Không điều chỉnh giảm diện tích Khu bảo tồn biển Hòn Cau
Trước đó, ngày 28/9/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được văn bản số 3306/UBND-KTN của UBND tỉnh Bình Thuận về việc xin điều chỉnh giảm diện tích Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khu bảo tồn biển Hòn Cau là khu vực phân bố của các hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình (rạn san hô và thảm cỏ biển), có giá trị sinh học cao; là nơi sinh sống, bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và sinh thái quan trọng (các loài cá, sao biển, hải sâm, vích, đồi mồi, rùa xanh, tôm hùm...).
Nguồn lợi thủy sản quanh khu vực này đã góp phần duy trì ổn định và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương. Sự đa dạng và phong phú tài nguyên sinh vật biển cùng cảnh quan độc đáo của Khu bảo tồn biển Hòn Cau là cơ sở quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế thủy sản, du lịch và giải trí.
Mặc khác, do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hiện tượng nước trồi nên khu vực này được xem là nơi có ý nghĩa lớn trong duy trì và bổ sung đa dạng sinh học nội tại và phát tán ra những vùng lân cận nhờ vào khả năng thích ứng của rạn san hô.
Tại Quyết định số 2606/QĐ-UBND ngày 15/11/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển Hòn Cau với tổng diện tích là 12.500ha. Diện tích Khu bảo tồn biển Hòn Cau đã được các nhà khoa học tính toán chi tiết để đảm bảo được các mục tiêu bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, các loài động thực vật biển và một số loài quý, hiếm.
Do đó, việc đề xuất điều chỉnh giảm 1.060 ha sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu, chức năng và thậm chí phá vỡ quy hoạch của Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Bên cạnh đó, tại Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt nam đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã quy định mục tiêu đến năm 2015: ít nhất 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam nằm trong khu bảo tồn.
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ quy hoạch được khoảng 0,16% diện tích vùng biển vào các khu bảo tồn biển. Việc điều chỉnh giảm diện tích Khu bảo tồn biển Hòn Cau sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung đã được Thủ tướng Chính phủ quy định.
Ngoài ra, tại Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các dự án thành phần liên quan đến Công trình Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân và Cảng Tổng hợp Vĩnh Tân không đề cập đến tác động của việc thu hẹp diện tích Khu bảo tồn biển Hòn Cau đến hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và các loài động thực vật biển, các loài cá, tôm hùm, hải sâm, sao biển và một số loài quý, hiếm khác như đồi mồi, rùa xanh... các rạn ngầm là bãi đẻ của tôm hùm bông, tôm hùm đỏ và tôm hùm xanh phân bố tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Với những căn cứ nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không đồng ý với chủ trương điều chỉnh giảm diện tích Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường xem xét lại đánh giá tác động môi trường của dự án này tới Khu bảo tồn biển Hòn Cau./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới sẽ được thành lập tại Nam Cực
06:15' - 30/10/2016
Theo dự án, khu bảo tồn nằm trong vùng Biển Ross ở Nam Cực, trải rộng tới 1,55 triệu km2, trong đó 1,12 triệu km2 là vùng cấm đánh bắt hải sản.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Thuận sắp có công viên tượng cát Forgotten Land
15:17' - 07/10/2016
Đây là công viên tượng cát quy mô lớn đầu tiên được triển khai tại Bình Thuận nhằm tạo thêm sản phẩm mới phục vụ du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận: Đề nghị sớm rà soát dự án khai thác titan ở Mũi Đá 1 và thị trấn Phú Long
21:18' - 08/09/2016
UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm làm việc với tỉnh để rà soát và thống nhất các nội dung liên quan đến dự án khai thác titanở Mũi Đá 1 và thị trấn Phú Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận đẩy mạnh khai thác kinh tế biển
13:49' - 03/09/2016
Phát huy lợi thế về thiên nhiên ưu đãi, tỉnh Bình Thuận xác định du lịch là một trong những ngành mũi nhọn mang tính đột phá của địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn khối ngoại?
17:38'
Đáng chú ý, kể từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã có mức tăng vượt trội so với thị trường chung và thu hút sự chú ý của khối ngoại.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư công sẽ tiếp tục tập trung cho chương trình mục tiêu quốc gia
17:31'
Nguồn vốn đầu tư công trong năm 2024 tiếp tục tập trung cho các dự án quan trọng quốc gia, đặc biệt là các dự án cao tốc nhằm tạo không gian phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Singapore: Tạo đột phá mới trong hợp tác song phương
17:27'
Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị đủ quỹ đất phục vụ dịch vụ logistics và thương mại điện tử
16:48'
Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 48,6 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,8%, đạt 71,9 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng thoát nước chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa
16:47'
Hiện nay hệ thống thoát nước tại các đô thị Việt Nam chủ yếu là hệ thống thống nước chung, được xây dựng qua nhiều thời kỳ, chắp vá, xuống cấp và chưa được nâng cấp hoàn chỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
16:45'
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với 443/454 (chiếm 92,48%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên chợ cam Hưng Yên năm 2024
15:57'
Các sản phẩm đều được gắn nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực
15:49'
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%).