Lý do xây dựng luật riêng về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, chiều 24/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
*Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho nhân dânTrình bày trước Quốc hội về mục đích của việc xây dựng Luật, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, việc xây dựng Luật nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho nhân dân, bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp; góp phần xây dựng trật tự, an toàn giao thông tiến bộ, văn minh, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, Luật nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng tại Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 và Kết luận số 45-KL/TW ngày 1/2/2019 của Ban Bí thư xác định: Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nội dung của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phù hợp với tình hình mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông. Cùng với đó, việc xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của con người và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trật tự, an toàn giao thông. Ngoài ra, tổng kết 10 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cho thấy, Luật có phạm vi điều chỉnh gồm cả hai lĩnh vực là bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý vận tải đường bộ. Tuy nhiên, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ lại thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật. Hai lĩnh vực này có mục tiêu và đối tượng điều chỉnh khác nhau. Cùng với đó, trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn biến rất phức tạp; vi phạm xảy ra phổ biến là ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đáng báo động. Qua thống kê cho thấy, trong hơn 10 năm qua, tai nạn giao thông ở Việt Nam đã làm chết trên 100 nghìn người, bị thương trên 330 nghìn người. Nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc xuất phát từ nguyên nhân lái xe sử dụng chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn… Đường bộ là nơi diễn ra nhiều vấn đề phức tạp về hoạt động của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, như: trộm, cướp, gây rối trật tự công cộng, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu… Bên cạnh đó, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành luật riêng về trật tự, an toàn giao thông, tách bạch với luật về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Dự thảo Luật gồm 8 chương, 71 điều với một số quy định về quy tắc giao thông đường bộ; phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông; giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; thực thi pháp luật trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ… *Cần thiết phải ban hành Luật riêngTheo Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, về sự cần thiết ban hành Luật, nhiều ý kiến cho rằng việc tách lĩnh vực giao thông đường bộ để ban hành hai luật chuyên ngành là cần thiết và nhất trí với các lý do được nêu trong Tờ trình số 399/TTr-CP của Chính phủ.
Một số ý kiến đề nghị không tách nội dung bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ để ban hành luật riêng, vì Luật Giao thông đường bộ là luật chuyên ngành, trong đó giao thông đường bộ bao gồm: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người tham gia giao thông đường bộ, quy tắc giao thông đường bộ. Nếu tách các vấn đề ra sẽ không bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, thống nhất, dễ dẫn tới chồng chéo. Có ý kiến đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (chung) để điều chỉnh về trật tự an toàn giao thông trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.Ủy ban cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật nêu trong Tờ trình của Chính phủ và cho rằng việc xây dựng, ban hành Luật này nhằm triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư, nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, khắc phục những tồn tại, bất cập trong quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Thực tế cho thấy, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ còn nhiều diễn biến phức tạp, trong đó tai nạn giao thông đường bộ chiếm hơn 95% trong tổng số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông nói chung, để lại hậu quả rất lớn cho xã hội. Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm còn chồng chéo, gây phiền hà và làm giảm niềm tin trong nhân dân… đòi hỏi phải xây dựng Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ để giải quyết yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu hành khách đeo khẩu trang suốt hành trình
08:35' - 24/10/2020
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản hoả tốc gửi các đơn vị liên quan yêu cầu nhắc nhở người dân đeo khẩu trang tại cảng hàng không, bến tàu, bến xe, nhà ga... để phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo khẩn ứng phó với mưa lũ và hoàn lưu bão số 6
15:16' - 12/10/2020
Bộ Giao thông Vận tải vừa có công điện khẩn gửi các cơ quan trực thuộc, Sở Giao thông Vận tải các địa phương ứng phó diễn biến mưa, lũ và hoàn lưu bão số 6.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.