Bên lề Quốc hội: Rà soát để hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
Đề án phát triển nhà ở xã hội đang được Chính phủ và các địa phương nỗ lực thực hiện với nhiều chính sách ưu đãi về tài chính và quỹ đất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội hiện nay chưa đủ mạnh để cả nước hoàn thành mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030. Liên quan đến vấn đề này, trao đổi bên lề hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát lại và điều chỉnh một số điểm trong chính sách để đảm bảo việc phát triển nhà ở xã hội đi đúng hướng, về đích đúng thời hạn.
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) đánh giá, chính sách phát triển nhà ở xã hội hiện nay về cơ bản đã rõ ràng, đã có chính sách ưu đãi về nguồn vốn, ưu đãi về quỹ đất và nhiều ưu đãi khác để triển khai xây dựng nhà ở xã hội theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại về cơ bản các địa phương chưa cung cấp được các sản phẩm nhà ở xã hội cho các đối tượng có nhu cầu thực như kỳ vọng. Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở xã hội của người dân vẫn đang rất lớn. Người dân vẫn đang trông chờ để được đáp ứng nguyện vọng chính đáng về nhu cầu ăn ở, sinh hoạt.
Do đó, theo đại biểu, cần xem xét, đánh giá và rà soát lại chính sách phát triển nhà ở xã hội hiện nay để chỉ ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề nhằm giải quyết một cách có hiệu quả những vướng mắc đang tạo ra rào cản trong quá trình thực hiện xây dựng nhà ở xã hội ở nước ta hiện nay.
Theo đại biểu Trần Văn Lâm, không thể phủ nhận việc thúc đẩy và thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội ở nước ta đang được rất nhiều địa phương thực hiện tốt, nhất là tại một số địa phương có nhiều khu công nghiệp hoạt động; nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần phải làm rõ để đảm bảo chính sách phát triển nhà ở xã hội phục vụ cho lợi ích chính đáng của đông đảo người dân. Đại biểu Trần Văn Lâm đánh giá, tính chất xã hội và tính chất thương mại trong việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội tại nước ta có thể chưa thực sự cụ thể, rõ ràng. Thực tế cho thấy, nhiều khu nhà ở ban đầu được xây dựng nhằm mục đích phục vụ người dân theo chủ trương phát triển nhà ở xã hội nhưng sau một thời gian, những khu nhà này lại biến thành nhà ở thương mại. Việc này vô hình trung đã khiến những người có nhu cầu thực sự về nhà ở thiệt thòi, gặp khó khăn trong trong vấn đề an cư; người có thu nhập thấp sẽ khó có thể mua, sở hữu một căn nhà.Trong khi một nhóm người khác trong xã hội lại vụ lợi vì họ đã thông qua việc trục lợi chính sách để thu lợi nhuận... Do đó, cần phải rà soát, đánh giá đúng tính chất xã hội và thương mại trong chính sách phát triển nhà ở xã hội hiện nay. Nếu là chủ trương liên quan đến kinh doanh, thương mại thì phải tuân theo các quy luật điều tiết của thị trường. Nhưng khi liên quan đến yếu tố xã hội, có nghĩa là loại nhà ở này chỉ phục vụ cho những đối tượng có nhu cầu về nhà ở cấp bách, chưa có khả năng mua vì thu nhập thấp thì Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận nhà ở xã hội.
Do vậy, phải nghiên cứu đến phương án xây nhà với các dịch vụ vừa phải, đủ để sinh hoạt ở mức trung bình và cho những người thu nhập thấp thuê lại với mức giá vừa phải, phù hợp với thu nhập của họ thay vì bán luôn cho họ với một mức giá nào đó. Sau một thời gian nhất định, những người có thu nhập thấp được thuê nhà ở xã hội với giá thành vừa phải sẽ tích lũy được một khoản tiền nhất định.Khi đó, họ có khả năng mua được nhà ở thương mại, họ sẽ trả lại nhà đang thuê để những người kế tiếp đến thuê và sinh sống. Và sau một khoảng thời gian, những người thuê kế tiếp lại tích lũy được một khoản tài chính và mua nhà ở nơi khác, trả lại nhà để những người khác đến thuê. Cứ như vậy, những người thu nhập thấp với sự trợ giúp của Nhà nước sẽ từng bước tiếp cận để sở hữu căn nhà cho riêng mình.
