Bên lề Quốc hội: Cân nhắc việc ban hành hai luật chuyên ngành về giao thông đường bộ
Ngày 11/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tổ về hai dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nhiều đại biểu nêu việc cân nhắc tách lĩnh vực giao thông đường bộ để ban hành hai luật chuyên ngành. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã ghi nhận ý kiến của các đại biểu bên lề Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV xung quanh nội dung này.
Đại biểu Mai Hồng Hải (Đoàn Hải Phòng): Giải quyết tồn tại trong Luật Giao thông đường bộ
Theo tôi, việc tách hay không tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì chỉ mang tính hình thức.
Trong khi việc quan trọng nhất là giải quyết vướng mắc còn tồn tại trong Luật Giao thông đường bộ thì chưa được phân tích như: trách nhiệm của các bên trong quản lý phương tiện, xử lý tai nạn giao thông, đặc biệt là trách nhiệm của cơ sở đào tạo, chủ phương tiện khi tham gia giao thông… Như vậy, việc phân tích chính sách ở đây chưa được thể hiện rõ.
Cơ quan soạn thảo cần có tài liệu bổ sung, cụ thể các chính sách lớn, các vấn đề giải quyết ở luật cũ tại hai dự án luật mới. Theo dự thảo, lĩnh vực giao thông đường bộ được đặt ở hai cơ quan thì cùng đề cập đến một số nội dung; trong đó, có phương tiện tham gia giao thông, nhưng đề cập đến chính sách nào thì chưa rõ.
Tôi cho rằng, về các dự án luật này phải do Chính phủ trình Quốc hội, chứ không phải hai bộ chuyên ngành là Bộ Công an hay Bộ Giao thông Vận tải. Nếu không sẽ dẫn tới câu chuyên vướng về việc có hay không việc tách lĩnh vực giao thông đường bộ để ban hành hai luật chuyên ngành, hay vấn đề chuyển việc cấp bằng lái xe về Bộ Công an.
Quốc hội nên xem xét sửa Luật Giao thông đường bộ theo khuôn khổ cũ và giải quyết vướng mắc, tồn đọng của luật này. Sau đó, việc thực thi Chính phủ sẽ phân định rõ ràng cho các Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải hay địa phương... để tránh chồng chéo, bảo đảm trình tự quy định pháp luật.
Đại biểu Ngô Minh Châu (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Bảo đảm tính chuyên sâu của luật
Dự án tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là có cơ sở.
Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ việc ban hành hai luật này, bảo đảm tạo nên sự phối hợp chặt chẽ, giải quyết được các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc từ luật trước. Thực tế, khi ban hành hai luật thì các vấn đề sẽ được chuyên sâu hơn, một lĩnh vực về kinh tế, kỹ thuật, một vấn đề về an toàn giao thông.
Theo dự thảo, các luật này khi ban hành bảo đảm 3 mục tiêu: bảo đảm lưu thông được thông thoáng; giảm tối đa ùn tắc giao thông; giảm tai nạn giao thông, đặc biệt liên quan đến số lượng thương vong.
Liên quan đến việc cấp bằng lái xe chuyển từ Bộ Giao thông Vận tải về Bộ Công an, thì trước đây việc này đã thuộc về thẩm quyền của Bộ Công an sau mới là Bộ Giao thông Vận tải như hiện nay.
Việc chuyển lại về Bộ Công an sẽ bảo đảm liên thông trong quản lý dữ liệu, từ đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe đến kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật xử lý vi phạm. Từ đó, tạo thuận tiện trong công việc, tiết kiệm nguồn lực, tăng hiệu quả quản lý.
Về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) nên giao cho Bộ Giao thông Vân tải để giải quyết được vấn đề chuyên sâu như bảo đảm diện tích cho giao thông công cộng, nhất là khi các thành phố lớn trên cả nước chịu áp lực rất lớn về vấn đề giao thông tĩnh.
Tuy nhiên, nội dung này liên quan đến nhiều luật như Luật Xây dựng… nên phải quy định cụ thể, phù hợp và tuỳ điều kiện phải có lộ trình.
