Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Các thành phố phải chịu trách nhiệm về ô nhiễm nguồn thải
Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn, chiều 4/6, các đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về các vấn đề: Thực trạng, giải pháp xử lý ô nhiễm bụi, không khí ở các thành phố lớn; kiểm soát, giảm thiểu tình hình ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước…
*Giảm nguồn thải từ giao thông Quan tâm đến vấn đề ô nhiễm bụi rất nghiêm trọng, nhất là tại các thành phố lớn, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) dẫn số liệu bảng tin hàng ngày, cứ 10 ngày thì 9 ngày người dân Hà Nội hít thở không khí có bụi quá mức cho phép. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra biện pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng trên?Còn theo đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh), Việt Nam là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí đặc biệt cao so với các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Theo thống kê, có tới 50% số ngày trong năm có chất lượng không khí kém dẫn đến một số bệnh như viêm phổi, viêm họng…
Mặc dù đã có Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 155 về xử lý vi phạm đối với hành vi gây ô nhiễm không khí… nhưng tình trạng trên vẫn tồn tại và có dấu hiệu gia tăng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.
“Bộ có kiểm soát được tình trạng ô nhiễm này không? Có giải pháp cụ thể và căn cơ nào không?”, đại biểu nêu câu hỏi.
Thừa nhận ô nhiễm không khí là rất lớn nhưng Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, ông không đồng tình với số liệu đại biểu Nguyễn Anh Trí đã nêu bởi đây là công bố từ một trạm quan trắc của một tổ chức, chỉ mang tính cục bộ.Trong khi đó, các trạm quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chưa phản ánh tình trạng nghiêm trọng đến vậy.
Theo Bộ trưởng, việc ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn liên quan đến giao thông và hoạt động xây dựng.Bộ Tài nguyên và Môi trường với tư cách là cơ quan quản lý đã tham mưu Thủ tướng ban hành quyết định về kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí trong cả nước, trong đó xác định các địa phương đầu tư hệ thống giám sát môi trường không khí, từ đó biết nguồn ô nhiễm chính ở đâu, khi nào, sau đó công bố toàn bộ số liệu để nhân dân biết chính xác.
Bên cạnh đó cần giảm nguồn thải giao thông, kiểm soát ô nhiễm bụi từ hoạt động này, kiểm soát ô nhiễm từ các loại xe, các phương tiện khi vào thành phố; khắc phục tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch…
Chưa hài lòng với trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Anh Trí tranh luận và khẳng định, với những thông tin đại biểu có và với chuyên môn của một bác sỹ, thì bụi đang gây ô nhiễm rất nghiêm trọng, nhất là ở các thành phố lớn. *Đến năm 2030 phải có nhà máy phát điện sử dụng công nghệ xử lý rác Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) cho biết, hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục xảy ra, việc xử lý chưa hiệu quả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất sinh hoạt của nhân dân, nhất là trên các sông Đáy, sông Nhuệ,… Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ và những giải pháp trước mắt, lâu dài để khắc phục vấn đề này?Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) chỉ rõ, hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng chủ yếu do rác thải và phế liệu. Xử lý rác đã trở nên bất cập do thiếu hướng dẫn và vượt quá khả năng xử lý của chính quyền địa phương, cũng như lãng phí vì đầu tư công nghệ xử lý rác chưa đạt.
Cử tri đã kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ tham mưu Chính phủ ban hành quy định hướng dẫn lựa chọn công nghệ xử lý rác thải Việt Nam và giới thiệu mô hình ở các địa phương thực hiện.
“Vậy đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thống nhất được vấn đề này để chuyển giao, khuyến cáo mô hình cho người dân chưa?
Trả lời các câu hỏi, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm các lưu vực sông là diễn biến đến nay chưa đảo ngược được.Thời gian qua, về nguồn xả thải với các nhà máy, khu công nghiệp thì cơ quan quản lý nhà nước đã cơ bản kiểm soát được chất lượng nước thải. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là việc thu gom nguồn nước thải sinh hoạt khi có đến 95% nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý và thải trực tiếp ra môi trường.
Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống, các cụm công nghiệp cũng chưa kiểm soát được trong khi nguồn lực nhà nước có hạn.