Điều đó có nghĩa là trong chính sách phát triển nhà ở xã hội cần xác định rõ, nhà ở xã hội là loại nhà ở chỉ dành cho những đối tượng thu nhập thấp với mức sống vừa phải và đang có nhu cầu thực sự về nơi ăn, chốn ở. Nhà ở xã hội không phải là loại nhà thương mại được xây dựng để rồi bán ra thị trường như những loại nhà ở khác.Khi đó, những người có nhu cầu thực sự nhưng có thu nhập thấp sẽ rất khó tiếp cận nhà ở vì nguồn cung hạn chế trong khi giá thành cũng vượt quá khả năng chi trả. Do đó, cần phải xem xét rạch ròi tính chất thương mại và tính chất xã hội trong việc thực hiện thúc đẩy chính sách nhà ở xã hội hiện nay.
Bên cạnh đó, cũng cần xem xét phát triển các loại nhà ở với nhiều phân khúc khác nhau để người dân tùy theo khả năng tài chính của mình tiếp cận và lựa chọn dễ dàng hơn. Vai trò của Nhà nước lúc này là lập quy hoạch, cung cấp quỹ đất thực hiện dự án. Vấn đề còn lại sẽ được các doanh nghiệp đảm nhiệm. Nếu thực hiện được như trên, việc thúc đẩy thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội ở nước ta sẽ thuận lợi hơn rất nhiều và sẽ đáp ứng được nhu cầu thực sự của những đối tượng đang có nhu cầu nhà ở thực sự cấp bách. Đại biểu Trần Văn Lâm bày tỏ quan điểm cần xem xét, rà soát lại chính sách phát triển nhà ở xã hội hiện nay để kịp thời điều chỉnh để chính sách đi đúng hướng, phát huy tác dụng, phục vụ lợi ích căn bản của người dân.Tin liên quan
-
Bất động sản
Khởi công xây dựng hơn 600 căn nhà ở cho người có thu nhập thấp
14:19' - 19/05/2025
Ngày 19/5, UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công ty cổ phần Long Thành Riverside khởi công xây dựng chung cư nhà ở xã hội hơn 600 căn hộ thuộc khu đô thị iD Junction tại huyện Long Thành, Đồng Nai.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định khởi công khu nhà ở xã hội Bãi viên và khánh thành cầu Thiên Trường
13:41' - 19/05/2025
Sáng 19/5, UBND tỉnh Nam Định khởi công xây dựng dự án Khu nhà ở xã hội Bãi Viên (phường Mỹ Xá, thành phố Nam Định) và khánh thành cầu Thiên Trường vượt sông Đào.
-
Bất động sản
Hà Nam khởi công dự án Nhà ở xã hội Color Home Lê Hồ
16:01' - 17/05/2025
Ngày 17/5 Liên danh Công ty TNHH Flamingo Hải Tiến và Công ty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải tổ chức Lễ khởi công dự án Nhà ở xã hội Color Home Lê Hồ tại phường Lê Hồ, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Các chương trình, phong trào phải để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực
18:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện các chương trình, phong trào một cách thực chất để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hút đầu tư hơn 20 tỷ USD
16:46'
Các Khu chế xuất và công nghiệp TPHCM đặt mục tiêu thu hút đầu tư giai đoạn 2025 – 2030 đạt hơn 20 tỷ USD sau khi sáp nhập 3 địa phương gồm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo
16:15'
Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Chương trình giảm nghèo bền vững đã đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao hàng năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp đường sắt và chặng đường thay đổi
14:59'
Đường sắt từng là "xương sống" của hệ thống giao thông tại Việt Nam, mang trong mình tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng dự Hội nghị các nhà tiên phong lần thứ 16 của WEF tại Trung Quốc
14:08'
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại Trung Quốc từ ngày 24 đến 27/6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công khu phức hợp Du lịch và Đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân (Đà Nẵng)
14:07'
Ngày 22/6, Công ty Cổ phần Vinpearl tổ chức Lễ khởi công Khu phức hợp Du lịch và Đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân tại thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Không để việc tổ chức chính quyền địa phương ảnh hưởng đến các công việc khác
13:25'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, không để và không vì việc sắp xếp chính quyền địa phương, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ảnh hưởng tới các công việc còn lại.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng công bố Quyết định Thủ tướng Chính phủ về thành lập Khu Thương mại tự do
11:42'
Ngày 22/6, tại Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Khu Thương mại tự do thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
11:17'
Tuần qua, kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều diễn biến nổi bật: Petrovietnam vào Top 11 Đông Nam Á, VSIP Cần Thơ vướng thủ tục, đấu giá mỏ cát kỷ lục, nhiều dự án lớn được khởi công.