Bên lề kỳ họp thứ 5: Mấu chốt để tăng năng suất lao động là cơ cấu lại nền kinh tế
Vậy giải pháp nào để cải thiện tình trạng này, bên lề kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam có cuộc trao đổi đại biểu Lê Quang Huy (Đoàn Nghệ An), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội) xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Vấn đề năng suất lao động của Việt Nam thấp, khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia yếu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?Đại biểu Lê Quang Huy: Trước hết cần khẳng định rằng, thời gian qua năng suất lao động của Việt Nam tăng đều với tốc độ tương đối nhanh, 10 năm gần đây khoảng gần 5%. Năm 2017 là 6%. Nhưng rõ ràng khoảng cách tăng năng suất lao động của Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực càng ngày có xu hướng càng cách xa hơn.
Theo thống kê, trong năm 2016-2017, năng suất lao động nước ta đạt khoảng trên 93 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 4.200 USD/người/năm. Nếu so sánh với các nước trong khu vực như Singapore, chỉ bằng 7%; so với Thái Lan gần bằng 40%; và bằng 87% của Lào.
Theo tôi có nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ nguyên nhân lớn nhất là do cơ cấu của nền kinh tế. Khu vực có năng suất cao như: ngân hàng, dịch vụ, tài chính, cung cấp dịch vụ công nghệ cao nhưng đóng góp vào GDP lại không lớn. Thứ hai khu vực nông lâm ngư nghiệp, lực lượng lao động tham gia rất đông nhưng năng suất của khu vực đó lại thấp, chỉ gần 1/3 năng suất khu vực chung của cả nền kinh tế và bằng 1/4 năng suất của khối dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam chưa chuyển dịch được sang lĩnh vực có năng suất lao động cao.Mặc dù thời gian đã có sự chuyển dịch từ lĩnh nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực chế biến, chế tạo thì năng suất không được cao.
Nguyên nhân thứ ba, như đã biết doanh nghiệp là khu vực tạo ra của cải, vật chất và năng suất lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam có đến trên 98% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, quy mô, nguồn nhân lực và nguồn lực dành cho công nghệ là rất hạn chế. Điều này dẫn đến năng suất không cao.Năng lực tự thân của doanh nghiệp trong quá trình đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh sản xuất còn đang yếu, gặp nhiều khó khăn trong môi trường đầu tư, kinh doanh, trong tiếp cận tín dụng, thị trường … trong khi đây là chủ thể chính để tăng năng suất, như vậy thì khó có thể tăng năng suất cho cả nền kinh tế.
Về nguyên nhân thứ tư, đây được xem là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động. Yêu tố này chính là khoa học và công nghệ. Chúng ta đang đứng trước một cuộc cách mạng mới, nhưng việc ứng dụng thành tựu hiện nay trong khoa học và công nghệ vào nền kinh tế, vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp lại chưa đáp ứng được yêu cầu.Điều này thể hiện qua việc trang thiết bị công nghệ của ta nếu chỉ so với các nước trong khu vực thì đã lạc hậu 2-3 thế hệ; 70-80% trang thiết bị là cũ, hết khấu hao, là máy móc tân trang. Ngoài ra, kỹ năng quản trị, quản lý doanh nghiệp, quy trình sản xuất… rất chậm đổi mới.
Điều này ảnh hưởng xấu đến năng suất, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nói thêm về yếu tố trong doanh nghiệp, có thể nói chất lượng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là nguồn lực lao động được đào tạo bải bản có chất lượng còn chiếm tỷ lệ nhỏ.Lực lượng lao động là chủ thể tạo ra năng suất lại đang thiếu kỹ năng cho nên khó có thể tạo ra năng suất lao động cao. Chất lượng nguồn nhân lực đang có vấn đề khiến cho năng suất lao động thấp.
