Bên lề Quốc hội: Tạo thuận lợi cho liên kết vùng giữa Tây Nguyên với các địa phương
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 26/10, Quốc hội thảo luận ở tổ dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá và dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Bên lề Kỳ họp, một số đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến liên quan đến hai nội dung này.
*Thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên
Đánh giá về một số cơ chế đặc thù cho thành phố Buôn Ma Thuột, trong đó có việc tăng cường kết nối và đầu tư cơ sở hạ tầng, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) nhận định, là một đại biểu được sinh sống, công tác ở vùng Tây Nguyên, đại biểu bày tỏ vui mừng khi Quốc hội đã đưa ra thảo luận tại Kỳ họp này dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột; khẳng định điều này có ý nghĩa rất lớn cho vùng Tây Nguyên.
Theo đại biểu, vùng Tây Nguyên có diện tích khá lớn, khoảng 55 nghìn km2, trong đó diện tích nông nghiệp chiếm khá cao, khoảng 44 %. Với tiềm năng, lợi thế đó, hiện nay, Tây Nguyên phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực như hồ tiêu, cà phê, cao su, chè, sầu riêng. Như vậy, việc đầu tư phát triển và kết nối hạ tầng giao thông ở Buôn Ma Thuột, trong đó có vùng Tây Nguyên sẽ tạo được liên kết vùng và thuận lợi cho kết nối với thị trường tiêu thụ sản phẩm giữa vùng Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và đặc biệt là sự phát triển khu vực tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campchia sẽ góp phần để nông dân nâng cao đời sống, từ kết nối, tiêu thụ sản phẩm, mặt hàng chủ lực của các địa phương.Bên cạnh đó, việc đầu tư kết nối hạ tầng ở các vùng Tây Nguyên sẽ tạo thuận lợi thu hút các nhà đầu tư lớn trong phát triển vùng Tây Nguyên, nhất là những dự án lớn liên quan tới phát triển nông sản-các mặt hàng chủ lực tại địa phương; đồng thời, tạo điều kiện cho địa phương nâng cao, phát triển được các loại hình ứng dụng công nghệ cao, từ đó tăng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Ngoài ra, khi thu hút được các nhà đầu tư lớn, Tây Nguyên sẽ phát triển được các hoạt động thương mại, du lịch, nhất là du lịch sinh thái phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của vùng. Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt cũng cho rằng, nếu Tây Nguyên được phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tương thích trong hệ thống giao thông hiện nay với cả nước, người dân trong vùng sẽ tiết kiệm chi phí đi lại, thuận lợi về thời gian để đầu tư cho công việc, học tập, nâng cao trình độ mọi mặt để tham gia và phát triển đời sống kinh tế-xã hội; đặc biệt là sự giao thoa văn hóa vùng miền ở Tây Nguyên với các tỉnh Nam Bộ và các địa phương trong cả nước.*Về đấu giá biển số xe
Về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu băn khoăn mức trần đấu giá biển số đẹp ở các địa phương khác nhau sẽ dẫn tới việc người dân đổ xô tới các tỉnh, thành để mua.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, dự thảo Nghị quyết được xây dựng theo hướng quy định cụ thể về giá khởi điểm của từng biển số đẹp đưa ra đấu giá, được áp dụng thống nhất, minh bạch trong tất cả các trường hợp đấu giá. Cụ thể, vùng 1 gồm: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có mức giá khởi điểm là 40 triệu đồng; vùng 2 gồm các địa phương còn lại có mức đấu giá khởi điểm là 20 triệu đồng. “Tôi nghĩ mức giá trần 20 và 40 triệu đồng là phù hợp với mức đấu giá khởi điểm ban đầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người nếu muốn được tham gia đấu giá. Chứ nếu mức giá trần cao, tiền đặt cọc cao, khả năng không có nhiều người tham gia đấu giá”. Cũng theo đại biểu Phạm Văn Hòa, theo đề xuất của Chính phủ, số tiền trúng đấu giá sẽ đưa vào ngân sách của Trung ương. Sau đó Trung ương sẽ có sự phân bố từng tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, không nên đưa hoàn toàn 100% số tiền trúng đấu giá biển số đẹp đó vào ngân sách Trung ương, mà nên tính theo tỷ lệ ngân sách Trung ương, một phần của ngân sách địa phương. Còn đại biểu Trịnh Lâm Sinh (An Giang) lại băn khoăn về mức đấu giá khác nhau giữa hai thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương khác. Đại biểu cho rằng, có khả năng thay vì mua đấu giá với mức khởi điểm ở những thành phố lớn, người dân sẽ đổ xô về mua ở các tỉnh, thành với mức giá rẻ hơn một nửa mà số cũng đẹp. "Tôi nghĩ nên có một mức giá thì hay hơn. Khi đưa ra, kể cả công dân ở thành phố hay ở tỉnh, huyện, nếu có điều kiện họ có thể tiến hành đăng ký đấu giá. Biển số đẹp chỉ có công dân có nhiều tiền thì họ mới mua đấu giá, có những biển số đẹp không ai mua, sẽ dôi dư ra, biển số này sẽ đi đâu?...", đại biểu Sinh nêu ý kiến./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng cùng 4 Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chất vấn Quốc hội
21:04' - 25/10/2022
Theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn từ ngày 3-5/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Khắc phục tình trạng giá khám, chữa bệnh chưa được tính đúng, tính đủ
12:46' - 24/10/2022
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình, làm rõ một số vấn đề liên quan đến dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đại biểu Quốc hội nêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 24/10, Quốc hội thảo luận khắc phục thiếu hụt về cơ chế phòng, chống rửa tiền
07:26' - 24/10/2022
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, ngày 24/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.