Bên lề kỳ họp Quốc hội: Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là hợp lý
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã thu hút sự quan tâm của cử tri cả nước. Bên lề kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV, phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu xung quanh vấn đề này.
Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn (Đoàn Long An): Đề xuất kéo dài thời gian miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (năm 1975), lúc đó, tình hình đất nước còn nhiều khó khăn, mãi đến năm 1993 (tức sau là sau 18 năm đất nước thống nhất), chính sách miễn, giảm thuế đất nông nghiệp, mới được đề cập trong Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 3, thông qua ngày 10/7/1993.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, máy móc vào sản xuất nông nghiệp, để nâng cao năng lực sản xuất, Quốc hội khóa XI, đã ban hành Nghị quyết số 15 năm 2003, miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2010.
Đến Quốc hội khóa XII, để tiếp tục thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đã ban hành Nghị quyết số 55 năm 2010, tiếp tục miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2020. Theo đó, nhà nước mới miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân là 50% số thuế phải nộp.
Tới nay, theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, đã xác định đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó, việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp 100% cho người dân là hợp lý, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước phát triển như hiện nay là phù hợp.
Hơn nữa, hiện tại phần đóng góp cho ngân sách từ thuế sử dụng đất nông nghiệp là không lớn, theo báo cáo của Chính phủ dự kiến khoảng 53,5 tỷ đồng/năm (trong đó, hộ gia đình, cá nhân là khoảng 34,3 tỷ đồng/năm; tổ chức là khoảng 19,2 tỷ đồng/năm).
Do đó, tôi cho rằng thời gian miễn, giảm còn ngắn, chỉ còn 4 năm (đến hết năm 2020 theo Nghị quyết số 55) là chưa đủ thời gian để khuyến khích người dân, mạnh dạn đầu tư lâu dài vào sản xuất nông nghiệp.
Việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp có tác dụng trực tiếp hỗ trợ người nông dân có thêm vốn, để tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân mở rộng quy mô, tích tụ đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tích cực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó giúp cải thiện đời sống, góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
Quốc hội nên xem xét sửa đổi Nghị quyết lần này. Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp nên miễn, giảm lâu dài đối với nông dân là hộ gia đình, cá nhân, canh tác đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 3, Điều 1 của Nghị quyết số 55.
Đối với, diện tích đất nông nghiệp, mà các tổ chức, đơn vị được nhà nước giao đất, đang trực tiếp sử dụng đất, để sản xuất nông nghiệp, đề nghị Quốc hội miễn, giảm theo hướng thời gian dài hơn, cụ thể là miễn giảm đến hết năm 2030. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, Chính phủ nên có đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách 5 năm/lần, báo cáo Quốc hội, để Quốc hội kịp thời xem xét, quyết định, điều chỉnh các chính sách khác có liên quan.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội): Lấy chính sách tạo động lực phát triển
Ưu điểm lớn nhất của dự thảo là tiếp tục giảm phần phải đóng góp của các hộ gia đình cá nhân do được miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp để khuyến khích đầu tư cho sản xuất. Ngoài ra, việc được miễn thuế cả phần diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt hạn mức góp phần khuyến khích tập trung đất đai hình thành các cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên, nội dung dự thảo này bộc lộ hai điểm hạn chế.
Nếu thực hiện như dự thảo, tổng số thuế nông nghiệp phải thu trên cả nước là 5,7 tỷ đồng. Đây là số tiền quá nhỏ so với chi phí công sức phải bỏ ra để kê khai, lập hồ sơ miễn, giảm, thu thuế. Giá trị thu quá nhỏ cũng không có ý nghĩa trong việc điều chỉnh hành vi sử dụng đất. Do vậy, nếu tiếp cận theo quan điểm miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp để khuyến khích sức dân thì tốt nhất nên quyết định miễn toàn bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp. Khi đó, bộ máy hành chính sẽ tiết kiệm, cắt giảm được một khối lượng đáng kể công việc liên quan đến kê khai, lập hồ sơ xét miễn, giảm và thu thuế.
Cùng đó, những nội dung sửa đổi chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo dự thảo chưa hướng tới mục tiêu thực hiện yêu cầu của Luật Đất đai 2013 là khuyến khích khai thác có hiệu quả đất đai, mở rộng qui mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất; yêu cầu của Quyết định 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và sản xuất hàng hóa và Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 và Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cánh đồng mẫu lớn, xây dựng vùng chuyên canh sản xuất qui mô lớn, hình thành những chủ thể sản xuất qui mô lớn theo hướng tập trung chuyên môn hóa.
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp để giảm bớt khó khăn cho người nông dân không còn ý nghĩa như những năm 90 của thế kỷ trước. Nhiều người lao động nông thôn đang có xu hướng thoát ly nông nghiệp di cư ra thành phố hoặc tìm việc làm ở các khu công nghiệp; công việc đống áng, nghề nông đang dần trở thành công việc phụ hoặc thuê, nhờ người canh tác.
