Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm góp phần phát triển bền vững đa dạng sinh học
Việc chuyển giao, cứu hộ và bảo tồn các loài động vật hoang dã quý, hiếm là một giải pháp thiết thực góp phần bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học và các nguồn gen động vật quý, hiếm, là thành tựu rất đáng ghi nhận của Việt Nam trong năm 2017.
Vẫn còn nhiều vi phạm Theo Trung tâm Giáo dục thiên nhiên, Việt Nam không chỉ bị coi là một quốc gia tiêu thụ động vật hoang dã mà còn là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới trung chuyển, buôn bán động vật hoang dã trái phép xuyên quốc gia.Cụ thể năm 2017, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên đã ghi nhận 1,352 trường hợp vi phạm về động vật hoang dã, trong đó 65,2% vi phạm về buôn bán và quảng cáo, 21,1% trường hợp nuôi nhốt trái phép, 12,1% trường hợp buôn lậu, 1,6% trường hợp săn bắt. Số trường hợp ghi nhận qua đường dây nóng do người dân báo về là 829 trường hợp, tăng 29% so với năm 2016. Trong số đó, 399 trường hợp đã được giải quyết, đạt tỉ lệ thành công 48%, tăng 6% so với năm 2016. Các tỉnh vi phạm nhiều nhất như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu...
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang Từ Quốc Huy cho biết, năm 2017 là năm số lượng động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được chuyển giao, cứu hộ, bảo tồn nhiều nhấtkể từ năm 2006. Chi cục đã chuyển giao, cứu hộ và bảo tồn thành công 28 cá thể động vật rừng quý, hiếm, xử lý hành chính 3 vụ vi phạm với số tiền phạt 58 triệu đồng, tịch thu 26 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm; thả lại nơi cư trú tự nhiên 15 cá thể rắn hổ mang, cạp nong, mèo rừng; 1 cá thể khỉ đuôi lợn và 1 cá thể trăn đất đã được tiếp nhận và chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội chăm sóc. Nhiều công dân Việt Nam đã bị bắt giữ trong và ngoài nước vì có liên quan đến loại hình tội phạm rất nghiêm trọng này. Tháng 4/2017, đối tượng Nguyễn Mậu Chiến, được biết đến là kẻ cầm đầu một trong những đường dây buôn bán động vật hoang dã lớn từ châu Phi về Việt Nam đã bị bắt giữ tại Hà Nội với một số lượng tang vật động vật hoang dã lớn. Những ngày đầu năm 2018 đã ghi nhận các trường hợp vi phạm. Cụ thể ngày 2/1, Tổ công tác Phòng Cảnh sát kinh tế phối hợp Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 28A-00427, bắt giữ một người đàn ông cùng tang vật là ba cá thể báo gấm đã chết. Thay đổi tích cực về pháp lý Theo cập nhật của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên, giai đoạn 2014-2016 có khoảng 17,9% trên tổng số 156 vụ vi phạm hình sự về động vật hoang dã được xử lý có áp dụng mức phạt tù giam với các đối tượng phạm tội. Các vụ việc còn lại đối tượng phạm tội chỉ bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù giam nhưng cho hưởng án treo-những hình phạt được đánh giá là chưa đủ sức răn đe và cũng không gây tổn thất nhiều so với món lợi khổng lồ từ buôn bán động vật hoang dã. Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, hứa hẹn là một công cụ hiệu quả góp phần răn đe, trấn áp tội phạm nói chung và tội phạm về động vật hoang dã nói riêng. Bộ luật cũng được tin tưởng sẽ tạo nên những chuyển biến đáng kể, củng cố hành lang pháp lý nhằm bảo vệ tốt hơn các loài động vật hoang dã.Theo đó, các hành vi vi phạm về động vật hoang dã có thể bị phạt tù lên đến 15 năm hoặc 5 tỷ đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 15 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân.