Phóng viên: Vấn đề nâng cao năng suất lao động đã được đề cập đến nhiều, vậy tại sao chúng ta vẫn chưa giải quyết được, thưa ông? Đại biểu Lê Quang Huy: Như đề cập ở trên năng suất lao động là yếu tố căn cốt quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặc dù vấn đề đã được đặt ra nhiều năm nhưng đây là vấn đề không thể một sớm, một chiều có thể giải quyết ngay được. Cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng là khâu đột phá của chúng ta. Việc đào tạo nguồn nhân lực, đưa tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, thay đổi mô hình kinh doanh doanh nghiệp đáp ứng với công nghệ mới để tăng năng suất… là những vấn đề cần một quá trình mới giải quyết được.Ví dụ như để giải quyết được các vấn đề về cơ cấu nền kinh tế, kéo năng suất lao động lên được, hay đào tạo nguồn nhân lực thì cũng cần có chiến lược lâu dài…
Mặc dù Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến nội dung này nhưng để giải bài toán năng suất lao động cần một giải pháp tổng thể, cần có thời gian. Vấn đề là chúng ta phải nhận dạng ra được những hạn chế để quyết tâm khắc phục đến cùng. Phóng viên: Để cải thiện năng suất lao động theo ông cần thực hiện những giải pháp gì? Đại biểu Lê Quang Huy: Đảng, Nhà nước đã xác định việc nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết buộc phải làm mạnh mẽ, quyết liệt, làm đến cùng.Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, trong xu hướng phát triển khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 trong thời gian vừa qua chắc chắn sẽ là những thách thức rất lớn trong quá trình cải thiện năng suất lao động của nước ta.
Cộng với những thách thức nội tại của nền kinh tế thì câu chuyện tăng năng suất lao động cần phải có quyết tâm chính trị rất cao.
Trước mắt, chúng ta phải thực mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng vì các dư địa như vốn, tư liệu sản xuất, tài nguyên đã cạn kiệt. Cần chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ vì nơi đó có năng suất lao động cao hơn.Nông nghiệp cũng phải đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào để phát huy sức lao động, tăng năng suất lao động. Khoa học công nghệ là mấu chốt cốt lõi để tăng năng suất. Hiện một số doanh nghiệp dệt, may mặc đã đưa máy móc, rô bốt vào sản xuất thay thế nhiều công nhân lao động, năng suất lao động tăng lên.
Tuy nhiên, có một vấn đề là khi đưa ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dựng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa thì lực lượng lao động mất việc, dôi dư ra sẽ xử lý thế nào? Ví dụ như vừa qua khi Uber hay Grab vào nước ta, một số công ty taxi như Vinasun, Mai Linh… đã phải dừng nhiều xe và hàng nghìn lái xe nghỉ việc, một số doanh nghiệp dệt may cũng vậy.Do đó lực lượng lao động bị dôi dư ra phải chuyển đổi, đào tạo cho họ kỹ năng để có kỹ năng mới mà máy móc không thể thay thế.
Quan trọng là Nhà nước phải tạo dựng thể chế chính sách ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp, vì đó là nơi tạo động lực năng suất lao động cho nền kinh tế. Khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần đưa năng suất lao động tăng lên.
Căn cốt nhất của tăng năng suất vẫn nằm ở khối doanh nghiệp; trong đó ổn định chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, áp dụng khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ cần cụ thể hóa.Vì tăng năng suất mới tăng năng lực cạnh tranh, có nguồn thu mới tăng thu nhập và có nguồn để tăng lương. Đây là những mối quan hệ biện chứng./.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông! Xem thêm:>>>Thể hiện trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với cử tri và nhân dân cả nước
>>>Thống nhất lùi thời gian xem xét, thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính–kinh tế đặc biệt
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên sẽ đến Nga dự lễ khai mạc World Cup 2018
16:53' - 09/06/2018
Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam sẽ thăm Nga để tham dự Lễ khai mạc Vòng chung kết World Cup 2018 vào ngày 14/6 tới đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo của Văn phòng Quốc hội về Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
11:46' - 09/06/2018
Văn phòng Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Trồng trọt
19:39' - 08/06/2018
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, chiều 8/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trồng trọt.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Thông qua dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi)
10:24' - 08/06/2018
Sáng 8/6, với 88,3% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 8/6, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam
20:01' - 07/06/2018
Thứ sáu, ngày 8/6/2018, Quốc hội làm việc tại hội trường. Buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quốc phòng (sửa đổi), thảo luận về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.