Bên lề Quốc hội: Phân bố lại lao động để phục hồi sản xuất
Bên lề Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) về nội dung liên quan đến giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động theo diễn biến của dịch, cũng như chính sách thu hút lực lượng lao động trở lại làm việc và hỗ trợ giải quyết việc làm đối với lực lượng lao động bị mất việc.
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Việc lao động dịch chuyển về địa phương, quê hương đang tạo ra bài toán khó không chỉ với các các địa phương mà còn cho doanh nghiệp. Bởi, lao động trở về địa phương thì địa phương cũng chưa thể bố trí công ăn việc làm ngay lập tức, trong khi đó doanh nghiệp không thể sản xuất nếu thiếu lao động.
Về lâu dài, địa phương có thể có chính sách hỗ trợ người lao động trở về có điều kiện sống tối thiểu, tạo được việc làm trước mắt cho họ, song theo tôi, đây khó có thể là nền tảng ổn định. Nếu muốn người lao động ổn định việc làm ở địa phương thì thách thức chính là về phía các doanh nghiệp làm thế nào để dịch chuyển, phân bố lại lao động, đầu tư tại các địa phương.
Qua đại dịch cũng thấy rõ, các doanh nghiệp tập trung sản xuất quy mô lớn tại một điểm, một địa bàn thì gặp phải rủi ro cao hơn về lao động khi tái sản xuất. Với doanh nghiệp, việc tập trung khu vực gia công, lắp ráp có thể tiết kiệm tiền di chuyển, chuyên chở nguyên vật liệu, sản phẩm, song chi phí về hậu cần về lao động, chi phí rủi ro phòng, chống dịch cũng rất cao, đồng thời phải đối mặt với việc đứt gãy chuỗi cung ứng lao động.
Phóng viên: Doanh nghiệp nên bắt đầu câu chuyện phân bố lại lao động, đầu tư tại các địa phương như thế nào, thưa đại biểu?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Theo tôi, các doanh nghiệp trong vùng tập trung sản xuất nên chuyển dịch lại cơ sở sản xuất kinh doanh, di chuyển nhà máy, máy móc về khu vực có nguồn lao động phong phú. Việc này giúp doanh nghiệp giảm rủi ro về chuỗi cung ứng lao động mỗi khi dịch bệnh xuất hiện, dù mất chi phí thêm chuyển dịch, vận chuyển nhưng về lâu dài là bền vững.
Tôi cho rằng, việc dịch chuyển này cũng không khó, bởi phần lớn doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hiện không phải trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp sâu như luyện kim, chế tạo máy mà chủ yếu là lĩnh vực gia công dân dụng, lắp ráp nên rất dễ phân bố lại lao động.
Về phía địa phương, nếu tạo điều kiện tốt, mặt bằng tốt, chính sách đầu tư tốt thì các doanh nghiệp dịch chuyển rất nhanh, vì công xưởng, nhà xưởng của các doanh nghiệp, khu sản xuất tập trung chủ yếu là lắp ghép nên không khó khăn để xâp lắp tại địa điểm mới. Địa phương cũng cần có cái nhìn đổi mới về việc này trong việc thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn vào đầu tư, sử dụng lao động tại chỗ.
Phóng viên: Theo ông, bên cạnh việc phân bố lại lao động, đầu tư của các doanh nghiệp, cần phải có chính sách gì để thu hút lực lượng lao động trở lại làm việc và giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm đối với lực lượng lao động bị mất việc trong thời gian tới?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Việc phân bố lại đầu tư, sản xuất của doanh nghiệp phải gắn với cơ cấu chuyển dịch nền kinh tế, phân bố nguồn lực phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phải phân bố hết. Chúng ta vẫn phải thu hút lao động trở lại làm việc ở một số khu tập trung mang tính chất sản xuất dây chuyền, sản xuất theo chuỗi.
Để thu hút lực lượng lao động trở lại làm việc đối với những khu vực này, đơn cử khu kinh tế trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh thì địa phương phải đứng ra giúp, hỗ trợ doanh nghiệp, các khu vực này về hạ tầng, hậu cần cho người lao động.
Nếu như trước đây, địa phương chưa quan tâm đến chuyện nhà ở cho công nhân, người lao động thì nay phải có, phải quy hoạch các khu nhà ở công nhân, dịch vụ hậu cần cho các gia đình công nhân, các dịch vụ xã hội bảo đảm cuộc sống của họ. Khi bảo đảm điều kiện như vậy thì công nhân sẽ yên tâm trở lại lao động sản xuất, không phải ở trong môi trường tạm bợ, tự phát.
Phóng viên: Vừa qua, việc một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Nike, Adidas, Apple… đã chuyển đơn hàng tại Việt Nam sang quốc gia khác. Đại biểu đánh giá động thái này có ý nghĩa như thế nào trong xu hướng phân bố lại lao động, đầu tư của các doanh nghiệp trong nước?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Chúng ta phải nhìn nhận việc dịch chuyển của các tập đoàn, doanh nghiệp này trong thời gian qua không phải là dịch chuyển toàn bộ mà chỉ là dịch chuyển một phần. Việc này cho thấy việc phân bố lại địa bàn, không gian trong sản xuất kinh doanh là xu thế tất yếu.
