Bầu cử Mỹ 2024: Nhiệm kỳ và thẩm quyền của Tổng thống Mỹ
Như vậy, nếu 2 con số cuối của năm chia hết cho 4 thì đó là năm bầu cử Tổng thống Mỹ.
Theo Hiến pháp Mỹ, nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 4 năm, Hạ nghị sĩ nhiệm kỳ 2 năm, Thượng nghị sĩ nhiệm kỳ 6 năm. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp nước này quy định: không dưới 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, là công dân Mỹ, và được sinh ra tại Mỹ.
Nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ
Hiến pháp Mỹ quy định, Tổng thống mới đắc cử sẽ nhậm chức vào trưa ngày 20/1 của năm sau đó, cũng là thời điểm chấm dứt nhiệm kỳ của Tổng thống cũ. Lễ nhậm chức Tổng thống được tiến hành tại Nhà Trắng ở thủ đô Washington.
Mỗi nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ kéo dài 4 năm, và theo điều bổ sung sửa đổi Hiến pháp được thông qua ngày 27/2/1951, mỗi Tổng thống chỉ có thể được tại nhiệm không quá hai nhiệm kỳ. Nếu một người đã đảm đương chức vụ Tổng thống hoặc quyền Tổng thống quá hai năm trong nhiệm kỳ mà người khác đã đắc cử Tổng thống, thì sẽ chỉ được bầu vào chức vụ Tổng thống không hơn một nhiệm kỳ.
Trên thực tế trước khi có quy định này, trong lịch sử Mỹ chỉ có một người đắc cử Tổng thống ba nhiệm kỳ liền là Franklin Roosevelt làm tổng thống 12 năm liên tiếp (từ 1933-1945); 5 người đã đắc cử hai nhiệm kỳ là Dwight D.Eisenhower (1952-1959), Richard Nixon (1969-1975), Ronald Reagan (1980-1987), Bill Clinton (1992-2001), George W.Bush (2001-2008), Barack Obama (2008-2016).
Trong trường hợp Tổng thống không thể đảm đương được nhiệm vụ (từ chức, mất khả năng điều hành, qua đời), Quốc hội sẽ trao quyền cho Phó Tổng thống. Nếu cả Tổng thống và Phó Tổng thống đều rơi vào trường hợp trên thì theo Hiến pháp Mỹ, Quốc hội có quyền quyết định điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Gần đây nhất, Đạo luật Kế vị tổng thống có hiệu lực năm 1974 nêu rõ Chủ tịch Hạ viện sẽ là người đứng thứ hai trong danh sách kế vị (sau Phó Tổng thống), tiếp đến là Chủ tịch Thượng viện (tạm quyền), sau đó đến các thành viên nội các-bắt đầu từ Ngoại trưởng.
Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống có thể bị Quốc hội bãi nhiệm theo một tiến trình phức tạp. Để có thể bãi nhiệm Tổng thống, Hạ viện phải ra Nghị quyết khởi tố và cử một số nghị sĩ đại diện, với tư cách bên nguyên trong phiên toà xét xử do Thượng viện tổ chức. Chánh án Toà án tối cao sẽ chủ trì phiên toà này. Quyết định phế truất Tổng thống phải được ít nhất 2/3 số Thượng nghị sĩ ủng hộ.
Thẩm quyền của Tổng thống Mỹ
Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống phải đảm nhiệm hai chức năng: vừa là người đứng đầu Nhà nước (giống như Vua hay Tổng thống của nhiều nước khác), vừa đứng đầu ngành hành pháp (giống như Thủ tướng của các nước khác).
Với tư cách là người đứng đầu Nhà nước, Tổng thống Mỹ đại diện cho nước Mỹ ở cả trong lẫn ngoài nước. Với tư cách này, Tổng thống phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ lễ tân, như tiếp nhận thư ủy nhiệm của đại sứ các nước khác, chủ trì các bữa tiệc khánh tiết, khai mạc một số hoạt động văn hoá nghệ thuật và thể thao quan trọng. Tổng thống ký lệnh ban hành các đạo luật đã được Quốc hội thông qua, ký kết các hiệp định với nước ngoài và bổ nhiệm các quan chức cao cấp trong chính quyền liên bang. Tổng thống cũng có quyền triệu tập phiên họp bất thường của bất cứ viện nào, hoặc của cả hai viện Quốc hội.
Trong vai trò là người đứng đầu ngành hành pháp, Tổng thống có nhiệm vụ ký kết các hiệp định; bổ nhiệm Đại sứ, Bộ trưởng, cố vấn, Thẩm phán Toà án Tối cao và các quan chức cao cấp khác của chính quyền liên bang. Tổng thống cũng phải thông báo về tình hình liên bang cho hai viện Quốc hội; kiến nghị một số dự luật, đề ra các điều lệ, quy định và chỉ thị có hiệu lực giống như luật của các cơ quan Liên bang mà không cần phải thông qua Quốc hội.
Về mặt lập pháp, Tổng thống có quyền phủ quyết (veto) bất cứ đạo luật nào từ Quốc hội, trừ khi có hơn 2/3 số nghị sĩ trong mỗi viện bác bỏ phủ quyết.
Bên cạnh quyền phủ quyết dự luật, Tổng thống còn có trách nhiệm kiến nghị về một số dự luật để Quốc hội xem xét thông qua. Kiến nghị về dự luật của Tổng thống thường được thể hiện trong Thông điệp liên bang đầu năm, trong dự thảo ngân sách và trong những kiến nghị cụ thể. Hầu hết những kiến nghị này của Tổng thống cũng chính là đòi hỏi của ngành hành pháp đối với ngành lập pháp. Những kiến nghị này có thể trở thành luật hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chính trị của Tổng thống và ưu thế tương đối của đảng của Tổng thống trong Quốc hội.
Về mặt tư pháp, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các thẩm phán liên bang, kể cả các thẩm phán trong các Toà án tối cao, nhưng phải được Thượng viện chấp thuận. Tổng thống cũng có thể bác bỏ bản án hoặc ân xá cho các phạm nhân phạm luật Liên bang.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn được coi là nhà lãnh đạo tượng trưng cho chính đảng của mình. Các chương trình, các sáng kiến mà Tổng thống đưa ra thường phản ánh quan điểm của đảng mà ông là thành viên.
Có thể nói, Tổng thống là trung tâm của nền chính trị Mỹ. Tổng thống có quyền lực rất lớn trong lĩnh vực đối ngoại và quân sự, nhưng thường không mạnh trong các quyết sách về đối nội vì còn phải tùy thuộc vào Quốc hội. Thông thường, Tổng thống chỉ đạt được những mục tiêu về chính sách đối nội khi ông thuyết phục được Quốc hội và các chính đảng rằng lợi ích của họ trong trường hợp này là tương đồng.
Để giám sát quyền lực của Tổng thống, Phó Tổng thống và các quan chức cao cấp khác trong chính phủ, Hiến pháp Mỹ quy định Hạ nghị viện là cơ quan có quyền luận tội những người này, còn Thượng nghị viện là cơ quan có quyền xét xử. Trong lịch sử nước Mỹ, đã có 3 Tổng thống bị luận tội, nhưng đều vượt qua được, đó là ông Andrew Johnson, Bill Clinton và Donald Trump. Trong khi đó, ông Richard Nixon vì vụ bê bối Watergate đã từ chức trước khi bị luận tội.
Nhân tố nào quyết định quyền lực của Tổng thống Mỹ?
Tổng thống Mỹ là người duy nhất có toàn quyền về hành pháp ở nước Mỹ. Việc tập trung quyền lực vào tay một người đã cho phép Tổng thống hành động một cách tự do và có hiệu lực lớn.
Nhiệm kỳ của Tổng thống là 4 năm, không phụ thuộc vào tỷ lệ ủng hộ trong dư luận hay sự ủng hộ của đa số nghị sĩ trong Quốc hội. Điều này cho phép Tổng thống có thể đưa ra những quyết định nhất thời không hợp với lòng dân, mà không sợ bị mất chức.
Sự phân chia quyền lực tương đối trong thể chế "Tam quyền phân lập" đã cho phép Tổng thống có thể tự do hành động, mà không sợ bị cản trở quá nhiều, đặc biệt là bởi sự can thiệp của nghị viện.
Cơ chế bầu Tổng thống qua hệ thống phiếu đại cử tri đã làm cho Tổng thống luôn phải là ứng cử viên của một đảng chính trị lớn. Vai trò tăng lên của các chính đảng cũng đồng thời làm tăng vai trò của Tổng thống. Bởi vậy Tổng thống cũng được coi là nhà lãnh đạo của đảng mình.
Điều 2 Hiến pháp Mỹ dành "quyền hành pháp và tư lệnh quân đội" cho Tổng thống đã tạo điều kiện cho Tổng thống đưa ra rất nhiều quyết định quan trọng. Ví dụ như: Quyết định mua bang Louisiana của Tổng thống Jefferson; hàng loạt quyết định của Tổng thống Lincoln trong thời kỳ nội chiến; tuyên bố tình trạng khẩn cấp dẫn đến việc huy động quốc phòng và triển khai quân đội ra nước ngoài của Tổng thống Roosevelt; quyết định trưng thu các nhà máy luyện thép của Tổng thống Truman,... đã từng bước làm tăng dần quyền lực của Tổng thống Mỹ.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Một số điều cần biết về bầu cử Tổng thống Mỹ
16:00' - 25/10/2024
Ngày bầu cử của người dân Mỹ sắp diễn ra. Sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, người ta sẽ biết được ai sẽ là người kế nhiệm ông Joe Biden để trở thành chủ nhân của Nhà Trắng trong 4 năm sắp tới.
-
Kinh tế tổng hợp
Tổng thống Mỹ được bầu ra như thế nào?
14:06' - 25/10/2024
Cứ bốn năm một lần, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là sự kiện được trông chờ nhất trong năm và được coi là gay cấn và kéo dài nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 5/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 5/7/2025. XSMN thứ Bảy ngày 5/7
19:30'
Bnews. XSMN 5/7. KQXSMN 5/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 5/7. XSMN thứ Bảy. Xổ số miền Nam hôm nay 5/7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 5/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy ngày 5/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 5/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 5/7/2025. XSMT thứ Bảy ngày 5/7
19:30'
Bnews. XSMT 5/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 5/7. XSMT thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMT ngày 5/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 5/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 5/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 5/7/2025. XSMB thứ Bảy ngày 5/7
19:30'
Bnews. XSMB 5/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 5/7. XSMB thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMB ngày 5/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 5/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào 20 giờ ngày 4/7 và 9 giờ ngày 5/7
19:24'
Ngày 4/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Công điện số 4066 /CĐ-BNNMT gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang về việc đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.
-
Kinh tế tổng hợp
XSBP 5/7. Kết quả xổ số Bình Phước hôm nay ngày 5/7/2025. SXBP ngày 5/7
19:00'
Bnews. XSBP 5/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 5/7. XSBP Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSBP ngày 5/7. Kết quả xổ số Bình Phước hôm nay ngày 5/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSHCM 5/7. Kết quả xổ số Hồ Chí Minh hôm nay ngày 5/7/2025. XSHCM ngày 5/7
19:00'
Bnews. XSHCM 5/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 5/7. XSHCM Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSHCM.Kết quả xổ số Hồ Chí Minh hôm nay ngày 5/7/2025.Kết quả xổ số Hồ Chí Minh Thứ Bảy ngày 5/7/2025. XS Sài Gòn.
-
Kinh tế tổng hợp
XSLA 5/7. Kết quả xổ số Long An hôm nay ngày 5/7/2025. SXLA ngày 5/7
19:00'
Bnews. XSLA 5/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 5/7. XSLA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSLA ngày 5/7. Kết quả xổ số Long An hôm nay ngày 5/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Lạng Sơn không khoan nhượng với buôn lậu, gian lận thương mại
18:58'
Lạng Sơn kiên quyết đấu tranh, kiên trì bền bỉ, không ngừng nghỉ, quét sạch các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
-
Kinh tế tổng hợp
Cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo mới lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính
16:47'
Việc sáp nhập xã, phường và điều chỉnh địa giới hành chính không yêu cầu người dân phải cung cấp lại thông tin. Cơ quan chức năng sẽ tự động cập nhật, đảm bảo đầy đủ, chính xác.