Theo Bộ trưởng, việc xác định trách nhiệm đến nay đã có tiến triển bước đầu là có thể xác định được nguồn nước thải và trách nhiệm của từng địa phương. Hà Nội đã có cơ chế xã hội hoá tham gia xử lý nước thải.Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng này trong đó nhấn mạnh việc xác định từng thành phố phải chịu trách nhiệm với nguồn thải của mình. Ngoài ra, cần huy động từ các nguồn lực xã hội để thu gom nguồn nước thải, có công nghệ thích hợp để xử lý phân tán và xử lý chung.
Trả lời chất vấn của đại biểu liên quan đến việc chưa kiểm soát, giảm thiểu được tình hình ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, “rác thải là vấn đề hết sức bức xúc hiện nay”, đồng thời nhận trách nhiệm trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, vấn đề này có liên quan đến nhiều bộ, ngành. Cụ thể, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về vấn đề quy hoạch; Bộ Khoa học và Công nghệ giải quyết về vấn đề công nghệ.Do đó, các Bộ thống nhất đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quản lý tổng hợp về xử lý chất thải trên quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu chú trọng đến công nghệ xử lý rác có tính toán phù hợp của các điều kiện kinh tế của các đô thị.
Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2030, Việt Nam phải có các nhà máy phát điện bằng cách sử dụng các công nghệ xử lý rác.Các công nghệ này hiện nay đang được kiểm chứng và đánh giá cho đầy đủ, tuy nhiên việc lựa chọn các mô hình của thế giới sẽ phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, sau khi được thẩm định qua Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ được công bố để các địa phương trong cả nước biết và thực hiện./.
Xem thêm:>>>Thủ tướng sẵn sàng lắng nghe ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
>>>Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Đã đến lúc phát triển ngành đường sắtTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội chưa thoả mãn phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
14:04' - 04/06/2018
Mặc dù, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã trả lời rất ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, nhưng đa số các đại biểu Quốc hội đều chưa thoả mãn với phần trả lời của người đứng đầu ngành giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
09:31' - 04/06/2018
Sáng 4/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
08:03' - 04/06/2018
Bắt đầu từ sáng 4/6 đến ngày 6/6, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Đây là hoạt động đặc biệt quan trọng của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Chất vấn thành viên Chính phủ 4 nhóm vấn đề
07:31' - 04/06/2018
Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, bắt đầu từ ngày 4-6/6, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các bộ trưởng, trưởng ngành tại hội trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Kỳ vọng vào phiên chất vấn
17:25' - 03/06/2018
Từ ngày 4-6/6, bốn Bộ trưởng các Bộ: Giao thông Vận tải, Tài nguyên - Môi trường, Lao động- Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc Knapper: Nhiều trụ cột hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
17:48'
Ngày 8/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel hợp tác đào nhân lực về AI
17:40'
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel phối hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của Thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam huy động hơn 7 tỷ USD cho chuyển đổi năng lượng công bằng
16:59'
Việt Nam xác định 24 dự án phù hợp JETP với tổng vốn cần huy động 7,04 tỷ USD, trong đó 3 dự án đầu tiên đã đạt thỏa thuận tín dụng từ các đối tác quốc tế thuộc nhóm IPG.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án “treo” Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
16:34'
Hiện Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đang tổng hợp trình UBND thành phố xem xét phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thiết kế đồng bộ hệ thống giám sát điều hành giao thông cho Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
12:44'
Hiện nay, dự án thành phần 1A thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư đang triển khai thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế phục hồi, thu nhập lao động tăng hơn 10%
10:46'
Các chính sách an sinh và quản lý hỗ trợ người lao động đang dần phát huy hiệu lực, hiệu quả. Số người lao động được bảo đảm tốt hơn về thu nhập, phúc lợi, bảo hiểm đang tăng lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu tại Hội nghị BRICS
08:13'
Tại Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” ngày 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Brazil và Mercosur
08:12'
Chiều 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổ chức nghiệp đoàn doanh nghiệp Brazil để thúc đẩy ký FTA Việt Nam - Brazil và Mercosur.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro Bến Thành - Tham Lương
21:24' - 07/07/2025
Sau khi dừng sử dụng vốn ODA, dự án dự kiến chuyển sang đầu tư công từ ngân sách thành phố và bổ sung quy mô (bao gồm công trình kết nối đồng bộ tuyến metro số 1, số 2 tại ga Trung tâm Bến Thành).