Giao thông tĩnh hiện nay có 2 nơi là nơi đỗ xe công cộng và nơi đỗ xe đối với cơ sở tư nhân, nơi ở. Nhiều chung cư khi xây dựng lên và người về ở còn chưa đủ chỗ đỗ xe cho cư dân. Đây là vấn đề cần giải quyết.
Hay như, theo thời gian, số người dân tham gia giao thông chuyển dần phương tiện từ xe gắn máy sang xe ô tô thì giao thông tĩnh càng bức thiết hơn. Hay các hãng taxi hiện rất nhiều nhưng bãi đỗ thì thiếu và cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Đoàn Tiền Giang): Cần cơ chế phối hợp và giải quyết hiệu quả, hài hoà
Chúng ta nên mạnh dạn sửa Luật Giao thông đường bộ, điểm nào thiếu thì bổ sung, sao cho hoàn thiện, thay vì tính việc tách hay không tách luật này thành hai dự án luật mới. Điều này hoàn toàn khả thi.
Tôi cho rằng, về việc quản lý, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, từ khi Bộ Giao thông Vận tải được giao trách nhiệm (năm 1995) thì cơ bản ổn định. Nếu muốn chuyển việc này từ Bộ Giao thông Vận tải về Bộ Công an thì cần đánh giá cụ thể hơn nữa về ưu - nhược điểm và nếu hạn chế đến mức không sửa đổi được thì mới cần chuyển đổi.
Ngành công an nên tập trung vào vấn đề trật tư an ninh xã hội, trật tự; an toàn giao thông cứ để ngành giao thông đảm nhận. Bộ Giao thông Vận tải thực hiện, Bộ Công an tập trung kiểm tra, kiểm soát, tránh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".
Chưa kể, nếu giao cho Bộ Công an cả lĩnh vực giao thông đường bộ thì liệu điều kiện, cơ chế thực hiện sẽ thay đổi như thế nào, nguồn lực thực hiện, cơ sở vật chất đầu tư ra sao… trong khi Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện bao nhiêu năm qua.
Quay trở lại câu chuyện bằng giả, cũng nên đặt câu hỏi, liệu Bộ Công an có giải quyết được triệt để vấn đề này hay chúng ta chỉ cần thực hiện pháp luật một cách cương quyết, khách quan thì tình trạng bằng giả sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất. Và đến một thời điểm nào đó không còn nữa.
Nên chăng, trên cơ sở sửa đổi Luật Giao thông đường bộ, Bộ Công an và Bộ Giao thông Vận tải cần ngồi lại với nhau để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ, ngành. Từ đó, có cơ chế phối hợp, giải quyết hiệu quả, hài hoà vấn đề giao thông đường bộ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chỉ số TFP tiếp tục là điểm sáng, góp phần giữ mức tăng dương
10:35' - 11/11/2020
Trong khi dịch COCID-19 dự báo tiếp tục tác động tiêu cực trên nhiều mặt đến kinh tế thế giới và trong nước, nhiều đại biểu đánh giá TFP sẽ trở thành điểm sáng trong đóng góp tăng trưởng kinh tế tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Lý do xây dựng luật riêng về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
18:14' - 24/10/2020
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành luật riêng về trật tự, an toàn giao thông, tách bạch với luật về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cho phép khai thác đất nông nghiệp bãi sông làm nông nghiệp kết hợp du lịch
17:52'
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi tuyến sông có đê, mở lối phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho ngành xây dựng, nội thất mở rộng không gian phát triển
17:02'
Sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh mới có không gian phát triển rộng lớn với nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông, nhà ở… tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An bố trí tái định cư gần 2.000 hộ dân dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
16:28'
Để thuận lợi cho việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng nhiều cảng cá ở TP. Hồ Chí Minh chưa được đầu tư đồng bộ
16:28'
Nhiều ngư dân mong mỏi, thành phố sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế để tàu cá của bà con ngư dân có thể thuận lợi ra, vào cảng, không phải di chuyển tàu cá đi qua cảng cá của địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...