Bầu cử Hạ viện Pháp: Cử tri Pháp đi bỏ phiếu vòng 2
Đây là lần thứ tư trong vòng hai tháng, hơn 47 triệu cử tri đã đăng ký và đủ điều kiện đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, theo cuộc thăm dò cuối cùng do hãng Opinionway Orpi công bố ngày 15/6, tỷ lệ cử tri vắng mặt, không đi bỏ phiếu tại vòng hai sẽ là 54%, cao hơn kỷ lục vắng mặt 51,3% tại cuộc bỏ phiếu vòng một ngày 11/6.
Tại vòng hai, chỉ có 1.151 ứng cử viên tham gia tranh cử trong khi con số này tại vòng một là 7.877. Điều kiện để được lọt vào vòng hai là phải đạt được ít nhất 12,5% số phiếu bầu. Sau cuộc bầu cử vòng một, 4 ứng cử viên đã ngay lập tức trở thành nghị sĩ mà không cần phải qua cuộc bầu cử vòng hai. Điều kiện để chiến thắng ngay lập tức là ứng cử viên đó phải nhận được hơn 50% số phiếu bầu tại vòng một và số cử tri đi bỏ phiếu cao hơn 25%.Tại vòng một diễn ra vào ngày 11/6 vừa qua, đảng Nền Cộng hòa Tiến bước (REM) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, mặc dù mới chỉ được thành lập cách đây hơn 1 năm, đã giành chiến thắng vang dội với 32,3% số phiếu bầu, đứng trên đảng cánh hữu Những người Cộng hòa (21,5%), đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (13,2%); phong trào cực tả Nước Pháp bất khuất (13,7%), và đảng Xã hội cánh tả (9,5%). Thực tế là nhiều chính khách tên tuổi đến từ các đảng truyền thống đã bị thất cử hoặc yếu thế hơn trước các ứng cử viên của đảng REM tại cuộc bầu cử vòng một.Với kết quả này, đảng Nền Cộng hòa Tiến bước (REM) và đảng liên minh cánh trung Phong trào Dân chủ (MoDem) dự kiến sẽ giành được từ 440 đến 470 trong tổng số 577 ghế của Hạ viện khóa mới, tức là chiếm đa số đến 4/5. Đây sẽ là một chiến thắng lịch sử, vượt xa mức đa số tuyệt đối cần thiết, tạo thuận lợi để Tổng thống Macron tiến hành cải cách sâu rộng hệ thống chính trị và nền kinh tế đất nước. Đề cập đến xu thế chiến thắng vang dội của đảng REM tại vòng hai, báo chí Pháp đã gọi đây là "cơn sóng", "trận đại hồng thủy", thậm chí là "vụ nổ big bang".Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát do hãng Elabe thực hiện cho kênh truyền hình BFMTV công bố ngày 15/6, 61% cử tri Pháp mong muốn được điều chỉnh kết quả cuộc bầu cử vòng một do có tâm lý e ngại rằng việc đảng REM chiếm đa số áp đảo quá lớn, sẽ dẫn đến tình trạng phe đối lập quá yếu và không còn các cuộc tranh luận nghị trường. Tình trạng đó có thể dẫn đến gia tăng căng thẳng trong xã hội được thể hiện qua các cuộc biểu tình rầm rộ, như những gì đã diễn ra trong năm 2016 với việc thông qua luật Lao động sửa đổi.Đây cũng là cách lập luận của người đứng đầu đảng Những người Cộng hòa (LR), ông François Baroin. Theo ông, "một đa số tuyệt đối có nguy cơ đè bẹp các cuộc tranh luận". Chia sẻ quan điểm nói trên, về phía cánh tả, cựu Bộ trưởng Tư pháp, bà Christiane Taubira cho rằng cần tránh "sự tập trung quyền lực, bởi vì đây là một thách thức đối với nền dân chủ".Trong bối cảnh đó, tại một cuộc vận động cho các ứng cử viên của đảng Nền Cộng hòa Tiến bước (REM) ngày 15/6, sau khi kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu đông đảo tại vòng hai, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã tuyên bố một cách thận trọng: "Giành được đa số tại Hạ viện là một thách thức lớn, và thách thức đó chưa vượt qua, bởi vì, chưa có gì được quyết định trước khi cuộc bầu cử diễn ra".Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng tuy đảng REM có đa số áp đảo, song do tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nên tổng số phiếu thu được của đảng REM và liên minh MoDem tại vòng một chỉ là 7,3 triệu phiếu, thấp hơn hẳn so với 10,3 triệu phiếu của đảng Xã hội tại cuộc bầu cử Hạ viện năm 2012 và 11,8 triệu phiếu tại cuộc bầu cử diễn ra 5 năm trước đó của đảng Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP), tiền thân của đảng Những người Cộng hòa hiện nay./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Hạ viện Pháp: Dự báo chiến thắng thuộc về đảng của Tổng thống Macron
13:41' - 11/06/2017
Sáng 11/6 (theo giờ địa phương), cử tri Pháp đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong vòng một cuộc bầu cử Hạ viện Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Hạ viện Pháp: Đảng LREM có lợi thế giành chiến thắng
07:25' - 10/06/2017
Kết quả thăm dò do hãng Ipsos Sopra Steria công bố ngày 9/6 cho thấy Đảng Nền Cộng hòa Tiến bước (LREM) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ giành đa số tuyệt đối tại Hạ viện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25'
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.