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thiên nhiên nhận định: “Những thay đổi đáng kể trong chính sách hình sự liên quan đến tội phạm về động vật hoang dã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã của Việt Nam. Chỉ có chế tài hình sự nghiêm khắc mới có thể giảm thiểu tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã và góp phần bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam. Công cụ đã có nhưng để thực sự phát huy hiệu quả hay không quyết định hoàn toàn nằm trong tay của các cơ quan thực thi pháp luật, Tòa án và Viện Kiểm sát. Kết quả rà soát khoảng 200 bản án xử lý những vụ việc vi phạm nghiêm trọng về động vật hoang dã từ 2010-2016 cho thấy, không một kẻ cầm đầu mạng lưới buôn bán động vật hoang dã lớn nào bị bắt giữ hay khởi tố. Tuy vậy ngày 11/1/2018, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang đã mở phiên tòa xét xử và quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án của đối tượng Hoàng Tuấn Hải về tội danh vi phạm các quy định về bảo vệ loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Đây là đối tượng trong vụ án các cơ quan chức năng phát hiện hơn 10 tấn rùa biển bị thu gom, chế tác và buôn bán trái phép cuối năm 2014 - vụ án được cho là có số lượng rùa biển bị thu giữ lớn nhất trên thế giới. Hành động cấp bách Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Bùi Thị Hà cho rằng, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong nỗ lực bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, bởi vậy cần thực hiện các hành động cấp bách nhằm chấm dứt tình trạng buôn bán trái phép các loài động vật này tại Việt Nam. Các cơ quan chức năng cần nỗ lực điều tra, bắt giữ và khởi tố, trừng phạt thích đáng những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán trái phép sừng tê giác, hổ, ngà voi, rùa biển…cùng với việc đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả. Bằng cách nghiêm cấm tuyệt đối mọi hình thức buôn bán sừng tê giác, bao gồm cả việc buôn bán mẫu vật săn bắn, hình ảnh Việt Nam với vai trò là quốc gia tiêu thụ và trung chuyển trong cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác hiện nay sẽ dần được hạn chế và xóa bỏ. Tất cả kho ngà voi và sừng tê giác thu giữ được cần phải tiêu hủy hết. Các cơ quan chức năng chỉ nên giữ lại một số lượng nhỏ mẫu vật ngà voi và sừng tê giác với mục đích phân tích ADN và phục vụ mục đích giáo dục-đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học. Việt Nam có thể xem xét đưa ra cam kết quyết tâm đóng cửa các trang trại hổ của quốc gia, trước mắt đóng cửa các cơ sở nuôi hổ tư nhân cũng như nghiêm cấm mọi hình thức cho hổ sinh sản tại các vườn thú và các cơ sở khác nếu hoạt động sinh sản không có giá trị hoặc không phục vụ mục tiêu bảo tồn, giáo dục và nghiên cứu khoa học.Để chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu trong các cơ sở tư nhân, Việt Nam cần khuyến khích các chủ cơ sở nuôi gấu tự nguyện chuyển giao các các cá thể gấu mà không đòi bồi thường, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền không cấp phép gây nuôi thương mại động vật hoang dã cho các cơ sở gây nuôi trên toàn quốc cho đến khi thiết lập được một hệ thống quản lý hiệu quả, cũng như các cơ quan chức năng có đủ khả năng giám sát và quản lý chặt chẽ các cơ sở gây nuôi, ngăn chặn việc hợp pháp hóa ở qui mô lớn động vật hoang dã săn bắt từ tự nhiên vào các cơ sở này.Với hoạt động gây nuôi thương mại đang diễn ra, các biện pháp sẽ gồm thu hồi giấy phép đối với tất cả các chủ cơ sở gây nuôi không có đủ bằng chứng hợp pháp và thông tin minh bạch về nguồn gốc của các cá thể động vật hoang dã đang nuôi nhốt hoặc mua bán; xử phạt nghiêm khắc các cán bộ địa phương có liên quan nếu có hành vi cấu kết, làm sai lệch thông tin, tham nhũng, che đậy trong công tác kiểm tra, quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã. UBND các địa phương cần được quy định cụ thể trách nhiệm, với sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên trách trong nỗ lực chung nhằm kiểm soát và chấm dứt các hành vi buôn bán động vật hoang dã.
