Bên lề kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV: Tạo cú hích để huy động nguồn lực xã hội
Bên lề kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội xung quanh nội dung này.
*Đại biểu Trần Anh Tuấn (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Dùng ngân sách nhà nước làm "vốn mồi” thu hút đầu tư Chính phủ xây dựng Kế hoạch tài chính Quốc gia giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch vay, trả nợ trung hạn khá toàn diện và cụ thể; trong đó, tỷ lệ huy động nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển của giai đoạn này ước vào khoảng 32-34% GDP.Giai đoạn vừa qua, trong xu thế huy động nguồn lực xã hội vào đầu tư, nguồn lực đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân tham gia có xu thế tăng, từ 36-37% lên 45%.
Cùng đó, huy động vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng tăng từ 19% lên hơn 20%. Trong khi đó, khu vực vốn đầu tư nhà nước thì giảm từ 38% xuống còn 33,7%. Theo tôi, đây là xu thế tương đối vững chắc, thể hiện sự huy động nguồn lực đúng mục tiêu, định hướng là nguồn vốn nhà nước sẽ chỉ đóng vai trò “vốn mồi” trong thu hút vốn cho đầu tư phát triển.
Trong cơ cấu chung, hiện khu vực kinh tế tư nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao, 33,7% trong cơ cấu đầu tư của 3 khu vực. Thời gian tới, ngoài việc huy động vốn thông qua các phương thức đầu tư theo mô hình đối tác công tư (PPP), tôi đề xuất Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể hơn trong huy động các nguồn lực thông qua chủ trương xã hội hóa. Nghị định số 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư có hiệu lực và tại Điều 16 của Nghị định này đã có quy định được lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức xã hội hóa.Tuy nhiên, đến nay, các bộ, ngành vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Đặc biệt là trong việc huy động các nguồn lực cho một số lĩnh vực như: y tế, giáo dục, môi trường, văn hóa, thể dục -thể thao.
Do đó, cùng với nguồn “vốn mồi” của nhà nước, để huy động thêm nguồn lực từ xã hội, tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam, các bộ, ngành liên quan cần sớm có hướng dẫn cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện kịp thời, đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian nhất, nhất là khi bối cảnh ngân sách nhà nước còn rất hạn chế. Đối với chi phí đầu tư cho các dự án kết nối vùng cần được ưu tiên và phải đảm bảo tính thực thi. Các dự án này phải tạo được động lực cho các vùng phát triển; trong đó, có vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.Trong bố trí nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025, Trung ương cần có sự chia sẻ với các tỉnh, thành phố trong vùng này ngay từ khâu đền bù giải phóng mặt bằng để các địa phương có thể cân đối, thu xếp nguồn lực sớm triển khai thực hiện dự án. Điển hình là các dự án vành đai 3, 4 và dự án kết nối vùng như Tây Ninh – Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh – Bình Phước.
*Đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng): Tách giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ dự án Việc dùng nguồn vốn đầu tư công trung hạn của ngân sách nhà nước là cú hích để huy động nguồn lực tổng hợp của xã hội để triển khai các dự án rất hiệu quả, nhất là đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP.Điển hình tại Lâm Đồng và Đồng Nai, vừa qua, trên cơ sở nguồn vốn trung hạn 2.000 tỷ đồng được ngân sách nhà nước phê duyệt, tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai đã xúc tiến đầu tư, thu hút được 13.000 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn góp của địa phương, nhà đầu tư để thực hiện dự án đoạn cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) lên Bảo Lộc (Lâm Đồng) thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.
Hiện địa phương đã trình Bộ Giao thông Vận tải đề án tiền khả thi dự án này, sau khi Thủ tướng phê duyệt đề án này sẽ tiến hành các bước chuẩn bị tiếp theo. Dự kiến, đầu năm 2022, dự án sẽ chính thức thi công.
Tuy nhiên, ngoài vấn đề thu hút vốn, để đẩy nhanh tiến độ các dự án này, Chính phủ cần sớm trình Quốc hội tách toàn bộ hợp phần giải phóng mặt bằng, tái định cư của công trình liên quan đến đường cao tốc chuyển về chủ đầu tư là địa phương để từ đó nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong việc tiến hành giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở mã hoá bản đồ địa chính, địa phương sẽ dễ dàng phân định đất nông – lâm, đất trồng lúa – trồng rừng để định giá đền bù chính xác, nhanh chóng chi trả tiền đền bù cho người dân, sớm tiến hành thi công dự án.Nếu Chính phủ áp giá hiện nay trong khi đó hàng năm địa phương lại tăng giá đất theo quyết định của UBND, HĐND địa phương sẽ tạo độ vênh giữa giải phóng mặt bằng, tái định cư. Lúc đó, thời gian để giải phóng mặt bằng, tái định cư kéo dài, lãng phí nguồn lực xã hội.