Các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng quyết định lựa chọn đầu tư tại các địa bàn có điều kiện hoạt động từ môi trường đầu tư, logistics, nguồn nhân lực… mang lại hiệu quả qua nhất.
Việt Nam có lợi thế về thị trường mở với nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thông qua các hiệp định thương mại tư do đã ký kết. Còn về lĩnh vực lao động, tôi cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh, chúng ta cần có chiến lược phân bố, thay đổi đầu tư sang hướng chọn lọc, công nghệ cao, có khả năng kết nối, tạo ra chuỗi ra giá trị mới trong nước.
Theo đó, về sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong nước cần tính toán theo hai mặt, một là phân tán để sử dụng lao động tại chỗ, hai là thu hút người lao động quay trở lại với các điều kiện. Theo tôi, mặt nào cũng phải đầu tư thêm nhưng việc phân tán được lao động về địa phương thì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp còn cao hơn.
Theo cách này, chi phí đầu tư nhà xưởng, hậu cần ở nơi này thấp hơn ở khu lao động tập trung và bền vững hơn, hiệu quả xã hội cao hơn, vì dịch vụ và điều kiện xã hội phân tán khiến cho chi phí sống của công nhân, người lao động ở địa phương rẻ hơn nhiều ở nơi tập trung công nghiệp.
Phóng viên: Bên cạnh các giải pháp kể trên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và ảnh hưởng có thể kéo dài, đâu là giải pháp căn cơ để tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động của Việt Nam, thưa đại biểu?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Theo tôi, dịch bệnh COVID-19 đang thúc đẩy thay đổi tư duy về thị trường lao động của Việt Nam hiện nay. Nếu trước kia, doanh nghiệp đầu tư theo hướng lấy số lượng lao động làm lợi thế thì nay phải nhìn vào giá trị lao động. Chính dịch bệnh vừa qua đã chứng minh, việc sử dụng nhiều lao động, tập trung lao động gây khó khăn trong chi phí phòng, chống dịch cũng như giữ chân người lao động.
Thời điểm này, việc thay đổi tư duy về thị trường lao động cũng phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là không chạy theo con đường sử dụng lao động phổ thông. Lao động lúc này phải được đào tạo chất lượng cao, đầu tư liên quan đến thực hiện chuỗi giá trị; tức là không phải đào tạo để đáp ứng công việc gia công, lắp rắp mà phải nghĩ đến việc tạo ra chuỗi giá trị mới, khi đó không cần nhiều lao động trực tiếp, tập trung mà giá trị sản xuất vẫn cao.
Để làm được điều này không chỉ trông đợi vào việc tái cơ cấu nguồn lực nền kinh tế mà chính các doanh nghiệp cần phải đổi mới chiến lược sử dụng lao động có trình độ, đưa công nghệ mới vào chuỗi sản xuất để tạo ra giá trị mới, thay vì sử dụng nhiều lao động hay lao động tập trung hiện nay.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn
08:34' - 10/11/2021
Sáng 10/11, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Không để đầu cơ, lũng đoạn giá làm tăng lạm phát
17:33' - 09/11/2021
Phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến của các đại biểu Quốc hội xung quanh nội dung tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
15:33'
Chiều 28/11, với 464/467 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (93,93%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng đề nghị mở tuyến bay quốc tế tới Singapore
15:13'
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa đề nghị với Công ty cổ phần Hàng không Vietjet về việc mở đường bay từ Cảng hàng không Liên Khương tới Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil nhất trí thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khoa học công nghệ
15:09'
Việt Nam và Brazil nhất trí thúc đẩy hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, các ngành công nghệ mới nổi như công nghệ lượng tử, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, bán dẫn…
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn hiện tượng "quân xanh, quân đỏ" trong đấu giá tài sản
12:50'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 28/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác phát triển du lịch liên vùng
12:49'
Tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa hợp tác phát triển du lịch liên vùng duyên hải Nam Trung Bộ, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù, hình thành các tour du lịch mang đặc sắc riêng của từng địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
11 tháng, thu hút vốn FDI tăng 14,8%
09:44'
Sự đồng hành của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động tiếp cận, nắm bắt, tháo gỡ những điểm nghẽn giúp doanh nghiệp FDI ổn định sản xuất kinh doanh...
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh mở rộng hệ thống cấp nước sạch
08:34'
Việc mở rộng hệ thống cấp nước sạch đã giúp nhiều hộ dân tại Quảng Ninh dễ dàng tiếp cận, sử dụng hiệu quả, góp phần nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phân cấp, ủy quyền xây dựng đô thị thông minh: Bài 1 - Khâu đột phá chiến lược
08:17'
Cơ chế “quyền anh, quyền tôi”; “cua cậy càng, cá cậy vây”, kèm với tư tưởng ăn sâu bám dễ “Hà Nội không vội được đâu” nên việc nhỏ như thay thế bóng đèn đường cũng phải xin ý kiến rất nhiều ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Đến 2030, hình thành một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp
08:12'
Mục tiêu là hình thành một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững...