Bế mạc Phiên họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau 2 ngày làm việc tích cực, khẩn trương và có linh hoạt điều chỉnh về nội dung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ chương trình.
Các nội dung tại Phiên họp đều được xem xét một cách kỹ lưỡng, thấu đáo trên nhiều mặt, nhiều ý kiến sâu sắc, chất lượng và rất tâm huyết của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như của các đại biểu tham dự.
Nâng cao chất lượng công tác lập pháp; bảo đảm tính an toàn của quỹ Bảo hiểm xã hội
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cao đối với các vấn đề quyết định theo thẩm quyền cũng như các nội dung cho những ý kiến, những định hướng lớn để các cơ quan trình và cơ quan thẩm tra tiếp tục chuẩn bị để bảo đảm nội dung chất lượng nhất sẽ được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ hai.
Về dự án Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi cần được tiến hành kỹ lưỡng và toàn diện để bảo đảm sau khi ban hành tạo ra bước chuyển biến tích cực và rõ rệt trong công tác thi đua, khen thưởng, nhất là khắc phục bệnh hình thức, bệnh thành tích trong tổ chức thi đua, khen thưởng. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan trình và Ủy ban Xã hội tiếp thu ý kiến tại Phiên họp, tiếp tục tổ chức nghiên cứu, tổ chức tọa đàm, hội thảo để hoàn thiện dự án có chất lượng cao nhất để trình ra Quốc hội xem xét và quyết định. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đây là dự án luật đầu tiên của Quốc hội khóa XV nên phải bảo đảm dự án luật này trở thành hình mẫu tiêu biểu để hiện thực hóa được tầm nhìn cũng như các định hướng, các chủ trương nâng cao chất lượng công tác lập pháp trong cho cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Về việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020, các ý kiến phát biểu tập trung vào các nội dung về công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, tình hình nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, công tác kiểm tra, công tác thanh tra, thu, chi bảo hiểm xã hội, đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tăng cường hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, rà soát trách nhiệm về quản lý nhà nước của các quỹ trong quản lý, trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các quỹ này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, chỉ đạo cả về định mức, mức đóng của các đối tượng, rà soát lại phạm vi và mức chi sử dụng các quỹ này để đảm bảo cho việc sử dụng các quỹ này đúng tính chất là các quỹ ngắn hạn, hằng năm chỉ giữ lại khoảng 10% để làm công tác dự phòng, không để có số dư quá lớn như hiện nay, tránh tiêu cực và trục lợi trong việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội; đồng thời đề xuất các giải pháp để bảo đảm tính an toàn của quỹ trong giới hạn, sử dụng chi phí cho bộ máy, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo công tác nghiên cứu xây dựng, xem xét trình Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) để kịp thời thể chế hóa các tinh thần, các quan điểm lớn của Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nguyên tắc, định mức chung về tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách chủ trì, phối hợp với Ủy ban Pháp luật, các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Tài chính rà soát, thống nhất các nội dung còn có ý kiến khác nhau hoặc cần phải làm rõ thêm để hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản trước khi ký ban hành.Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong công tác giám sát
Để bảo đảm đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập các đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2022, đó là “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021” và “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021”.
Trong đó, thành viên Đoàn giám sát ngoài Thường trực các cơ quan của Quốc hội còn bổ sung thêm và mời đại diện một số cơ quan của Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, các chuyên gia. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Đoàn giám sát phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội xây dựng đề cương chi tiết về kế hoạch triển khai cụ thể, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền trước khi tổ chức thực hiện giám sát.
