Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Muốn tăng tốc phát triển phải đồng bộ hệ thống giao thông
Bên lề Kỳ họp, phóng viên TTXVN đã trao đổi với đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang) về những băn khoăn, giải pháp hoàn thiện hệ thống kết cấu giao thông, nhất là mạng lưới đường bộ cao tốc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Phóng viên: Theo quan điểm của đại biểu, khi hoàn thành khép kín hệ thống cao tốc Bắc Nam sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế như thế nào?
Đại biểu Trần Văn Lâm: Rõ ràng, hệ thống giao thông nói chung và hệ thống cao tốc hoàn thành sẽ tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương mà các tuyến đường giao thông đi qua và những điểm mà các tuyến giao thông kết nối.
Cái này đã được thực tế chứng minh trong thời gian vừa rồi khi địa phương nào hoàn thành được các công trình đường cao tốc kết nối, lập tức thu hút đầu tư, kéo tất cả thị trường như dịch vụ đất đai, du lịch… phát triển theo. Tóm lại, từ hạ tầng giao thông kéo theo sức hút tăng trưởng, tăng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
Vấn đề là cần sớm hoàn thiện hạ tầng, nhất là hệ thống cao tốc để tăng tốc độ phát triển của đất nước trong thời gian tới.
Phóng viên: Miền Tây Nam Bộ và Tây Nguyên, thậm chí miền Đông Nam Bộ từng được đề cập là “vùng trắng” cao tốc. Vậy, khi có những dự án cao tốc Bắc - Nam kết nối, đại biểu kỳ vọng gì về sức bật của những địa phương này?
Đại biểu Trần Văn Lâm: Miền Tây và Tây Nguyên hiện sức sản xuất rất lớn, đặc biệt tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản, nông lâm nghiệp rất lớn. Theo đó, một trong những cản trở sự phát triển của khu vực này chính là điều kiện giao thông chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.
Tại đây, các tuyến đường bộ đã có, nhưng với mật độ dân cư cao như hiện nay, điều kiện để đáp ứng yêu cầu giao thông, thương mại, lưu chuyển vật tư, lưu thông hàng hóa, dịch vụ… chưa bảo đảm. Do vậy việc đầu tư tuyến đường cao tốc ở đây đầu tiên sẽ tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách từ các địa phương của vùng, sau đó dễ dàng kết nối với các trung tâm phát triển của đất nước như Tp. Hồ Chí Minh.
Từ đó giảm các chi phí logistic, tăng cường thu hút đầu tư vào các địa bàn trong khu vực này, hướng tới sử dụng nguồn lực lao động tại chỗ, tránh tình trạng lao động di cư, giảm dân số cơ học ở một số các địa phương. Đây chính là điều kiện để các địa phương này tăng trưởng.
Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về việc triển khai các dự án giao thông, nhất là đường cao tốc hiện nay?
Đại biểu Trần Văn Lâm: Thứ nhất, làm sao để tăng tốc độ giải ngân và triển khai dự án đầu tư đã quy hoạch, đã phát triển. Hiện có những dự án triển khai hàng chục năm với chỉ có mấy chục km mà không xong, tức là dự án bị trì trệ, chậm đưa vào sử dụng. Vì dự án kéo dài nên bị đội vốn và tăng chi phí đầu tư xây dựng, vậy thì làm sao đầu tư dứt điểm, tập trung các nguồn lực để sớm phát huy hiệu quả các công trình, tuyến đường giao thông đầu tư xây dựng.
Vấn đề thứ hai là muốn tăng tốc phát triển phải đồng bộ các lĩnh vực khác để kết nối lĩnh vực giao thông, khi có đường cao tốc rồi phải kết nối với các đầu mối cảng biển, cảng đầu mối, đường sắt kết nối một hệ thống logistic đồng bộ. Như vậy, nguồn lực đầu tư cho giao thông là rất lớn và làm thế nào để có nguồn lực đầu tư cho giao thông là một thách thức hiện nay.
Hầu như nguồn lực này đang trông chờ chủ yếu vào đầu tư công, trong khi nguồn lực ngân sách cũng có mức độ và đã tăng quy mô đầu tư trong thời gian vừa rồi nhưng so với nhu cầu còn quá thấp, đặc biệt là những nhu cầu tới đây để phát triển đường sắt, đường thủy đồng bộ với đường cao tốc.
Phóng viên: Theo đại biểu cần có cơ chế, một cú hích nào giúp ngành giao thông có thể hoàn thành được 3.000 km cao tốc vào năm 2026, tức là hết nhiệm kỳ này?
Đại biểu Trần Văn Lâm: Theo tôi, để hoàn thành mục tiêu này có 2 điểm cần chú ý. Thứ nhất là làm sao tăng huy động đầu tư và trọng tâm hướng tới khu vực ngoài ngân sách, mà ngoài ngân sách bây giờ đi vay nước ngoài cũng rất khó khăn khi chi phí lãi vay lớn. Theo đó, cần xem xét sửa đổi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo hướng thu hút các nhà đầu tư tư nhân vào đầu tư các công trình hạ tầng.
Thứ hai một phương án mà Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ, Chính phủ cũng đã báo cáo Quốc hội và được đồng ý về chủ trương, đó là sẽ bán, hay chuyển nhượng, hay giao quyền thu phí hạ tầng đối với những con đường cao tốc Nhà nước đã đầu tư. Nói gọn, đây là việc ngân sách đầu tư xong mang bán cho tư nhân, tức là Nhà nước đầu tư xong rồi bán, bán lấy nguồn lại tái đầu tư vào công trình khác.
Theo tôi, đây là bài toán sẽ hiệu quả, nhưng vấn đề làm thế nào để thực thi suôn sẻ, để không gặp vướng mắc, sai phạm cũng là vấn đề, vấn đề làm sao phát huy được hiệu quả thực chất. Bởi, tiềm năng như thế, nhưng có đạt được hiệu quả hay không còn là vấn đề khác./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
07:54' - 06/06/2023
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành cả ngày 6/6 tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Chất vấn và trả lời chất vấn
09:28' - 04/06/2023
Trong tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các đại biểu tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.