Ngoài ra, đối với dự án giao thông toàn tuyến, khi hoàn thành tuyến 1 rồi Quốc hội nên giao quyền chủ động phân bổ nguồn vốn các tuyến tiếp theo cho Thủ tưởng Chính phủ.Theo đó, bên cạnh nguồn vốn đầu tư công trung hạn cho việc thực hiện tuyến 1 cần có nguồn vốn dự phòng cho tuyến tiếp theo. Nói cách khác, dự án trước hoàn thành sẽ tiếp tục dùng ngân sách nhà nước để mồi vốn cho việc xây dựng, chuẩn bị hồ sơ dự án sau, không phải trình Quốc hội sử dụng đến nguồn dự phòng gây mất thời gian.
*Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đoàn Đắk Nông): Bảo đảm nguồn thu từ cổ phần hóa Nguồn thu từ sắp xếp lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập và nguồn thu từ thoái vốn nhà nước đóng đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Đây chính là nguồn lực góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn tới.Tuy nhiên, theo tôi, hoạt động sắp xếp lại, cổ phần và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước hiện còn chậm, khoản thu từ hoạt động này còn thấp. Nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan; trong đó, không thể phủ nhận thực tế, nếu doanh nghiệp hoạt động tốt thì dễ cổ phần hoá nhưng trong thời điểm này, hoạt động của các doanh nghiệp nói chung đều khó khăn.
Tôi cho rằng, để bảo đảm nguồn thu từ hoạt động sắp xếp lại, cổ phần và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, cần phải tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế. Hiện Nghị định của Chính phủ đang siết lại khi gắn định giá cổ phần hoá với phương án sử dụng đất.Nghĩa là khi tiến hành định giá để cổ phần hoá thì phải có phương án sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào thì chưa ai trả lời được. Trong khi đó, cổ phần hoá liên quan rất nhiều đến định giá tài sản, đặc biệt là đất đai mà cụ thể là phương án sử dụng đất đai sau cổ phần hoá.
Ngoài ra, Luật Ngân sách nhà nước hiện hành quy định, doanh nghiệp cổ phần hoá trên địa bàn của địa phương nào hay thuộc quyền quản lý của địa phương nào thì nguồn thu sẽ phân cấp cho địa phương đó. Nhưng thời gian qua, có tình trạng nguồn thu cổ phần hoá doanh nghiệp như tại Tp. Hồ Chí Minh thì Trung ương lại muốn thu.Sau đó, Quốc hội phải ban hành nghị quyết giao lại nguồn thu này cho Tp. Hồ Chí Minh, đơn cử đối với dự án chống ngập tại Tp. Hồ Chí Minh. Việc này cần xem xét, vì Luật do Quốc hội quy định số tiền sau cổ phần hoá thuộc về địa phương được giữ lại nhưng vẫn phải ban hành nghị quyết giao lại nguồn thu cho Tp. Hồ Chí Minh.
Tình trạng này khiến cho các địa phương mất động lực trong việc tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý của các địa phương, từ đó không bảo đảm tiến độ nguồn thu ngân sách.Thời gian tới, Chính phủ cần sớm giải quyết vấn đề này, tạo động lực thúc đẩy các địa phương tiến hành nhanh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo đúng theo chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và chương trình hành động của Chính phủ trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội khoá XV: Xây dựng nông thôn mới phải đi vào thực chất
13:41' - 27/07/2021
Sáng 27/7, phóng viên TTXVN đã trao đổi với các đại biểu xung quanh nội dung thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay 27/7, quốc hội thảo luận hai chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng
07:32' - 27/07/2021
Sáng 27/7, Quốc hội làm việc tại hội trường về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Ông Phạm Minh Chính tiếp tục được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ
15:32' - 26/07/2021
Chiều 26/7, tại kỳ họp thứ nhất, với 479/479 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Phạm Minh Chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.