ngày 16/2, tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã công bố quyết định thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn. Đây là khu bảo tồn biển thứ 16 của Việt Nam chính thức được xác lập.
-
Kinh tế Việt Nam
Không điều chỉnh giảm diện tích Khu bảo tồn biển Hòn Cau
15:43' - 25/11/2016
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận về việc không đồng ý chủ trương giảm diện tích Khu bảo tồn biển Hòn Cau theo đề nghị của tỉnh này.
-
Kinh tế & Xã hội
Khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới sẽ được thành lập tại Nam Cực
06:15' - 30/10/2016
Theo dự án, khu bảo tồn nằm trong vùng Biển Ross ở Nam Cực, trải rộng tới 1,55 triệu km2, trong đó 1,12 triệu km2 là vùng cấm đánh bắt hải sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL
12:50'
Thực hiện Đề án 1 triệu ha, Kiên Giang triển khai 2 mô hình thí điểm trên 2 vùng sinh thái khác nhau; 1 mô hình tại huyện Tân Hiệp đã cho thu hoạch với kết quả đáng phấn khởi.
-
Kinh tế & Xã hội
Vùng ngọt hóa Gò Công bội thu rau màu Thu Đông
12:22'
Vụ Thu Đông 2024, nông dân vùng ngọt hóa Tiền Giang gồm Gò Công Đông, Gò Công Tây, thành phố Gò Công xuống giống hơn 5.400 ha rau màu các loại phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Dương lịch.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều người nhập viện sau khi ăn bánh mì ở cùng cửa hàng
12:06'
Ngày 27/11, nhiều người dân tại thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) phải nhập Bệnh viện Vũng Tàu để theo dõi, điều trị sau khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn: Những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh tế cửa khẩu
10:55'
Để phát triển kinh tế cửa khẩu trên địa bàn, các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế cửa khẩu được tập trung triển khai hiệu quả, đồng bộ, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Bình: Đang cháy lớn tại công ty sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm
09:47'
Sáng 27/11 đã xảy ra một vụ cháy lớn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ và Sản xuất Tam Phát (thôn Tiền Phong, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
-
Kinh tế & Xã hội
Cấp bằng bảo hộ cho hai giống nho mới
09:08'
Hai giống nho tươi NH01-152 và NH04-102 của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố vừa được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyết đầu mùa đến muộn nhưng rơi dày bất thường ở Hàn Quốc
08:36'
Từ sáng sớm 27/11, tuyết rơi dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế, khó quan sát phương tiện giao thông từ phía xa.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre ước đạt và vượt 19/24 chỉ tiêu năm 2024
07:24'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 19 để tổng kết, đánh giá thực hiện nghị quyết năm 2024 và thảo luận thống nhất đề ra nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Trực tiếp Cúp C1 châu Âu Champions League, Liverpool vs Real Madrid, 03h00 ngày 28/11
05:30'
Bnews. Trực tiếp bóng đá trận Liverpool vs Real Madrid diễn ra vào lúc 03h00 ngày 28/11 trong khuôn khổ vòng phân hạng cúp C1 châu Âu Champions League.