Bến Tre ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy
Theo Quyết định số 1399/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương này sẽ đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông; trong đó có giao thông đường thủy.
Theo đó, tỉnh Bến Tre sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành ngành trung ương và các địa phương phát triển tuyến đường thủy nội địa quốc gia trên các tuyến sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên, kênh Chẹt Sậy - sông Bến Tre, rạch và kênh Mỏ Cày, kênh Chợ Lách.
Cụ thể, Bến Tre sẽ quy hoạch 6 tuyến đường thủy nội địa quốc gia, bao gồm tuyến sông Tiền (tuyến chính từ thượng lưu cảng Mỹ Tho 500m - điểm cuối biên giới Việt Nam – Campuchia), tuyến sông Hàm Luông (từ cửa Hàm Luông đến ngã ba sông Tiền), tuyến sông Cổ Chiên (từ cửa Cổ Chiên đến kênh Trà Vinh, từ kênh Trà Vinh đến ngã ba sông Cổ Chiên - sông Tiền, nhánh sông Băng Tra), tuyến kênh Chẹt Sậy - sông Bến Tre (từ ngã ba sông Tiền (vàm Giao Hòa) đến ngã ba sông Bến Tre, từ ngã ba sông Bến Tre đến ngã ba sông Hàm Luông), tuyến Rạch và kênh Mỏ Cày (từ ngã ba sông Hàm Luông đến ngã ba sông Cổ Chiên) và tuyến kênh Chợ Lách (từ ngã ba sông Tiền - Chợ Lách đến ngã ba Chợ Lách – Cổ Chiên).
Với đường thủy nội địa địa phương, tỉnh tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng 190 tuyến; trong đó, chú trọng phát triển hành lang vận tải thủy kết nối với các trung tâm đầu mối của vùng.
Tỉnh tập trung phát triển giao thông đường thủy đa mục tiêu, vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vừa phục vụ phát triển du lịch, vừa gắn kết hài hòa với các giải pháp thủy lợi, nông nghiệp trong vùng, đảm bảo ngăn mặn và trữ ngọt.
Cùng đó, quy hoạch phát triển 24 cảng hàng hóa theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và 10 cụm cảng, bến hành khách hoặc du lịch phục vụ vận chuyển hành khách. Các bến hành khách phát triển du lịch trên các tuyến sông chính như sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên…
Tỉnh Bến Tre, hiện có hai loại hình vận tải chính là vận tải đường bộ và vận tải đường thủy; trong đó, đường thuỷ nội địa vẫn là kênh vận chuyển hàng hóa xuất khẩu quan trọng của tỉnh đến cổng giao dịch quốc tế chính tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh.
Tỉnh Bến Tre có có 4 sông lớn chạy qua gồm sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Cổ Chiên. Tổng chiều dài đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh là 4.000km.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, theo Quy hoạch kết cấu đường thủy nội địa đến năm 2030, trong quy hoạch 09 hành lang vận tải thủy có 04 hành lang khu vực miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - An Giang - Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu - Tây Ninh - Thành phố Hồ Chí Minh và hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia qua sông Tiền, sông Hậu). Theo đó, hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia qua sông Tiền, sông Hậu: khối lượng vận tải khoảng 12,7 ÷ 15,3 triệu tấn./.
- Từ khóa :
- đường thủy nội địa
- bến tre
- đồng bằng sông Cửu Long
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
TP. HCM ra mắt sản phẩm du lịch đường thủy
16:21' - 05/12/2023
Hiện, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có khoảng 47 chương trình tour, gói, sản phẩm đường thủy của hơn 18 doanh nghiệp du lịch - lữ hành, kinh doanh dịch vụ vận chuyển phương tiện thủy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quản lý vận tải đường thủy nội địa từ bờ ra đảo
18:04' - 01/12/2023
Nhiều giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường quản lý hoạt động vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa từ bờ ra đảo.
-
Kinh tế tổng hợp
Địa phương được phân cấp quản lý hoạt động đường thủy nội địa ra sao?
16:49' - 01/12/2023
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 33/2023/TT-BGTVT, theo đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phân cấp mạnh việc quản lý đường thuỷ nội địa cho các địa phương
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.