Bảo vệ người lao động tự do và lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI
Một trong số các nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 5/6, đó là việc quản lý, bảo vệ người lao động ở biên giới tự do sang các nước giáp ranh làm việc và lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
* Quản lý tốt lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước giáp ranhTrả lời câu hỏi của đại biểu Đôn Tuấn Phong (An Giang) về tình trạng hiện nay nhiều người lao động ở biên giới tự do ra bên ngoài làm việc diễn ra khá phổ biến và giải pháp để quản lý, bảo vệ những lao động này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận đây là một thực trạng đang diễn ra.Đây là nội dung được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc rất quan tâm, giao Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an tập trung xử lý. Hiện, ước tính có khoảng 139.000 người lao động thường xuyên qua lại ở biên giới các tỉnh giáp ranh. Mặt thuận lợi là phong tục tập quán, văn hóa có sự phù hợp; có mối quan hệ thuận lợi vì có người thân giới thiệu sang làm việc, hưởng mức lương cao.
Các lao động này sang làm việc ở một số nước giáp ranh bảo đảm về mặt pháp lý: có hộ chiếu phổ thông, thị thực... nhưng khi sang làm việc, lại không có giấy phép hành nghề. Nước ta hiện đang thiếu khung khổ pháp lý về việc quản lý đối với các lao động này. Các bộ, ngành chức năng đã đàm phán với các nước để có Hiệp định chung về nội dung này, tuy nhiên một số nước chưa đàm phán được.
Về giải pháp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ 7 tỉnh phía Bắc ký kết biên bản ghi nhớ với các tỉnh giáp ranh của Trung Quốc để thống nhất trong việc quản lý, bảo đảm điều kiện cho lao động, tránh những rủi ro không đáng có. Phấn đấu trong tháng 7/2018, việc này sẽ được thực hiện xong.Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã thống nhất việc áp dụng cơ chế đối với lao động Việt Nam như đối với ba nước biên giới của Thái Lan. Phía Lào, các cơ quan chức năng Việt Nam đang triển khai phương án trao đổi thông qua Hiệp định chung.
* Không có việc sa thải lao động 30-35 tuổi tại các doanh nghiệp FDILiên quan đến chất vấn của đại biểu Phùng Thị Thường (Vĩnh Phúc) về việc bảo vệ quyền lợi của lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI và giải pháp ngăn ngừa tình trạng người lao động đến tuổi 35 bị sa thải, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: Doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng, đóng góp rất lớn về kinh tế cho đất nước và góp phần giải quyết lực lượng lao động của Việt Nam.Tính đến nay, khu vực FDI có khoảng 6,8 triệu người lao động Việt Nam đang làm việc. Nhìn chung, đa phần các doanh nghiệp FDI lớn rất quan tâm đến đời sống phúc lợi của người lao động; một số vụ việc sai phạm chủ yếu xảy ra tại doanh nghiệp FDI nhỏ, lẻ. Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành đã đi kiểm tra thực tiễn tại nhiều doanh nghiệp FDI; đồng thời, Chính phủ có các điều chỉnh, đề nghị doanh nghiệp FDI quan tâm nhiều hơn đến phúc lợi xã hội cho người lao động. Hiện, bình quân mức lương của lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp FDI lớn là khoảng 5,5 triệu.
Đối với ý kiến cho rằng tỷ lệ các doanh nghiệp FDI sa thải người lao động từ 30-35 tuổi cao, thậm chí có Viện nghiên cứu đưa ra con số 80%, Bộ trưởng nêu rõ đây là thông tin không chính xác. Khi có thông tin này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội đi kiểm tra, khảo sát thực tiễn, ở một số doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh.Kết quả cho thấy chỉ có 11% người lao động nghỉ việc/xin nghỉ việc/nghỉ một lần vì nhiều lý do khác nhau, trong số này có các lao động từ 30-35 tuổi. Số lao động này xin nghỉ vì nguyện vọng cá nhân/xin nghỉ một lần chứ không phải tất cả bị sa thải. Con số này chỉ bằng 1,9 % so với tổng số lao động của một doanh nghiệp. Hiện trạng này cũng rất hạn chế xảy ra ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bắc Ninh.
Theo Bộ trưởng, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Đề án tổ chức đào tạo và đào tạo lại công nhân lao động FDI bị thất nghiệp hoặc hỗ trợ chuyển nghề cho người lao động khi các doanh nghiệp này thay đổi cơ cấu sản xuất. Đề án này sẽ được triển khai một cách chu đáo, bảo đảm tốt cho người lao động./.- Từ khóa :
- quốc hội
- lao động tự do
- doanh nghiệp fdi
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Chồng chéo quy định của luật trong xử lý dự án treo
12:50' - 05/06/2018
Vấn đề xử lý rác thải rắn; trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý đất đai tránh tình trạng hoang hóa, gây lãng phí ngân sách… là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, chất vấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Cần nghị quyết đặc thù để quản lý đất tại đặc khu
19:55' - 04/06/2018
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng theo quy luật, khi nhìn thấy tiềm năng, tương lai phát triển là người dân sẽ đổ xô vào đất đai, nhưng chưa có giải pháp để phòng ngừa tình trạng này.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Các thành phố phải chịu trách nhiệm về ô nhiễm nguồn thải
19:29' - 04/06/2018
Chiều 4/6, các đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về thực trạng, giải pháp xử lý ô nhiễm bụi, không khí ở các thành phố lớn...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đối thoại, tìm cách gỡ khó cho doanh nghiệp, nhà đầu tư
17:48'
Ngày 2/12, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm nắm bắt thông tin, giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp triệt để, quản lý thống nhất về thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng
16:16'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ Xây dựng về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ
15:26'
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, những năm tới cả nước phải nỗ lực thúc đẩy phát triển toàn diện, bền vững, bao trùm, với mức tăng trưởng 2 con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển logistics là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược
13:30'
Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp long cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định
13:20'
Sáng 2/12, UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ hợp long Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương xuất siêu lập kỷ lục 10 tỷ USD
11:30'
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2024 ước đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm trước, vượt kế hoạch năm hơn 2,7%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu
10:01'
Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global vừa công bố đạt 50,8 điểm trong tháng 11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng các giá trị từ phát triển du lịch xanh đô thị
08:33'
Phát triển du lịch xanh ở đô thị không chỉ dừng lại ở sản phẩm du lịch, điểm đến xanh, trải nghiệm văn hóa bản địa... mà còn mở rộng thêm nhiều giá trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
07:50'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đến năm 2026, Petrovietnam nhận chuyển giao công nghệ sản xuất turbine điện gió, cánh quạt gió… từ đó làm chủ toàn bộ công nghệ phát triển điện gió ngoài khơi