Tại Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập, giải thể các Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân; thông qua quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; giao Ban Công tác đại biểu phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sớm chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần cuối trước khi ký ban hành. Về kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc về việc phân định miền núi, vùng cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc tiếp tục phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổng kết, đánh giá toàn diện, hiệu quả việc thực hiện vấn đề này để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tiêu chí và thực hiện phân định miền núi, vùng cao làm cơ sở thống nhất và đồng bộ để thực hiện các chính sách, pháp luật, thể chế trong giai đoạn tiếp theo.Làm tốt hơn nữa công tác dân nguyện
Về Báo cáo tình hình giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Ban Dân nguyện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nội dung về công tác rất quan trọng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ đưa vào hoạt động thường xuyên hằng tháng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác của công tác dân nguyện. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ban Dân nguyện phối hợp với các cơ quan tiếp thu tối đa ý kiến để hoàn thiện báo cáo cũng như chuẩn bị cho những báo cáo của các tháng tiếp theo bám sát vào các chức năng và nhiệm vụ được quy định trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân nguyện. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ cũng như các cơ quan hữu quan của Chính phủ trong việc giúp cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giúp cho Quốc hội làm tốt hơn nữa công tác dân nguyện trong thời gian tới.Chuẩn bị Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV
Về tổng kết Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV và cho ý kiến bước đầu về chuẩn bị Kỳ họp thứ hai, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, với tinh thần quyết tâm cao nhất, các cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, nghiêm túc chuẩn bị các nội dung của các kỳ họp, trước mắt là Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV bảo đảm chất lượng, tiến độ trình Quốc hội.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp cơ quan tiếp tục bám sát diễn biến tình hình, xem xét kỹ lưỡng, thận trọng công tác chuẩn bị và đề xuất các phương án, với các kịch bản linh hoạt và hiệu quả theo hướng thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh phòng, chống dịch bệnh. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Kỳ họp thứ hai của Quốc hội có thể diễn ra theo hướng kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Trong trường hợp điều kiện thuận lợi hơn có thể tổ chức bình thường như trước đây. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, phức tạp thì có thể họp trực tuyến toàn phần. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, dù tổ chức theo hình thức nào thì nhân dân, cử tri cả nước, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều mong muốn, yêu cầu Quốc hội phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, bảo đảm hoàn thành tốt đẹp, chất lượng cao nhất với thời gian ngắn nhất... Đối với các nội dung khác, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban có liên quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng triển khai các kết luận tại Phiên họp và hoàn thiện các dự thảo Nghị quyết để trình ký ban hành. Chủ tịch Quốc hội cho biết, nhằm kịp thời triển khai Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và chương trình công tác năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội rà soát, đề xuất việc bổ sung, điều chỉnh dự kiến các nội dung trong 4 Phiên họp thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ nay đến cuối năm 2021. Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ hai, còn phiên họp thường kỳ tháng 9 và tháng 10 tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trong trường hợp cần thiết Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội xem xét có thể trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể họp thêm những phiên họp không thường kỳ hoặc phiên họp chuyên đề để có thể giải quyết kịp thời những nội dung Chính phủ trình, nhất là trong nội dung cụ thể hóa Nghị quyết 30 của Quốc hội trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, tại Phiên họp tháng 9, bên cạnh việc dành thời gian xem xét các báo cáo của trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung xem xét 6 dự án luật còn lại trình Quốc hội. Các dự án luật này đã được lãnh đạo Quốc hội cho ý kiến bước đầu, đề nghị các cơ quan có liên quan bám sát kết luận để tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các nội dung, bảo đảm chất lượng, tiến độ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước chủ động, tích cực phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để triển khai hiệu quả công việc theo kế hoạch đề ra. Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý không để diễn ra tình trạng chậm trễ các nội dung của Phiên họp, Kỳ họp hoặc là rút nội dung ra do không kịp chuẩn bị hoặc xin bổ sung nội dung rất khẩn cấp nhưng lại không bảo đảm các thủ tục, kể cả thủ tục rút gọn và nhất là không bảo đảm chất lượng.Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua Nghị quyết ban hành Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Nghị quyết về việc thành lập, giải thể các Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cân nhắc kỹ cách thức tiến hành kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV
12:27' - 18/08/2021
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 2, sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ nhất và cho ý kiến bước đầu về chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng định mức chi thường xuyên phù hợp khả năng cân đối ngân sách nhà nước
18:39' - 17/08/2021
Chiều 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Việt Nam phát triển mạnh mẽ
19:21'
Trong tương lai, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chung tay khai thác tiềm năng hợp tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định về số lượng cấp phó khi sắp xếp tổ chức bộ máy
19:17'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đồng bộ giải pháp ổn định thị trường ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng
18:30'
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ
18:29'
Ngày 5/2, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 của Thủ đô tăng 0,51% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Sẽ đảm bảo nguồn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng GDP
17:46'
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38'
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34'
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04'
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh và Tập đoàn Texhong gỡ vướng mắc để sớm lấp đầy các khu công nghiệp
16:59'
Tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Texhong (Trung Quốc) sẽ phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện hoàn thiện đầu tư các hạ tầng tại Khu công nghiệp Hải Hà.