Đất đai và sản xuất nông nghiệp không còn là kế sinh nhai duy nhất đối với phần đông người dân nông thôn, nhất là các vùng nông nghiệp truyền thống. Ngịch cảnh khá phổ biến đang xuất hiện ở nhiều vùng nông thôn hiện nay nhiều hộ gia đình không có nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả đất nông nghiệp được giao; xuất hiện ruộng đất bỏ hoang hoặc cho người khác thuê, mượn để trồng cấy tạm thời.
Trong khi đó, một số nông dân có tâm huyết muốn đầu tư phát triển sản xuất trên qui mô lớn, ổn định lâu dài lại gặp khó khăn trong việc tích tụ đất đai vì tính tư hữu đất đai của người nông dân. Với chính sách miễn thuế đất nông nghiệp cho tất cả các hộ gia đình, vô hình chung chúng ta tiếp tục khuyến khích người nông dân giữ đất, kể cả khi họ không có nhu cầu trồng cấy hoặc sản xuất nông nghiệp. Đây chính là mặt trái và hạn chế rất lớn của dự thảo sửa đổi chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay.
Trong bối cảnh đó, thuế sử dụng đất nông nghiệp phải hướng tới mục tiêu điều chỉnh các hoạt động sử dụng đất, khuyến khích những người sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp một cách có hiệu quả; hạn chế những người không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp những vẫn muốn chiếm dụng đất đai hoặc những người đầu cơ đất đai để bán, cho thuê lại kiếm lời.
Muốn vậy, tất cả những người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (kể cả đất được Nhà nước giao, hay đất nhận chuyển nhượng) đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Để khuyến khích những người đầu tư sản xuất nông nghiệp, nhà nước cho hoàn thuế đối với những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp (không phân biệt là người được giao đất hay người đi thuê, mượn, nhận chuyển nhượng đất để sản xuất) với mức 100% thuế đối với diện tích sản xuất trong hạn mức và 50% mức thuế đối với diện tích vượt trên hạn mức.
Việc kê khai và xác định đối tượng được hưởng chính sách hoàn thuế là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp dựa vào công đồng dân cư giám sát và do chính quyền cấp xã trực tiếp quản lý. Những người vừa là chủ được giao đất vừa là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ được kê khai tự bù trừ giữa phần thuế phải đóng và phần được hoàn thuế.
Với chính sách thuế này, sẽ mang lại 3 tác động lớn để việc quản lý, sử dụng đất đai và thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Những người được giao đất nông nghiệp, nếu đồng thời là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì vẫn nhận được chính sách khuyến khích của Nhà nước như chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành.
Những người không có khả năng hoặc không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp sẽ không cố tình chiếm dụng đất nông nghiệp để tránh phải chịu thuế hàng năm, họ sẽ chuyển nhượng đất cho những người có nhu cầu đất đai để mở rộng sản xuất nông nghiệp. Điều này sẽ khuyến khích và là cơ sở quan trọng để chuyển nền nông nghiệp nước ta từ sản xuất phân tán manh mún thành nền nông nghiệp tập trung hóa, chuyên môn hóa và sản xuất hàng hóa.
Cùng đó, chính sách thuế này sẽ tạo một nguồn thu đáng kể cho ngân sách cấp xã, đồng thời tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã trên cơ sở dựa vào cộng đồng./.
>>> Tiến sỹ Hoàng Quang Hàm: Điều chỉnh giá phải theo lộ trình
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế giá trị gia tăng chiếm phần lớn số thu ngành hải quan
16:23' - 03/11/2016
Từ nay đến cuối năm, ngành hải quan cần thu 54.240 tỷ đồng tiền thuế các loại để đạt mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai hóa đơn điện tử: Muôn kiểu "lách" thuế (Bài I)
10:58' - 29/10/2016
Nhiều chuyên gia ngành thuế cho rằng Việt Nam nên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, bởi đây là công cụ đã được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhất là khi đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực thuế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư
22:24' - 31/01/2023
Thành phố Hải Phòng luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải cần giải ngân mỗi tháng gần 8.000 tỷ đồng
22:06' - 31/01/2023
Giải ngân vốn đầu tư công được Bộ Giao thông Vận tải xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Tập đoàn Đèo Cả ứng dụng công nghệ số thực hiện dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn
20:01' - 31/01/2023
Tập đoàn Đèo Cả sẽ tiên phong ứng dụng công nghệ số kiểm soát khối lượng, tiến độ, chất lượng công trình dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm định hướng đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến thương mại
19:49' - 31/01/2023
Ngày 31/1, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ sẽ đối thoại với thanh niên vào tháng 3/2023
19:12' - 31/01/2023
Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 507/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với thanh niên năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thay đổi 2 thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
19:12' - 31/01/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 42/QĐ-TTg ngày 31/1/2023 về việc thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều động Đại tá Đặng Hồng Đức giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công an
19:11' - 31/01/2023
Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động Đại tá Đặng Hồng Đức, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công an.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Phải có “hàng rào” ngăn chặn tiêu cực trong đăng kiểm
17:51' - 31/01/2023
Phải có "hàng rào" chặn tiêu cực trong đăng kiểm là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng tại cuộc họp giao ban tháng 1/2023 của Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận tải hàng không, đường sắt tăng đột biến trong dịp Tết
16:46' - 31/01/2023
Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ được nâng cao, không xảy ra hiện tượng người dân không có phương tiện để đi lại.