Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc "so găng" cân tài cân sức của Kamala Harris và Donald Trump
Tối 10/9 (theo giờ Bờ Đông nước Mỹ, tức sáng 11/9 theo giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris và ông Donald Trump đã có cuộc tranh luận hấp dẫn và “cân tài cân sức” tại thành phố Philadelphia, trong đó tâm điểm thu hút sự quan tâm của hàng triệu khán giả truyền hình là một loạt vấn đề liên quan tới đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trước thềm cuộc tranh luận, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy bà Harris đã thu hẹp đáng kể khoảng cách dẫn điểm của ông Trump, thậm chí còn vượt lên dẫn trước ứng cử viên của đảng Cộng hòa tại 4/7 bang chiến trường có ý nghĩa quan trọng gồm Michigan, Wisconsin, Nevada và Pennsylvania. Đây là cơ sở để nữ Phó Tổng thống Mỹ bước vào cuộc tranh luận trực tiếp bằng một phong thái tự tin, khi bà đã chủ động bắt tay ông Trump trước và nhiều lần đưa ra những luận điểm sắc bén nhằm công kích các quan điểm chính sách của đối thủ.
Bà cũng thể hiện những luận điểm sắc bén về vấn đề quyền nạo phá thai, chỉ trích chính sách thuế quan và thương mại mang tính gây hấn của ông Trump, một lần nữa nhắc lại vụ bạo động tại trụ sở Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2020 như là một “vết đen” trong lịch sử nước Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ cũng chỉ trích ông Trump về những thất bại trong chính sách đối ngoại, về một nền kinh tế yếu kém và thâm hụt thương mại kỷ lục khi ông giữ cương vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Về phần mình, khác với phong thái bùng nổ trong các cuộc tranh luận tổng thống trước đây, ứng cử viên Donald Trump phần nào giữ được vẻ điềm tĩnh trong suốt cuộc đối đầu với bà Harris. Ứng cử viên của đảng Cộng hòa thể hiện khả năng ứng phó linh hoạt. Ông đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Joe Biden về tỷ lệ lạm phát cao chưa từng thấy, chỉ trích quan điểm trong vấn đề nạo phá thai và chính sách nhập cư gây hại cho nước Mỹ. Một trong những “điểm nóng” của cuộc tranh luận là vấn đề chính sách đối ngoại. Hai ứng cử viên đã thể hiện những quan điểm gần như hoàn toàn trái ngược liên quan tới cuộc xung đột Nga - Ukraine, hòa bình Trung Đông hay cuộc chiến tại Dải Gaza…
Theo giới quan sát và dư luận báo chí tại Mỹ, đây là một cuộc tranh luận hấp dẫn giữa hai ứng cử viên tổng thống và có thể sẽ trở thành một bước ngoặt của chặng nước rút trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay. Ngay sau khi cuộc tranh luận kết thúc, chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ và cá nhân bà Kamala Harris đã nhận tin vui khi ca sĩ lừng danh Taylor Swift, người có hàng triệu khán giả hâm mộ tại Mỹ, tuyên bố ủng hộ bà Harris trở thành tổng thống tiếp theo. Ê-kíp tranh cử của Phó Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố để ngỏ khả năng tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai với ông Trump trước khi diễn ra “Ngày phán quyết” 5/11 tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn "so găng" đầu tiên
09:54' - 11/09/2024
Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump bước vào màn "so găng" đầu tiên.
-
Phân tích - Dự báo
Bầu cử Mỹ: Kịch bản nào tốt hơn cho kinh tế thế giới?
06:00' - 07/09/2024
Các chính sách thương mại của Chính phủ Mỹ tiếp theo, dù do Phó Tổng thống Kamala Harris hay cựu Tổng thống Donald Trump lãnh đạo, chắc chắn sẽ có tác động lan tỏa đáng kể.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris gây quỹ gấp 4 lần ông Trump trong tháng 7
11:15' - 22/08/2024
Nhóm gây quỹ chính trong chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Kamala Harris đã thu về 204 triệu USD trong tháng 7, gấp 4 lần số tiền mà chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump nhận được.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Cứu hộ chạy đua với thời gian sau “72 giờ vàng”
16:35'
Tại thành phố Mandalay, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều người vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tăng hỗ trợ doanh nghiệp trước sức ép thuế quan từ Mỹ
16:26'
Hàn Quốc đang dốc toàn lực để chuẩn bị ứng phó với các mức thuế đối ứng mà Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến áp dụng từ ngày 2/4.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Chính quyền quân sự tuyên bố quốc tang 1 tuần
16:02'
Trong thông báo, chính quyền quân sự Myanmar cho biết thời gian để tang chính thức kéo dài từ ngày 31/3 đến ngày 6/4, đồng thời nước này sẽ treo cờ rủ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh bắt buộc Giấy phép Du lịch điện tử với du khách châu Âu từ ngày 2/4
15:04'
Từ ngày 2/4 tới, công dân các nước châu Âu đến Anh sẽ bắt buộc phải có Giấy phép Du lịch điện tử (ETA). Quyết định này được Chính phủ Anh đưa ra nhằm tăng cường an ninh biên giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Ukraine rút khỏi thỏa thuận đất hiếm có thể đối mặt rủi ro lớn
14:57'
Thỏa thuận khoáng sản đất hiếm nhằm cấp cho Mỹ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine. Trước đó, ngày 20/3, ông Trump tuyên bố thỏa thuận sẽ được ký kết "rất sớm",
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ lo ngại Tổng thống Donald Trump chưa ưu tiên kiểm soát chi phí
14:25'
Theo kết quả một cuộc khảo sát, hầu hết người Mỹ cho rằng Tổng thống Donald Trump không tập trung đủ vào việc giảm chi phí.
-
Kinh tế Thế giới
Trái phiếu Mỹ trở nên hấp dẫn khi căng thẳng thương mại leo thang
10:38'
Việc chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang đang làm gia tăng rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và đảo lộn danh mục của giới đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia
08:55'
Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thuế đối ứng mà ông công bố trong tuần này sẽ được áp dụng đối với "tất cả các quốc gia", không phải chỉ liên quan một nhóm nhỏ từ 10-15 nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thu hồi giấy phép cấp cho các đối tác nước ngoài của công ty dầu khí PDVSA
08:52'
Mỹ đã thông báo cho các đối tác nước ngoài của công ty dầu khí nhà nước PDVSA của Venezuela về việc sắp hủy bỏ các giấy phép cho phép họ xuất khẩu dầu và các sản phẩm phụ từ dầu mỏ của Venezuela.