Một số biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hành vi mua bán động vật hoang dã trên interet bao gồm đóng cửa các trang thông tin điện tử có chứa thông tin quảng cáo, mua bán các loài động vật hoang dã cần được bảo vệ, tăng cường theo dõi và chặn trang cá nhân trên mạng xã hội được đối tượng sử dụng để quảng cáo buôn bán động vật hoang dã.Bên cạnh vai trò quan trọng của các tổ chức phi chính phủ trong các hoạt động truyền thông, Nhà nước có thể đóng vai trò chủ động hơn trong việc giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ thông qua các kênh truyền thông chính thống cũng như tiếp cận các phương tiện truyền thông công cộng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
"Núp bóng" quán thịt chó, buôn bán số lượng lớn động vật hoang dã
21:31' - 12/10/2017
Lâm Đồng đã bắt quả tang một cơ sở tàng trữ, buôn bán trái phép số lượng lớn động vật hoang dã trên địa bàn huyện.
-
Kinh tế & Xã hội
Thả 68 cá thể động vật hoang dã về Vườn Quốc gia Bái Tử Long
18:06' - 06/07/2017
68 cá thể thuộc 8 loài động vật hoang dã sau cứu hộ từ Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội đã được thả về các đảo của Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt xóa một đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm
20:17' - 24/05/2017
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết vừa triệt xóa một đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm từ Nghệ An ra Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải quan Tân Sơn Nhất phát hiện vụ nhập lậu sản phẩm động vật hoang dã quý hiếm
17:41' - 14/05/2017
Hải quan TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện, tạm giữ một phụ nữ 62 tuổi, quốc tịch Việt Nam nhập cảnh trên chuyến bay từ châu Phi về Việt Nam vận chuyển trái phép nhiều sản phẩm động vật hoang dã quý hiếm.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt giữ đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm
16:18' - 30/04/2017
Hà Nội bắt giữ một số đối tượng trong một đường dây chuyên buôn lậu các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm xuyên quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Tìm cách xóa bỏ tình trạng buôn bán sản phẩm từ động vật hoang dã
09:58' - 04/03/2017
Ngày 3/3 Liên hợp quốc (LHQ) đã kỷ niệm Ngày Thế giới Bảo vệ Động vật Hoang dã bằng lời kêu gọi khai thác sức mạnh từ tiếng nói của thế hệ trẻ trong những nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt
13:54'
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ cao hơn mức trung bình nhiều năm nhưng không gay gắt như các năm 2016, 2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh bị tuyên án 30 năm tù giam
13:07'
Ngày 29/11, sau hơn tuần xét xử và nghị án, Hội đồng xét xử phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil tiến hành tuyên án đối với các bị cáo.
-
Kinh tế & Xã hội
Triển lãm Quốc tế Nội thất và Trang trí cảnh quan Việt Nam quy tụ 800 doanh nghiệp
12:48'
Vietnam Home & Garden Expo nằm trong chuỗi triển lãm xúc tiến thương mại quốc tế uy tín nhất trong năm với quy mô hơn 1,000 gian hàng, quy tụ 800 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Kinh tế & Xã hội
VinClub Golf 2024: Hành trình kết nối những giá trị tinh hoa
11:15'
Vừa qua, vòng chung kết VinClub Golf 2024 do VinClub tổ chức dành riêng cho thành viên hạng Kim Cương đã diễn ra thành công tại Vinpearl Golf Nha Trang, khép lại một mùa giải ấn tượng, nhiều cảm xúc.
-
Kinh tế & Xã hội
Ninh Thuận kết nối sản phẩm đặc thù với điểm đến du lịch
11:02'
Tỉnh Ninh Thuận đang tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng các điểm đến, gắn sản phẩm OCOP với các hoạt động du lịch, văn hóa.
-
Kinh tế & Xã hội
XSDNA 30/11. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 30/11/2024. SXDN ngày 30/11. SXDN hôm nay
10:55'
XSDNA 30/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 30/11. XSDNA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSDNA ngày 30/11. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 30/11/2024. Kết quả xổ số Đà Nẵng Thứ Bảy ngày 30/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đánh giá năng lực 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
10:16'
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025. Kỳ thi diễn ra vào tháng 5/2025. Thời gian đăng ký dự thi từ 15/3 đến 15/4/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng cáo trực tuyến của Google rơi vào "tầm ngắm" của Cục Cạnh tranh Canada
09:36'
Ngày 28/11, Cục Cạnh tranh Canada tuyên bố sẽ đưa Google ra tòa, cáo buộc công ty này có "hành vi phản cạnh tranh" trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 29/11/2024
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/11, sáng mai 30/11, các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh,La Liga, Bundesliga.