Bên lề Quốc hội: Tháo gỡ ngay khó khăn đưa kinh tế quay lại đà phục hồi
Sáng 22/5, Quốc hội đã họp phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Bên lề kỳ họp, các đại biểu đã chia sẻ những nội dung xung quanh việc sớm thông qua một số luật. Đồng thời, tháo gỡ ngay khó khăn nội tại để đưa nền kinh tế quay lại đà phục hồi nhằm đạt mục tiêu đề ra cho năm 2023 và là tiền đề phát triển cho những năm tới.
*Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội)
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế đất nước cũng chịu tác động của bối cảnh kinh tế thế giới và những khó khăn vướng mắc trong nội tại, tăng trưởng kinh tế quý I mặc dù đạt được mục tiêu đề ra, nhưng đang yếu nghiêm trọng dẫn đến mục tiêu cuối năm rất khó thực hiện.
Vì vậy, kỳ họp này phải trực tiếp tìm giải pháp tháo gỡ ngay khó khăn nội tại để đưa nền kinh tế quay lại đà phục hồi, không chỉ đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2023 mà còn là tiền đề phát triển cho những năm tới.
Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật rất quan trọng, đã đưa ra ý kiến từ kỳ họp trước và kỳ họp này là lần thứ 2, giữa 2 kỳ họp này Quốc hội đã tổ chức lấy ý kiến toàn dân, tổ chức, chuyên gia, cách thức tiếp cận rất bài bản và khoa học.
Đến nay, dự luật đã tiếp thu được nhiều ý kiến, nhất là những vấn đề mới, thay đổi cơ bản về tư tưởng từ nhân dân và chuyên gia.
Quốc hội nói chung và Đoàn Hà Nội đã tổ chức nhiều hội thảo, lắng nghe ý kiến nhân dân và cả tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp.
Đến nay, hầu hết đại biểu quốc hội đều có ý tưởng đóng góp cho Dự thảo lần thứ 2 này và kỳ vọng đưa ra nhiều ý kiến có định hướng tập trung những vấn đề có thể chốt lại.
Việc này hướng tới kỳ họp tiếp theo tháng 10 Luật Đất đai có thể được thông qua trên tinh thần đổi mới, đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao và tạo ra sự thay đổi căn bản trong quản lý đất đai; khắc phục những hạn chế, tồn tại đặc biệt vấn đề khiếu kiện đất đai như thời gian qua.
Trong dự án luật dự kiến thông qua trong kỳ họp này, có nhiều dự án luật liên quan trực tiếp đến tháo gỡ vướng mắc về thể chế như Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Giao dịch điện tử…
Tôi kỳ vọng rằng, việc sửa đổi luật trình trong kỳ họp này có sự thay đổi khá lớn. Đó là khắc phục được những vấn đề tồn tại như chậm, kéo dài thời gian thực hiện dự án do thủ tục đấu thầu không hiệu quả.
Việc sửa đổi Luật Đấu thầu, đấu giá kỳ này sẽ đưa ra khuôn khổ pháp lý để bịt được các kẽ hở, đồng thời là chỗ dựa vững chắc cho người thực thi quyết định dự án đầu tư tránh được các sai phạm. Các quyết sách thay đổi đó sẽ tạo tiền đề tháo gỡ vướng mắc về thể chế kinh tế trước mắt cũng như quá trình phát triển thời gian tới.
*Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam)
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV rất đặc biệt với khối lượng công việc khổng lồ, nhiều nhất từ trước tới nay xem xét thông qua. Quốc hội sẽ cho ý kiến tới 20 dự án luật, nghị quyết; trong đó, đặc biệt có dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội xem xét trong kỳ họp trước và có tới hơn 12 triệu lượt cử tri và nhân dân đóng góp ý kiến về dự án luật này.
Kỳ họp này Quốc hội tiếp tục xem xét để tiếp thu được nhiều nhất, đầy đủ nhất các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Việc này nhằm hướng tới Quốc hội xem xét, hoàn thiện 1 bước nữa trong dự thảo Luật Đất đai, để kỳ sau Quốc hội có thể thông qua.
Ở đây, tiếp thu ý kiến của cử tri sẽ bám sát tinh thần của Nghị quyết 18-NQ/TW về Luật Đất đai đảm bảo tính đồng bộ khi sửa Luật Đất đai với các luật khác.
Theo tính toán có hơn 100 luật khác liên quan đến Luật Đất đai nên Quốc hội ngoài sửa Luật Đất đai còn phải xem xét, tính toán sửa những luật khác để đồng bộ khi luật ban hành có thể nhanh chóng triển khai và sớm đi vào thực hiện.
Kỳ họp này rất quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh kinh tế của khu vực và trên thế giới có nhiều biến động, khó lường và Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh chung đó.
Do vậy, Quốc hội sẽ xem xét đánh giá cụ thể từng mặt tác động và có những giải pháp, chính sách cho phù hợp, điều chỉnh một cách kịp thời để phục hồi phát triển kinh tế; đồng thời không bỏ lỡ cơ hội tạo thêm nguồn lực cho phát triển.
Ngoài ra, Quốc hội cũng xem xét thông qua nghị quyết cơ chế đặc thù cho Tp. Hồ Chí Minh. Đây là nghị quyết rất đúng và trúng bởi Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế chính trị xã hội, đầu tàu kinh tế. Đầu tư cho Tp. Hồ Chí Minh là đầu tư cho phát triển, tạo điều kiện về cơ chế để Tp. Hồ Chí Minh thực sự là đầu tàu kéo theo toàn bộ nền kinh tế đất nước.Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh cũng là nơi thí điểm một số chính sách lớn mà hiện nay luật chưa có. Do đó, Tp. Hồ Chí Minh cần có một Nghị quyết riêng là rất phù hợp và trúng.
*Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương)
Kỳ họp lần này có Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023. Đây là những vấn đề cử tri rất quan tâm nhất là khi năm ngoái tăng trưởng kinh tế 8,02% và năm nay xác định là 1 năm khó khăn và sẽ phải vượt qua như thế nào.
Ngoài ra, các luật đang thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri như Luật Đất đai sửa đổi lần 2, Luật Tài nguyên nước sửa đổi lần đầu và các Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở…
Đây là những luật mang tính chất thời sự, tác động trực tiếp không chỉ đến đời sống của người dân, ảnh hưởng nhiều đến các ngành kinh tế - xã hội khác. Tất cả các vấn đề này đều được các cử tri quan tâm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
07:36' - 22/05/2023
Sáng 22/5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV khai mạc tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giải quyết nhanh điểm nghẽn dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam
18:01' - 21/05/2025
Sau 16 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với ba tỉnh về Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính
15:17' - 21/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông về thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.